Nuôi cá trong... container

Hồng Thắm - Chủ Nhật, 10/03/2024 , 08:20 (GMT+7)

Công ty Seawater Cubes phát triển hệ thống nuôi trồng thủy sản tuần hoàn (RAS) độc đáo chỉ trong 4 container, rộng 120m2 nhưng sản xuất được gần 8 tấn cá.

RAS quy mô nhỏ, tiềm năng lớn

Công ty khởi nghiệp Seawater Cubes (Đức) được đồng sáng lập bởi 2 cựu kỹ sư là Kai Wagner, Christian Steinbach và chuyên gia quản trị kinh doanh Carolin Ackermann, từ Meeresfischzucht Völklingen - Công ty RAS quy mô lớn đầu tiên của châu Âu (hiện đổi tên là The Infinite Sea Company).

Bộ ba tin rằng có thể thiết kế một hệ thống RAS hiệu quả và giá cả phải chăng hơn. Họ đã vạch ra kế hoạch kinh doanh ấn tượng để nhận được nguồn tài trợ 1,5 triệu euro từ Bộ Kinh tế Đức.

Louise Niehues, khách hàng của Seawater Cubes cho cá chẽm giống ăn.

Bà Ackermann, Giám đốc điều hành Seawater Cubes nói: “Chúng tôi nghĩ về cách làm RAS tốt hơn, phát triển ý tưởng về cách tiếp cận quy mô nhỏ để nuôi cá trên đất liền”.

Thiết kế này của Seawater Cubes dựa trên việc lắp ráp 4 container để tạo thành một hệ thống nuôi rộng 120m2. Sau thời gian thử nghiệm, mỗi hệ thống có khả năng sản xuất 7,8 tấn cá/năm. Đây là khối lượng ấn tượng từ một quy mô nhỏ.

Ackermann cho biết: “Chúng tôi đã đạt được tỷ lệ sống 98% nhờ chất lượng nước được duy trì ở mức tối ưu khi kết hợp hệ thống lọc và phần mềm điều khiển. Nó cũng giúp chúng tôi duy trì mật độ thả giống dưới giới hạn tối đa.

Không giống các hệ thống RAS truyền thống, thường gồm một loạt bể tròn, thiết kế RAS của Seawater Cubes là một bể hình chữ L duy nhất trên mỗi hệ thống, bể được chia thành 3 phần. Theo Ackermann, trong vòng 9 tháng, cơ bản khách hàng có thể thu hoạch cá.

Ackermann giải thích, 2 thành phần chính của hệ thống gồm hệ thống lọc sinh học dựa trên kỹ thuật khử nitrat đặc biệt, cho phép tái chế tới 99% nước và phần mềm tự động hóa vận hành phần lớn hoạt động nuôi. Cả hai đều được Seawater Cubes tự phát triển.

Hệ thống có thể được chuyển giao rộng rãi, ngay cả với những người không có kinh nghiệm nuôi trồng thủy sản. Công ty sẽ tập huấn hướng dẫn khách hàng cách vận hành hệ thống, gồm vận hành trực tuyến và thực hành kéo dài 1 tuần tại mô hình thí điểm của chính công ty.

Về đối tượng nuôi phù hợp, Công ty đã thử nghiệm thành công nuôi cá chẽm và cá tráp, đồng thời đang tiến hành thử nghiệm nuôi cá trống đỏ và cá chim. Dù chú trọng vào các loài cá biển nhưng hệ thống được sản xuất ở xa bờ biển bằng cách sử dụng nước muối pha.

“So sánh với các tiêu chuẩn hữu cơ, chúng tôi thấy rằng cá chẽm và cá tráp hữu cơ hiện nay có rất ít trên thị trường. Mặc dù theo các quy định hiện hành của EU, cá sản xuất trong hệ thống RAS không thể đạt được chứng nhận hữu cơ, nhưng chúng tôi tin rằng các quy định sẽ thay đổi”, Akermann tin tưởng.

Chi phí đầu tư thấp

Mỗi hệ thống hiện có giá là 350.000 euro, con số rất nhỏ so với mức đầu tư xây dựng một cơ sở RAS khiêm tốn nhất.

"Cách tiếp cận của chúng tôi không phải là làm lớn ngay từ đầu mà bắt đầu từ quy mô nhỏ và liên tục mở rộng bằng các hệ thống bổ sung sau khi chứng minh hiệu quả. Chúng tôi sẽ không học theo những dự án gọi vốn lớn và thường xuyên thất bại”, Ackermann nói.

Cùng với việc giảm chi phí, Ackermann cho hay, một hệ thống nhỏ hơn cũng sẽ giúp đơn giản hóa quy trình cấp phép.

Ackermann giải thích: “Khách hàng ở Đức cần giấy phép xây dựng nhưng không cần giấy phép xả nước thải vì lượng nước thải rất nhỏ, chỉ khoảng 500 lít mỗi ngày. Điều này nghĩa là hệ thống nuôi có thể xả thải trực tiếp vào hệ thống nước thải đô thị - đó là những gì chúng tôi làm. Tuy nhiên một trong những khách hàng của chúng tôi sử dụng nước thải cho nhà máy khí sinh học của họ. Chúng tôi cũng nhận thấy rất nhiều khách hàng tiềm năng quan tâm đến việc kết hợp nuôi cá với aquaponics - sử dụng nước thải để trồng các loại cây chịu mặn như cây Salicornia”.

Trong 2 tuần đầu tiên, cá chẽm giống sống trong lưới riêng trước khi thả vào bể.

Về mặt tiêu thụ năng lượng, một trong những chi phí lớn nhất và tác động tiêu cực nhất đến môi trường đối với nhiều nhà nuôi trồng RAS hiện nay, Ackermann cho biết, mỗi hệ thống cần 60.000 kWh/năm để vận hành. Con số này tương đối thấp nhờ vào quy trình tự động hóa của hệ thống, tạo nên mức hiệu quả năng lượng cao.

Mặc dù hầu hết quy trình đã được tự động hóa, nhưng tất nhiên hệ thống vẫn cần có yếu tố can thiệp của con người, nhưng sự tác động rất nhỏ.

“Các công việc con người vận hành thường ngày cần khoảng 8 giờ/tuần, chủ yếu là công việc kiểm soát, quan sát cá, xem dữ liệu, dọn dẹp đồ đạc, đổ đầy máng ăn. Trong đó chiếm nhiều nhất là thời gian chế biến cá sau khi thu hoạch”, Akermann nói.

Được biết, cá do Seawater Cubes sản xuất trong hệ thống RAS của họ có thể được bán với mức giá mong muốn. Tại chính nơi sản xuất là Saarbrücken, những khách hàng sẵn sàng trả 30 euro/kg cho cá chẽm có nguồn gốc địa phương, cao hơn so với 20 euro/kg cho cá chẽm từ lồng lưới ở Địa Trung Hải.

“Chúng tôi không có bất kỳ thách thức về công nghệ nhưng có những khó khăn trong việc đảm bảo doanh số bán hàng thường xuyên trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế và bài toán hạ giá thành của hệ thống. Chúng tôi đang tìm cách đưa công nghệ từ trạng thái dự án sang sản xuất tập trung, điều này sẽ giúp giảm giá”, Akermann cho biết thêm.

Hồng Thắm Theo The Fishsite
Tin khác
Chính sách logistics xanh của Bỉ
Chính sách logistics xanh của Bỉ

Những biện pháp logistics xanh mà Bỉ áp dụng gồm giảm phát thải carbon, tăng cường sử dụng vận tải đa phương thức, phát triển đội xe điện...

Hoa Kỳ: Bang Florida đang làm gì để chống lại bệnh héo cam?
Hoa Kỳ: Bang Florida đang làm gì để chống lại bệnh héo cam?

Trước những thách thức về dịch bệnh và thiên tai, các sáng kiến mới như cây bẫy côn trùng và cải tiến gen giúp gượng dậy ngành công nghiệp cam tại Florida.

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến ngành đánh bắt cá của Na Uy
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến ngành đánh bắt cá của Na Uy

Đánh bắt cá là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Na Uy. Ngành này đang bị ảnh hưởng không nhỏ bởi biến đổi khí hậu.

Hà Lan thành công nghiên cứu giống chuối kháng bệnh Panama
Hà Lan thành công nghiên cứu giống chuối kháng bệnh Panama

Các nhà khoa học lai tạo ra giống chuối Yelloway One có thể kháng lại dịch bệnh Panama được mệnh danh là ‘kẻ hủy diệt’ chuối hàng loạt.

Phục tráng giống cây tiền sử liệu có phải lời giải cho biến đổi khí hậu?
Phục tráng giống cây tiền sử liệu có phải lời giải cho biến đổi khí hậu?

Một cuộc tranh cãi bất phân thắng bại đã thu hút giới học giả về lương thực của các bộ tộc ở Úc liệu có thể trở thành thực phẩm phù hợp trong tương lai.

Giới khoa học Mexico: Thế giới bước vào cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6
Giới khoa học Mexico: Thế giới bước vào cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6

Các nhà khoa học Mexico chứng minh rằng Trái đất đã chính thức bước vào giai đoạn đầu của cuộc đại tuyệt chủng; loài người có thể chấm dứt trong vòng 200 năm tới.

Trung Quốc có thể giúp đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu
Trung Quốc có thể giúp đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu

Bằng cách đầu tư vào nghiên cứu và đổi mới, Trung Quốc có thể hỗ trợ các quốc gia châu Phi phát triển nông nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

Trung Quốc rút ngắn thời gian sinh trưởng cây nho bằng trí tuệ nhân tạo
Trung Quốc rút ngắn thời gian sinh trưởng cây nho bằng trí tuệ nhân tạo

Các nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc đã sử dụng trí tuệ nhân tạo để rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây nho.

Tỷ lệ bò sữa chết do cúm gia cầm ở California tăng đột biến
Tỷ lệ bò sữa chết do cúm gia cầm ở California tăng đột biến

Tỷ lệ bò bị nhiễm cúm gia cầm chết ở California (Hoa Kỳ) tăng mạnh so với các tiểu bang khác, khiến các công ty xử lý xác động vật quá tải khi thời tiết nắng nóng.

Chim và mèo là 'cảnh báo' cho sự xâm nhập của H5N1
Chim và mèo là 'cảnh báo' cho sự xâm nhập của H5N1

Cúm gia cầm quy mô lớn đã ảnh hưởng đến ít nhất 280 trang trại bò sữa ở 14 bang của Hoa Kỳ, đòi hỏi khả năng nhận biết và hành động sớm.

Biến chất thải nông nghiệp thành sinh khối giá trị - kinh nghiệm từ Đài Loan
Biến chất thải nông nghiệp thành sinh khối giá trị - kinh nghiệm từ Đài Loan

ĐBSCL Kinh nghiệm từ Đài Loan cho thấy, nhiều phương pháp hiệu quả trong việc tái chế chất thải nông nghiệp thành sản phẩm có giá trị, góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

Nông nghiệp Anh: Từ tiến bộ công nghệ đến chiến lược xuất khẩu mới
Nông nghiệp Anh: Từ tiến bộ công nghệ đến chiến lược xuất khẩu mới

Bài viết điểm qua những bước tiến của nông nghiệp Vương quốc Anh trong 20 năm qua và các chính sách nhằm tái phát triển, nâng cao vị thế của ngành nông nghiệp Anh.