Ca dao Lý Sơn - Nhớ đất liền, nhớ xa khơi

Lê Hồng Khánh - Thứ Hai, 24/04/2023 , 16:13 (GMT+7)

Trong hành trang sinh cơ lập nghiệp của những người Việt đầu tiên có hình ảnh cố hương, đó là những làng quê men theo bờ biển Sa Kỳ khuất dần theo khói sóng ...

Nghi thức thả thuyền trong lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Ảnh:  LHK

Nghi thức thả thuyền trong lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Ảnh:  LHK

Khoảng ba trăm năm trước, có những người Việt đầu tiên rời quê cũ là 2 làng An Hải và An Vĩnh, giương buồm lá, chèo thuyền nan, ra cù lao Ré (huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) để sinh cơ, lập nghiệp và cũng để thay đồng bào mình canh giữ một góc biển trời Tổ quốc.

Trong hành trang của họ, có hình ảnh cố hương, đó là những làng quê men theo bờ biển Sa Kỳ, có bãi cát vàng nối rặng dương xanh, mõm Ba làng An khuất xa dần theo khói sóng... Ai là người Lý Sơn đầu tiên cất lên câu hát nhớ quê? Hát cho riêng mình và gởi thanh âm theo tiếng sóng, hay hát giữa đêm trăng ngồi bên nhau trên đất đảo mà kể chuyện đất liền? Chỉ biết rằng, có hàng vạn những câu ca thương nhớ, thiết tha tình nghĩa, khắc khoải nỗi niềm đã được người Lý Sơn hát lên, truyền nhau, từ đời này sang đời khác.

Trời mưa trong Quảng mưa ra

Mưa qua hòn Bé, hai ta lạnh lùng ...

Cơn mưa ướt áo chắc gì đã đến từ đất liền, chắc gì đã vòng qua hòn Bé. Nhưng trong nỗi nhớ, mưa ấy là ở chốn quê nhà, chốn nhớ thương. Mưa chập chờn sang hòn Bé, chập chờn trên sóng biển, để càng nhớ hơn, càng xót xa hơn. “Hai ta lạnh lùng” vì kẻ ở đất liền, người đang ngoài đảo, hay cả hai ta đang từ phía đảo nhìn về quê cũ mờ xa ? ...Ngày mưa, chỉ thấy những cơn mưa. Còn những lúc trời trong, từ đảo có thể thấy được đất liền, thấy hòn Nam Châm sừng sững, thấy núi Thình Thình, thấy mũi đất Tổng Binh:

Trời trong ngó thấy Tổng Binh

Muốn về thăm bạn, giận mình chẳng ghe ...

Nhớ đất liền như thế. Lại còn có một - phương - nỗi - nhớ, vọng theo hút mắt khơi xa. Đó là nỗi nhớ những người lênh đênh trên biển, những người đàn ông đi về phía mặt trời, đi về phía Hoàng Sa ...

Số là, từ cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII, các Chúa Nguyễn đã cho thành lập Đội Hoàng Sa, tuyển trai tráng ở 2 xã An Vĩnh, An Hải trong đất liền và 2 phường An Vĩnh, An Hải ngoài đảo để sung vào đó mà đi tuần sát, khai thác quần đảo Hoàng Sa.

Ra đi từ Sa Kỳ, đoàn thuyền đến Hoàng Sa thu nhặt hóa vật, hải sản, dựng bia chủ quyền, đo đạc hải trình, rồi tiếp tục vòng theo phía Bắc, cập cửa Eo để vào dinh Phú Xuân. Cuộc hành trình kéo dài từ tháng 2 đến tháng 8 âm lịch hàng năm với bao nhiêu trắc trở, gian nan, cập kề cái chết. Bởi thế mà trước khi đi Hoàng Sa, mỗi người lính phải chuẩn bị sẵn cho riêng mình một đôi chiếu, 7 sợi dây mây và 7 chiếc đòn tre.

Nếu gặp chuyện chẳng lành, những người còn lại trên thuyền sẽ đem xác người xấu số quấn vào chiếc chiếu, nẹp chặt vào 7 đòn tre, lấy dây mây buộc lại. Thi thể người lính âm thầm hy sinh vì Tổ quốc sẽ được thả xuống biển khơi với hy vọng mong manh là “chiếc quan tài chiếu” ấy sẽ trôi dạt vào phía gần bờ để có chiếc thuyền nào đó bắt gặp, vớt lên đem chôn cất.

Chiếc thẻ tre nhỏ khắc tên họ, quê quán, phân hiệu đơn vị của người mất, được cài kỹ trong bó xác sẽ là dấu hiệu cần thiết để nhận diện tên tuổi, quê quán của người bạc mệnh.Gian nan, nguy hiểm là thế, nhưng người lính Hoàng Sa nào có nề hà:

Hoàng Sa đi có về không

Lệnh vua sai phải quyết lòng ra đi ..

Họ ra đi vì lệnh vua, vì Tổ quốc, để lại đằng sau là sự chờ đợi, thương nhớ của người thân:

Chiều chiều ra ngóng biển khơi

Ngóng ai như ngóng đợi người Hoàng Sa

Chiều chiều ra ngóng biển xa

Ngóng ai đi lính Hoàng Sa chưa về ...

Câu hát xót xa buồn khiến ta càng thấm thía hơn những hy sinh, chịu đựng của bao thế hệ cha ông trong cuộc hành trình gian nan giữ nước ...

Lê Hồng Khánh
Đôi điều suy nghĩ của một Phật tử về câu chuyện xung quanh ông Minh Tuệ
Đôi điều suy nghĩ của một Phật tử về câu chuyện xung quanh ông Minh Tuệ3

Là một Phật tử, theo dõi hành trình và xem gần hết các video trên mạng về ông Minh Tuệ, chúng tôi nhận thấy văn bản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam có thể gây hiểu lầm.

Tác giả trẻ phủ sóng một cuộc thi Thơ Hay
Tác giả trẻ phủ sóng một cuộc thi Thơ Hay

Tác giả trẻ thuộc thế hệ 8X, 9X đã chiếm ưu thế tuyệt đối tại cuộc thi Thơ Hay vừa tổ chức trao giải thưởng vào sáng 16/5 tại TP.HCM.

Nhân hiện tượng Minh Tuệ: Đi tu để được gì?
Nhân hiện tượng Minh Tuệ: Đi tu để được gì?9

Hiện tượng ông Minh Tuệ một lần nữa nhắc cho ta biết rằng cũng như trong căn nhà đóng kín, chúng ta sẽ không thấy được gì, nhưng chỉ cần một tia sáng lọt vào, lập tức thấy bụi bặm nhảy múa đảo điên.

Thổn thức cùng sông Nghèn
Thổn thức cùng sông Nghèn

Quy luật muôn đời là các dòng sông đều chảy, nhưng khi thực hiện dự án 'ngọt hóa', thau chua rửa mặn thì sông Nghèn thành dòng sông duy nhất ở Việt Nam... không chảy.

Từ trường hợp Minh Tuệ: Y pháp bất y nhân
Từ trường hợp Minh Tuệ: Y pháp bất y nhân1

Câu ấy có nghĩa là [người tu phải] căn cứ vào giáo pháp (chân lý) chứ không được căn cứ vào cá nhân.

Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay như thế nào?
Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay như thế nào?

‘Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay’ là cuộc tọa đàm văn chương giữa các tác giả thuộc Hội Nhà văn TP.HCM và Hội Văn học nghệ thuật Phú Yên.

Bên dòng Kiến Giang huyền thoại
Bên dòng Kiến Giang huyền thoại6

Sự hiểu biết cùng cảm xúc rất đặc biệt của cô bé Hà Nội 12 tuổi về đất và người Lệ Thủy, Quảng Bình.

'Dân Ông Tạ' cất giữ một phần ký ức đô thị phương Nam
'Dân Ông Tạ' cất giữ một phần ký ức đô thị phương Nam

'Dân Ông Tạ' là cộng đồng người gốc Bắc di cư vào nam, được tác giả Cù Mai Công phản ánh trong bộ sách 'Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó'.

Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt
Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt

Gần đây, trường hợp viết đảo ngược từ xuất hiện tràn lan và ngày một phát triển. Có cơ hội, có dịp là đảo ngược. Đảo lấy được. Nhà văn, nhà báo cũng đua nhau viết ngược từ.

Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi
Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi

Giá trị tiếng Việt trong tâm hồn người Việt, một lần nữa được nhắc nhớ qua chương trình đặc biệt kỷ niệm Giỗ tổ Hùng Vương trên Nông nghiệp Radio tối nay (18/4).

Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc
Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc

Nhà báo, nhà văn Dương Bá Trạc (1884-1944), hiệu Tuyết Huy, là anh trai của nhà giáo Dương Quảng Hàm. Cụ cùng các chiến sĩ đã sáng lập phong trào Đông Kinh nghĩa thục.

Đại tá Nguyễn Văn Hồng và cuộc chiến đấu tự nguyện bên trang viết
Đại tá Nguyễn Văn Hồng và cuộc chiến đấu tự nguyện bên trang viết

Đại tá Nguyễn Văn Hồng sau 30 năm cầm súng lại có tiếp 30 năm cầm bút, đó là nội dung tọa đàm văn chương diễn ra sáng 12/4 tại TP.HCM.