| Hotline: 0983.970.780

Nhiều công nghệ mới giúp phát triển nuôi trồng thủy sản

Thứ Sáu 02/11/2018 , 08:49 (GMT+7)

Tại diễn đàn, các đại biểu được giới thiệu về thành tựu, kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thủy sản của các đơn vị chuyên ngành như: Viện Nghiên cứu NTTS II, Viện Nghiên cứu Hải sản, Đại học Cần Thơ...

15-29-10_2_nuoi_tom_cong_nghe_co_trong_ho_noi_dng_duoc_p_dung_ti_kien_ging_kh_thnh_cong
Nuôi tôm công nghệ cao trong hồ nổi đang được áp dụng tại Kiên Giang khá thành công

Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) phối hợp với Sở NN-PTNT Kiên Giang tỗ chức diễn đàn Khoa học công nghệ thủy sản khu vực miền Nam, với sự tham dự của hơn 100 đại biểu đến từ các viện, trường, Sở NN-PTNT, Trung tâm Khuyến nông và doanh nghiệp, ngư dân nuôi trồng thủy sản (NTTS) trong khu vực ĐBSCL

Tại diễn đàn, các đại biểu được giới thiệu về thành tựu, kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thủy sản của các đơn vị chuyên ngành như: Viện Nghiên cứu NTTS II, Viện Nghiên cứu Hải sản, Đại học Cần Thơ. Trung tâm Khuyến nông Quốc gia giới thiệu một số kết quả hoạt động khuyến ngư ở miền Nam. Nhiều mô hình nuôi tôm thành công, mang lại hiệu quả cao cũng được các đơn vị trình bày, như: Ứng dụng công nghệ nuôi tôm nước lợ đạt chứng nhận ASC (HTX Thủy sản Cái Bát, Cà Mau), Tiêu chuẩn tôm hữu cơ Mangrove Shrimp (Tập đoàn Thủy sản Minh Phú), ứng dụng công nghệ Semi Biofloc trong nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng (Cty CP Công nghệ Biofloc ĐBA), Giải pháp sinh học cho nuôi tôm công nghệ cao (Cty TNHH CN-KT-SH Thái Nam Việt)…

Không chỉ nuôi trồng, mà công nghệ cho khai thác hải sản cũng được giới thiệu tại diễn đàn, như hệ thống đèn LED cho tàu khai thác hải sản xa bờ (Cty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông), Giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác, bảo quản trên tàu cá (ông H. Wantanabe, Chuyên gia thủy sản của JICA…

Nhiều thành tựu trong nghiên cứu trong NTTS như chọn tạo cá tra giống nâng cao tốc độ tăng trưởng, kháng bệnh; sinh sản nhân tạo giống cá rô phi, cá hô; giống tôm nuôi nước lợ… đã được các đơn vị chuyển giao cho dân sản xuất khá thành công.

15-29-10_1_cc_di_bieu_thm_du_dien_dn
Các đại biểu tham dự diễn đàn

 

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm