| Hotline: 0983.970.780

Tranh cãi quanh việc tổ chức Olympic

Thứ Năm 17/09/2020 , 05:40 (GMT+7)

Xuất phát từ việc kinh phí tổ chức Olympic Tokyo bị đội giá lên nhiều tỷ USD, các nhà khoa học cho rằng Ủy ban Olympic quốc tế cần thay đổi cách thức tổ chức.

Olympic Sochi là kỳ Thế vận hội tốn kém nhất khi ngốn 22 tỷ USD. Ảnh: AFP.

Olympic Sochi là kỳ Thế vận hội tốn kém nhất khi ngốn 22 tỷ USD. Ảnh: AFP.

Do bị lùi lại dự kiến một năm, chi phí tổ chức Olympic Tokyo của Nhật Bản bị đội lên khoảng 3 tỷ USD, theo những tính toán hồi đầu năm nay. Tuy nhiên, do kinh tế Nhật cũng bị ảnh hưởng sâu sắc của dịch Covid-19, nước này khó lòng đảm bảo con số này và đang tính tới phương án tổ chức một kỳ Olympic thu nhỏ.

Yếu tố được Nhật Bản cắt giảm đầu tiên là cơ sở hạ tầng và các quan chức đi theo các đoàn VĐV. Giám đốc điều hành của Ủy ban Olympic Nhật Bản, Toshiro Muto cho biết: "Chúng tôi sẽ xem xét kỹ số lượng quan chức (bao gồm cả đại biểu lẫn các HLV) có mặt tại sự kiện. Hiện Nhật Bản đang tính toán cụ thể mức cắt giảm để đề ra phương án chung. Chúng tôi hy vọng sẽ đưa ra một kế hoạch cụ thể vào tháng 12, tại cuộc họp của Ủy ban Olympic Quốc tế".

Tại Nhật Bản, dịch Covid-19 chưa được kiểm soát hoàn toàn. Nếu sự kiện này được tổ chức, nguồn thu từ bán vé sẽ giảm sút nặng nề. Bất chấp điều ấy, Muto cam kết, Nhật Bản quyết tâm tổ chức Thế vận hội. "Chúng tôi có cùng quan điểm như Phó Chủ tịch IOC John Coates. Olympic phải được tổ chức, dù dưới hình thức nào". 

Nhật Bản muốn tổ chức đến cùng Olympic nhưng những nghiên cứu từ Đại học Oxford, Anh tin nước này khó lòng đảm bảo các điều kiện tài chính.

Trong nghiên cứu được công bố đầu tuần này có tên "Sự thoái trào của Olympic", các nhà nghiên cứu nêu chi tiết rằng mọi kỳ Thế vận hội từ năm 1960 đều vượt ngân sách, với mức trung bình là 172%. Trong đó những sự kiện tốn kém nhất là London 2012 (15 tỷ USD) và Sochi 2014 (22 tỷ USD).

Việc bội chi ngân sách khiến các nước chủ nhà phải đối mặt với những rủi ro kinh tế kéo dài trong nhiều năm. Tác giả chính Bent Flyvbjerg còn nhận xét, những thảm họa thiên nhiên như động đất, sóng thần, dịch bệnh cũng có xu hướng phân bố theo rủi ro, nghĩa là tập trung nhiều ở những kỳ đại hội bị thâm hụt nặng. 

"IOC chỉ quan tâm đến doanh thu và hầu như chỉ xác định các tiêu chuẩn mà các nước chủ nhà phải tuân theo. Tuy nhiên, tổ chức này không thanh toán bất cứ hóa đơn nào cho các kỳ Olympic. Người chịu thiệt luôn là thành phố đăng cai và nước chủ nhà", ông nhấn mạnh.

Ngân sách dự chi cho Olympic Tokyo dự kiến là 12,6 tỷ USD nhưng con số này giờ tròm trèm 16 tỷ USD. Flyvbjerg khuyên: "Nhiều thành phố đã thay đổi quan điểm khi phân tích kỹ những ảnh hưởng kinh tế. Rome, Boston, Hamburg đã làm, và nó thực sự khiến IOC xấu hổ. Họ cần phải thay đổi cách làm, hoặc đưa Olympic đến những nơi mà người ta không phải lo tới túi tiền".

Giải pháp được Flyvbjerg đưa ra là chỉ tổ chức Olympic ở những nơi có sẵn cơ sở hạ tầng, chẳng hạn Paris năm 2024 hay Los Angeles năm 2028. Nếu muốn tiết kiệm hơn, một thành phố có thể tổ chức Olympic hai hoặc ba lần liên tiếp.

"Chi phí tổ chức sẽ giảm một nửa nếu một thành phố tái sử dụng được các công trình đã xây dựng. Khi ấy, chi phí để tổ chức một kỳ Thế vận hội chỉ khoảng 5 hay 6 tỷ USD. Tôi hy vọng, Tokyo sẽ là nơi cuối cùng phải chịu những hậu quả xấu, và đặt hàng tỷ USD tiền thuế của người dân vào rủi ro", Flyvbjerg kết luận.

(Theo AFP, SCMP)

Xem thêm
Ra mắt Bến hoa Phúc Xá - Ba Đình

Công trình Bến hoa Phúc Xá - Ba Đình ra mắt giúp tạo điểm nhấn về cảnh quan, thu hút khách tham quan, phát huy sản phẩm du lịch đặc trưng của quận.

Bộ phim 'Độc đạo' vì sao thu hút khán giả truyền hình?

Bộ phim ‘Độc đạo’ phát sóng trên VTV3 vào lúc 21h40 thứ 2, 3, 4 hàng tuần thực sự khiến người xem thích thú vì lối thể hiện đề tài hình sự khá mới mẻ.

Hàng trăm thú cưng đọ tài sắc tại Vietnam Pet Festival 2024

TP.HCM Ngày 29/6, hàng trăm chó mèo được chủ nhân đưa đến Vietnam Pet Festival 2024 tổ chức tại quận 12 để tham gia các cuộc thi sắc đẹp, thi thời trang.