| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội phấn đấu 80% diện tích lúa áp dụng SRI

Thứ Tư 02/04/2025 , 07:26 (GMT+7)

Hà Nội đang mở rộng diện tích áp dụng hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI), phấn đấu đến năm 2030 có 80% diện tích lúa ứng dụng SRI.

Ngày 1/4, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Xuân Đại kiểm tra tình hình sản xuất vụ xuân 2025 tại huyện Mê Linh.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết, năm 2025, thành phố phấn đấu tăng trưởng kinh tế đạt trên 8%, trong đó ngành nông nghiệp được giao chỉ tiêu tăng trưởng 3,1%. “Ngay từ khi được giao chỉ tiêu, ngành nông nghiệp đã xây dựng kế hoạch, đề ra các nhóm giải pháp và giao nhiệm vụ cho từng lĩnh vực, phấn đấu mục tiêu tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt 3,5% trong năm 2025", ông Đại nhấn mạnh.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cùng đoàn công tác kiểm tra tình hình sản xuất vụ xuân 2025 tại huyện Mê Linh. Ảnh: Hoài Thơ.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cùng đoàn công tác kiểm tra tình hình sản xuất vụ xuân 2025 tại huyện Mê Linh. Ảnh: Hoài Thơ.

Để đạt được điều này, Hà Nội đang triển khai nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng ngành nông nghiệp, hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% vào năm 2025 và đạt mức hai con số trong những năm tiếp theo. Trong đó, trọng tâm là đẩy mạnh cơ giới hóa, áp dụng mô hình canh tác tiên tiến, chuyển đổi cơ cấu sản xuất và thực hiện các chính sách hỗ trợ hiệu quả cho nông dân.

Từ năm 2022, huyện Mê Linh đã áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất lúa, từ làm đất, gieo cấy, phun thuốc đến thu hoạch với tổng diện tích gần 1.000ha. Hiện riêng xã Thanh Lâm, tỷ lệ cơ giới hóa đạt khoảng 90%. Nổi bật là mô hình cấy máy kết hợp hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI) theo hướng hữu cơ, giảm phát thải, lần đầu tiên được ngành nông nghiệp triển khai trên quy mô 50ha tại xã Liên Mạc. Đây được xem là bước ngoặt quan trọng trong nỗ lực cơ giới hóa sản xuất lúa tại Hà Nội.

Mô hình cấy máy ứng dụng hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI) theo hướng hữu cơ, giảm phát thải lần đầu tiên được ngành nông nghiệp triển khai trên quy mô 50ha tại xã Liên Mạc. Ảnh: Hoài Thơ.

Mô hình cấy máy ứng dụng hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI) theo hướng hữu cơ, giảm phát thải lần đầu tiên được ngành nông nghiệp triển khai trên quy mô 50ha tại xã Liên Mạc. Ảnh: Hoài Thơ.

Theo Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội Lưu Thị Hằng, phương thức canh tác SRI hiện đã được áp dụng trên khoảng 70% diện tích lúa toàn Thành phố. Vụ xuân 2025 cũng là năm đầu tiên Chi cục phối hợp với huyện Mê Linh đưa máy cấy vào sản xuất lúa SRI theo hướng hữu cơ, phát thải thấp.

Ở cấp thành phố, Hà Nội đang mở rộng diện tích áp dụng mô hình này, phấn đấu đến năm 2030 có 80% diện tích lúa ứng dụng SRI. Hiện, diện tích sản xuất lúa của Hà Nội đạt khoảng 160.000ha, trong đó tỷ lệ lúa chất lượng cao dự kiến tăng từ 62% lên trên 80%.

Nông dân Lưu Bá Tiếp năm đầu tiên áp dụng mô hình cấy máy ứng dụng hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI) chờ đợi một vụ lúa giá trị cao. Ảnh: Hoài Thơ.

Nông dân Lưu Bá Tiếp năm đầu tiên áp dụng mô hình cấy máy ứng dụng hệ thống canh tác lúa cải tiến (SRI) chờ đợi một vụ lúa giá trị cao. Ảnh: Hoài Thơ.

“Bên cạnh đó, theo định hướng của Chính phủ, Hà Nội cũng đặt mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính. Việc áp dụng mô hình SRI không chỉ giúp giảm chi phí sản xuất lúa khoảng 7 - 8 triệu đồng/ha mà còn tăng năng suất từ 18 - 20% và tiết kiệm 20% lượng nước tưới, góp phần bảo vệ tài nguyên nước và môi trường”, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội nhận mạnh thêm.

Nhằm thúc đẩy ứng dụng mô hình canh tác tiên tiến, Hà Nội đã triển khai loạt chính sách hỗ trợ mạnh mẽ cho nông dân. Cụ thể, thành phố hỗ trợ 50% chi phí mua sắm máy móc, thiết bị cơ giới hóa sản xuất lúa; hỗ trợ 50% chi phí giống, phân bón và công cấy đối với các mô hình như SRI; dự thảo ban hành nghị quyết với 12 nội dung trọng tâm về hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn; hỗ trợ 100% kinh phí mua thùng chứa thuốc bảo vệ thực vật và thu gom vỏ bao bì, hướng tới xử lý 80% diện tích tại huyện Mê Linh vào năm 2025.

Tại xã Tự Lập (huyện Mê Linh), đoàn công tác đã thăm vườn hoa ly của Công ty Flower Fansipan. Với quy mô 20ha, đây là một trong những mô hình trồng hoa ly ứng dụng công nghệ cao lớn nhất trên địa bàn Hà Nội. Ảnh: Hoài Thơ. 

Tại xã Tự Lập (huyện Mê Linh), đoàn công tác đã thăm vườn hoa ly của Công ty Flower Fansipan. Với quy mô 20ha, đây là một trong những mô hình trồng hoa ly ứng dụng công nghệ cao lớn nhất trên địa bàn Hà Nội. Ảnh: Hoài Thơ. 

Theo Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội Lưu Thị Hằng, đơn vị đã tham mưu Sở Nông nghiệp và Môi trường trình UBND Thành phố ban hành kế hoạch phát triển nông nghiệp bền vững giai đoạn 2023 - 2030. Trong đó, trọng tâm là nâng cao kiến thức, kỹ năng cho nông dân, mở rộng diện tích áp dụng mô hình sản xuất tiên tiến và triển khai các chương trình hỗ trợ tín chỉ carbon cho các mô hình thân thiện với môi trường.

Với sự quyết tâm của các cấp, ngành cùng sự hưởng ứng của nông dân, Hà Nội kỳ vọng đạt được những bước tiến quan trọng trong phát triển nông nghiệp bền vững, đảm bảo tăng trưởng kinh tế, đồng thời bảo vệ môi trường một cách hiệu quả.

Xem thêm
Nuôi lợn '5 không' - Giải pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh cho nông hộ

Những mô hình chăn nuôi lợn chuẩn '5 không' đang mang lại ít nhất 5 hiệu quả rõ rệt cả về kinh tế, môi trường, dịch bệnh và xã hội.

Đắk Lắk bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ vacxin

ĐẮK LẮK UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các địa phương phải bảo đảm tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

150 doanh nghiệp tham gia Analytica Việt Nam 2025

150 doanh nghiệp với 300 gian hàng tham gia Triển lãm Quốc tế lần thứ 8 về công nghệ phân tích, thí nghiệm, chẩn đoán và công nghệ sinh học tại Việt Nam.

Quản lý chặt đội tàu để chống khai thác IUU

Thời gian qua, tỉnh Khánh Hòa thực hiện quản lý chặt đội tàu, không để tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài nhằm góp phần gỡ ‘thẻ vàng’ IUU.

Công chiếu phim tài liệu ‘Dưới tán rừng Ngọc Linh’

Bộ phim tài liệu đã tái hiện sinh động về nguồn gốc, quá trình bảo tồn, phát triển loại sâm quý hiếm trên đỉnh núi Ngọc Linh.

Bình luận mới nhất