Chuyên gia Thái Lan phân tích xu hướng của thị trường sầu riêng tại Trung Quốc

ThS. Sakda Sinives - Thứ Sáu, 28/06/2024 , 14:08 (GMT+7)

Trung Quốc quan tâm đến việc xử lý lượng chất thải sinh học khổng lồ từ vỏ sầu riêng và yêu cầu các nhà xuất khẩu có biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Chuyên gia Sakda Sinives tham dự Hội nghị Sầu riêng Châu Á lần thứ 2 tại Johor Bahru, Malaysia.

Ngày 28/6 tại Johor Bahru, Malaysia, trong khuôn khổ Hội nghị Sầu riêng Châu Á lần thứ 2, chuyên gia nông nghiệp Thái Lan Sakda Sinives đã có bài phân tích về xu hướng của thị trường sầu riêng tại Trung Quốc. Dưới đây là tham luận của ông tại Hội nghị.

Trung Quốc hiện là thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất của các nước ASEAN. 

Năm 2023, Trung Quốc đã nhập khẩu 1.425.922 tấn sầu riêng, đánh dấu mức tăng liên tục so với các năm trước. Dự báo nhu cầu sầu riêng tại thị trường Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trong tương lai, nhờ vào sự yêu thích ngày càng lớn từ người tiêu dùng. Mặc dù không có con số cụ thể về lượng tiêu thụ sầu riêng hàng năm của người dân Trung Quốc, nhưng có thể thấy sầu riêng rất được ưa chuộng, đặc biệt ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu.

Với lượng nhập khẩu sầu riêng lớn trong những năm gần đây, ước tính có hàng triệu người Trung Quốc tiêu thụ sầu riêng hàng năm. Điều này phản ánh xu hướng tiêu thụ trái cây nhiệt đới ngày càng tăng của người tiêu dùng. Khi sự phổ biến của sầu riêng tiếp tục gia tăng hàng năm, các chuyên gia dự đoán rằng vỏ và hạt sầu riêng sẽ góp phần vào vấn đề lãng phí, do phần ăn được của sầu riêng chỉ chiếm khoảng 30-35% trọng lượng, trong khi 65-70% còn lại là vỏ và hạt không ăn được.

Nhà máy đóng gói sầu riêng tại Thái Lan. Ảnh: Sakda Sinives.

Theo số liệu hải quan Trung Quốc năm 2023, Trung Quốc đã nhập khẩu 928.976 tấn sầu riêng tươi từ Thái Lan, 493.183 tấn từ Việt Nam và 3.763 tấn từ Philippines, tổng cộng 1.425.922 tấn. Điều này dẫn đến khoảng 456.295 tấn thịt sầu riêng và khoảng 969.627 tấn chất thải. Lượng chất thải sinh học khổng lồ này cần được xử lý thích hợp tại Trung Quốc, vì chất thải hữu cơ từ vỏ sầu riêng có thể gây ra nhiều loại ô nhiễm khác nhau, bao gồm:

1. Khí nhà kính:

  • Khí mê-tan (CH₄) từ quá trình phân hủy kỵ khí chất thải hữu cơ tại các bãi chôn lấp.
  • Carbon dioxide (CO₂) từ quá trình phân hủy hiếu khí.
  • Nitơ oxit (N₂O) từ quá trình phân hủy nitơ trong chất thải hữu cơ.

2. Mùi hôi: Quá trình phân hủy rác thải hữu cơ sẽ sinh ra mùi hôi khó chịu, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe.

3. Ô nhiễm nước: Nước rỉ rác từ quá trình phân hủy rác thải có thể gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.

4. Vấn đề vệ sinh: Chất thải hữu cơ tích tụ có thể sinh sản ruồi và các loài gây hại như chuột, lây lan dịch bệnh.

Do chỉ 30-35% quả sầu riêng có thể ăn được và 65-70% là chất thải, các nhà xuất khẩu sang Trung Quốc phải chịu chi phí vận chuyển lượng chất thải này. Giả sử chi phí vận chuyển một container sầu riêng tươi (18 tấn) từ miền đông Thái Lan đến chợ Giang Nam, tỉnh Quảng Đông là 10.000 USD/chuyến, nhà xuất khẩu mất thêm từ 6.500 đến 7.000 USD/container do vận chuyển rác thải. Với khoảng 50.000 container xuất khẩu từ Thái Lan vào năm 2023, chi phí vận chuyển riêng rác thải ước tính vào khoảng 325-350 triệu USD.

Các nhà xuất khẩu cần tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của Trung Quốc về giảm thiểu chất thải sinh học từ vỏ sầu riêng. Ảnh minh họa.

Do đó, chỉ xuất khẩu phần thịt sầu riêng sang Trung Quốc có thể giảm đáng kể chi phí vận chuyển và lãng phí, tăng lợi nhuận và giá trị xuất khẩu. Điều này cũng mang lại thu nhập ổn định hơn cho nông dân Thái Lan từ việc bán sầu riêng, cho phép họ tập trung vào chất lượng và hương vị thay vì kích cỡ. Đồng thời, giảm việc sử dụng hóa chất để kiểm soát sâu bệnh và dịch bệnh, đảm bảo sản phẩm an toàn hơn cho người tiêu dùng và môi trường lành mạnh hơn cho nông dân. Ngoài ra, nông dân có thể chuyển đổi chất thải hữu cơ thành phân bón hữu cơ với giá cả phải chăng, mang lại lợi ích cho nông nghiệp và giảm phát thải khí nhà kính.

Cùng với đó, hành vi tiêu dùng của thế hệ trẻ, với các hộ gia đình nhỏ hơn và nhịp sống nhanh hơn, sẽ làm tăng nhu cầu về sự tiện lợi của sản phẩm. Bán thịt sầu riêng cắt sẵn hoặc đông lạnh phù hợp với người tiêu dùng hiện đại, hỗ trợ hoạt động bán hàng trực tuyến và dịch vụ hậu cần hiệu quả. Người tiêu dùng có thể mua theo số lượng và sở thích mong muốn, giảm rủi ro mua phải sầu riêng nguyên quả không rõ chất lượng thịt.

Vì vậy, định hướng thị trường sầu riêng cắt tươi tại Trung Quốc và trên toàn cầu là xu hướng đầy hứa hẹn trong tương lai, chịu ảnh hưởng của cơ chế thị trường và sở thích của người tiêu dùng, đặc biệt là Chính phủ Trung Quốc. Trung Quốc nhận thức được vấn đề lãng phí từ vỏ sầu riêng, nhưng lợi ích đối với các cơ quan hữu quan giữa sầu riêng tươi và sầu riêng cắt sẵn là khác nhau. Nhập khẩu sầu riêng cắt sẵn làm thay đổi danh mục nhập khẩu từ nông sản sang thực phẩm, ảnh hưởng đến nguồn thu và thương mại hải quan, cũng như các vấn đề liên quan đến kiểm dịch thực vật.

Sự thay đổi này là tất yếu và thời điểm của nó phụ thuộc vào các điều kiện nói trên.

ThS. Sakda Sinives Quỳnh Chi (chuyển ngữ)
Tin khác
Ấn Độ giám sát hoạt động khai thác IUU bằng máy bay không người lái
Ấn Độ giám sát hoạt động khai thác IUU bằng máy bay không người lái

Maharashtra trở thành bang đầu tiên ở Ấn Độ sử dụng máy bay không người lái để thực thi các quy định liên quan đến luật biển.

Chính sách logistics xanh của Bỉ
Chính sách logistics xanh của Bỉ

Những biện pháp logistics xanh mà Bỉ áp dụng gồm giảm phát thải carbon, tăng cường sử dụng vận tải đa phương thức, phát triển đội xe điện...

Hoa Kỳ: Bang Florida đang làm gì để chống lại bệnh héo cam?
Hoa Kỳ: Bang Florida đang làm gì để chống lại bệnh héo cam?

Trước những thách thức về dịch bệnh và thiên tai, các sáng kiến mới như cây bẫy côn trùng và cải tiến gen giúp gượng dậy ngành công nghiệp cam tại Florida.

Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến ngành đánh bắt cá của Na Uy
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến ngành đánh bắt cá của Na Uy

Đánh bắt cá là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Na Uy. Ngành này đang bị ảnh hưởng không nhỏ bởi biến đổi khí hậu.

Hà Lan thành công nghiên cứu giống chuối kháng bệnh Panama
Hà Lan thành công nghiên cứu giống chuối kháng bệnh Panama

Các nhà khoa học lai tạo ra giống chuối Yelloway One có thể kháng lại dịch bệnh Panama được mệnh danh là ‘kẻ hủy diệt’ chuối hàng loạt.

Phục tráng giống cây tiền sử liệu có phải lời giải cho biến đổi khí hậu?
Phục tráng giống cây tiền sử liệu có phải lời giải cho biến đổi khí hậu?

Một cuộc tranh cãi bất phân thắng bại đã thu hút giới học giả về lương thực của các bộ tộc ở Úc liệu có thể trở thành thực phẩm phù hợp trong tương lai.

Giới khoa học Mexico: Thế giới bước vào cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6
Giới khoa học Mexico: Thế giới bước vào cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6

Các nhà khoa học Mexico chứng minh rằng Trái đất đã chính thức bước vào giai đoạn đầu của cuộc đại tuyệt chủng; loài người có thể chấm dứt trong vòng 200 năm tới.

Trung Quốc có thể giúp đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu
Trung Quốc có thể giúp đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu

Bằng cách đầu tư vào nghiên cứu và đổi mới, Trung Quốc có thể hỗ trợ các quốc gia châu Phi phát triển nông nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

Trung Quốc rút ngắn thời gian sinh trưởng cây nho bằng trí tuệ nhân tạo
Trung Quốc rút ngắn thời gian sinh trưởng cây nho bằng trí tuệ nhân tạo

Các nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc đã sử dụng trí tuệ nhân tạo để rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây nho.

Tỷ lệ bò sữa chết do cúm gia cầm ở California tăng đột biến
Tỷ lệ bò sữa chết do cúm gia cầm ở California tăng đột biến

Tỷ lệ bò bị nhiễm cúm gia cầm chết ở California (Hoa Kỳ) tăng mạnh so với các tiểu bang khác, khiến các công ty xử lý xác động vật quá tải khi thời tiết nắng nóng.

Chim và mèo là 'cảnh báo' cho sự xâm nhập của H5N1
Chim và mèo là 'cảnh báo' cho sự xâm nhập của H5N1

Cúm gia cầm quy mô lớn đã ảnh hưởng đến ít nhất 280 trang trại bò sữa ở 14 bang của Hoa Kỳ, đòi hỏi khả năng nhận biết và hành động sớm.

Biến chất thải nông nghiệp thành sinh khối giá trị - kinh nghiệm từ Đài Loan
Biến chất thải nông nghiệp thành sinh khối giá trị - kinh nghiệm từ Đài Loan

ĐBSCL Kinh nghiệm từ Đài Loan cho thấy, nhiều phương pháp hiệu quả trong việc tái chế chất thải nông nghiệp thành sản phẩm có giá trị, góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.