| Hotline: 0983.970.780

Trao giải Báo chí toàn quốc về Phòng chống thiên tai lần thứ nhất

Thứ Ba 13/10/2020 , 14:55 (GMT+7)

Giải đã thu hút được 602 tác giả là những nhà báo, phóng viên, cộng tác viên đến từ hơn 120 cơ quan thông tấn báo chí từ Trung ương đến địa phương tham gia.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường (thứ ba từ trái sang) và bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam (ngoài cùng bên phải) trao giải Nhất Giải Báo chí Toàn quốc về Phòng chống thiên tai cho các nhóm tác giả. Ảnh: Minh Phúc.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường (thứ ba từ trái sang) và bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam (ngoài cùng bên phải) trao giải Nhất Giải Báo chí Toàn quốc về Phòng chống thiên tai cho các nhóm tác giả. Ảnh: Minh Phúc.

Nhân dịp Lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế giảm nhẹ rủi ro thiên tai 13/10 và ngày ASEAN về Quản lý thiên tai, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam và Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), tổ chức Lễ vinh danh và trao Giải Báo chí toàn quốc về Phòng chống thiên tai lần thứ nhất năm 2019 (sau đây gọi tắt là Giải Báo chí), với sự tài trợ chính UNDP cùng sự đồng hành tài trợ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Central Retail tại Việt Nam.

Lễ trao Giải Báo chí Phòng chống thiên tai lần đầu tiên với chủ đề “Giảm thiểu thiệt hại do thiên tai - Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu bắt đầu từ cộng đồng” nhằm ghi nhận, tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân đoạt giải có đóng góp thiết thực đối với công tác thông tin tuyên truyền về phòng chống thiên tai.

Sau hơn 5 tháng phát động, từ ngày 12/10/2019 - 31/3/2020, Ban tổ chức đã nhận được 896 tác phẩm ở 5 loại hình báo chí. Trong đó báo in 347 tác phẩm, báo điện tử 302 tác phẩm, truyền hình 112 tác phẩm, phát thanh 59 tác phẩm, ảnh báo chí 52 tác phẩm, ngoài ra có 24 tác phẩm không đúng thể lệ.

Giải đã thu hút được 602 tác giả là những nhà báo, phóng viên, cộng tác viên đến từ hơn 120 cơ quan thông tấn báo chí từ Trung ương đến địa phương tham gia.

Ban tổ chức Giải Báo chí đã trao biểu trưng, Giấy chứng nhận của Ban tổ chức Giải và Bằng khen của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT - Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai kèm phần thưởng cho các tác giả của 2 tác phẩm đạt giải Nhất (gồm tác phẩm truyền hình “20 năm mưa lũ miền Trung, để nỗi đau không còn trở lại” của nhóm tác giả thuộc Ban Thời sự, Đài Truyền hình Việt Nam và tác phẩm “20 năm lụt 1999, chuyện cũ không quên, bài học mãi còn” của nhóm tác giả báo Thừa Thiên – Huế), 7 tác phẩm đạt giải Nhì, 10 tác phẩm đạt giải Ba và 1 cơ quan báo chí có nhiều tác phẩm dự thi nhất Giải báo chí toàn quốc về Phòng chống thiên tai lần thứ nhất năm 2019.

Ban tổ chức trao giải Ba Giải Báo chí Phòng chống thiên tai cho tác giả Tâm Phùng - Báo Nông nghiệp Việt Nam với tác phẩm: 'Rốn lũ không ngại lũ'. Ảnh: Minh Phúc.

Ban tổ chức trao giải Ba Giải Báo chí Phòng chống thiên tai cho tác giả Tâm Phùng - Báo Nông nghiệp Việt Nam với tác phẩm: "Rốn lũ không ngại lũ". Ảnh: Minh Phúc.

Ngoài ra, Ban tổ chức cũng trao biểu trưng và Giấy chứng nhận của Ban tổ chức Giải kèm phần thưởng cho tác giả của 13 tác phẩm đạt giải Khuyến khích và 2 tác phẩm đạt giải “Câu chuyện tác động mạnh mẽ nhất” và giải “Hình ảnh ấn tượng nhất”.

Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT, Trưởng ban tổ chức Giải, cho biết: “Ban tổ chức cũng rất bất ngờ khi lần đầu tiên tổ chức nhưng số lượng tác phẩm dự thi đã lên tới gần 1.000, với rất nhiều loại hình báo chí khác nhau. 

Các tác phẩm báo chí tham dự Giải không chỉ phản ánh sâu, sát thực về thực trạng thiên tai ở nước ta mà còn đưa ra rất góc nhiều góc nhìn đa chiều về những giải pháp, phương án hỗ trợ phòng chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai theo từng tình huống cụ thể góp phần tuyên truyền sâu rộng, nâng cao ý thức trách nhiệm của cả cộng đồng trong phòng chống thiên tai”.

Bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam nhấn mạnh: “Báo chí truyền thông đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phòng chống thiên tai. Hợp tác cùng nhau, những nỗ lực chung của chúng ta sẽ đóng góp cho một Việt Nam an toàn hơn, bền vững hơn và thịnh vượng hơn, nơi mà không ai bị bỏ lại phía sau”.

Kết thúc buổi lễ, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai và Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đã công bố phát động Giải Báo chí toàn quốc về phòng chống thiên tai lần thứ hai năm 2020 với chủ đề "Vì một xã hội an toàn trước thiên tai - Chủ động thích ứng với Biến đổi khí hậu”.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường chia sẻ, thiên tai vốn là một rủi ro đối với con người kể từ khi chúng ta sinh ra. Tuy nhiên, những năm gần đây, nguy cơ rủi ro thiên tai ngày càng lớn, trên phạm vi toàn cầu, không trừ một ai và không trừ quốc gia nào. Mỗi năm Việt Nam hứng chịu hơn 10 cơn bão cùng với nhiều loại hình thời tiết rất dị thường, cướp đi sinh mạng của 300 – 400 người, đồng thời, thiên tai cũng gây thiệt hại khoảng 1,5 đến 2% GDP/năm. Riêng năm 2017 có tới 24 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, gây thiệt hại 63.000 tỷ đồng.

Do đó, Việt Nam cam kết là thành viên tích cực của Liên Hợp Quốc với các hành động nhằm quản trị rủi ro thiên tai như tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và các mục tiêu thiên niên kỷ.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường bày tỏ sự cảm ơn đối với những người làm báo – những “chiến sỹ tuyến đầu” trong công tác phòng, chống và giảm thiểu rủi ro thiên tai.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm