Có một người tu hành như thế

Hồ Thị Ngọc Hoài - Thứ Sáu, 03/01/2025 , 15:02 (GMT+7)

Nhà văn Hồ Thị Ngọc Hoài: 'Có một người đã tu hành như thế và đã truyền cảm hứng sống tốt lành đến nhiều người'.

Nhiều người vì thế biết tên tuổi, quá trình tu tập, pháp tu cũng như đạo hạnh, sức ảnh hưởng của Sư (Sư, xin được viết hoa thay cho tên gọi dù Sư chưa dám nhận mình là nhà sư, chỉ nói mình là một công dân đang tập học theo pháp của Phật).

Với Đạo, sự lặng yên, tùy duyên, không nói nhiều, chỉ cốt tạo nên điều tốt lành là lấy làm quý nhưng cuộc sống muôn màu, rộng lớn, trước con người và sự kiện, mọi người nói lên những cảm nhận, suy nghĩ cũng là lẽ thường tình, tự nhiên.

Sư xin phép gia đình đi tu, sau một thời gian, Sư kiên định tu theo hạnh đầu đà. Từ năm 2018 Sư khoác y áo dài rộng được gọi là y phấn tảo, một loại pháp phục do Sư thực hành hạnh tu đầu đà, nhặt vải, đồ cũ người vứt (dọc đường, bãi rác, nghĩa địa) rồi tự chắp may lấy và chân đất, đầu trần, bưng bát (bát của Sư là lõi nồi cơm điện - phế liệu xin được) đi khất thực đó đây.

Răn mình giữ giới, tu rèn đúng pháp tu đã chọn, khất thực, ăn ngày một lần trước giờ ngọ, không nhận gì ngoài đồ ăn chay, nước uống, tối đến gặp gốc cây, nhà hoang, nghĩa địa, bãi đất trống thì nghỉ, ngủ ngồi và sáng mai lại tiếp tục đi khất thực, bộ hành.

Sư tu rèn, tập học đều đặn, liên tục, không sai pháp Phật truyền, âm thầm, tự mình biết, ít ai biết, ai tin. Cũng có người chê bai, nghi ngờ, cũng có người thấy lạ, thấy thương quý, nể phục Sư. Năm 2023, có một vài youtuber hỏi han Sư, quay clip truyền lên mạng. Dịp đầu năm 2024 dọc đường khất thực, bộ hành, có thêm nhiều người biết đến quá trình tu tập, pháp tu, đạo hạnh của Sư, kể từ đó, số lượng người biết tăng lên mạnh, tạo thành hiện tượng lớn của xã hội, mạng xã hội. Sự hiếu kì, sự cảm phục, kính nể, nhiều người quỳ lạy, có người tôn Sư là Phật sống, có người theo Sư tu tập... người gần xa theo dõi Sư qua nhiều clip của các youtuber nổi trên mạng internet.

Khi trở thành hiện tượng nổi bật, nhiều người dõi theo, qua Sư nhiều người tìm hiểu thêm về pháp tu đầu đà, về đạo Phật, biết thêm về con người, xã hội, văn hóa, những cách hiểu, các quan điểm, mức tu dưỡng, mức hiểu Đạo, học đạo... như thế nào?!

Dù có biến động lớn như thế, Sư vẫn tu tập đúng pháp của Phật, không thay đổi. Người hiếu kì lẫn ngưỡng mộ cách tu tập và đạo hạnh của Sư đón đường đón gặp Sư, lượng người đông gây tắc đường, ảnh hưởng giao thông nghiêm trọng, đỉnh điểm là ở Huế, nhiều ngày liên tục, Sư khất thực bộ hành đến đâu, nghẽn lối đến đó. Cơ quan có chức năng phải huy động lực lượng vừa bảo vệ Sư vừa giải quyết ùn nghẽn đường sá, ách tắc xe cộ (vào dịp nửa đầu tháng 6/2024).

Vì người hiếu kì và người hâm mộ gây cản trở, ảnh hưởng giao thông quá mức, không thể để kéo dài, cơ quan chức năng làm việc và Sư đã tùy duyên chấp thuận thay đổi. Từ đó Sư bộ hành khất thực hẹp lại và có sự canh gác.

Sư an nhiên, tự tại, tùy duyên trên bước đường tu học. Gặp trở ngại, như Sư vẫn nói, đó là sự va chạm, xúc chạm để Sư được tập học, tu rèn. Người dõi theo Sư ngày càng được chứng kiến, thấy rõ và khâm phục đạo hạnh của Sư hơn trước nhiều va chạm, xúc chạm không ngừng diễn ra.

Nhiều năm Sư tu tập khổ hạnh âm thầm cho đến lúc rất đông đảo người biết về Sư, ngưỡng mộ, yêu quý, tôn kính, tôn sư là Thầy, là Phật, dù thế, Sư vẫn sau trước như một, nói: con tập học theo pháp của Phật, con không làm thầy của ai cả, con lấy pháp của Phật làm thầy, con vẫn đang tu học.

Sư không thuyết giảng gì. Được hỏi, Sư trả lời chừng mực, ngắn gọn mà vẫn đầy đủ, dễ hiểu. Với ai Sư cũng chân thật, khiêm cung, chí tình khi được quan tâm, hỏi han.

Người ta nhận thấy ở Sư, dù một người hay đông người vây quanh hỏi, nghe, Sư vẫn đối xử công bằng, chân thành, thân thiện như nhau, nhiều cũng như một, ai cũng như ai, không phân biệt, không khoảng cách. Người ta công nhận Sư từ bi, từ ái, khoan hòa, khiêm nhã, ánh mắt Sư trong sáng, hiền từ, nét mặt thanh tú, tươi tắn, nhẹ nhõm. Người ta công nhận Sư tập học kiên định, nghiêm túc giữ giới, thực hành đúng pháp. Người ta thấy Sư vừa bình dị, gần gũi vừa phi thường, thấy nghị lực tập học cũng như thành quả của Sư khó có ai đạt được. Sư tu luyện, tu học có kết quả khiến người người ghi nhận, nhiều người thêm hiểu Đạo, cảm thấy được sự tốt đẹp ảnh hưởng mình một cách tự nhiên. Càng ngày càng đông đảo người mến mộ, kính trọng và thừa nhận sự ảnh hưởng tốt của Sư với mình, với mọi người. Nhưng Sư, trước sau vẫn vậy, vẫn nói mình đang tập học, vẫn khất thực, bộ hành, ăn một bữa, ngủ giữa thiên nhiên, giữ giới, hạnh; không nói dối, không trộm cắp, không tà dâm, không rượu chè, cờ bạc, không sát sinh...

Quá trình tu tập của Sư gặp những thay đổi, biến động, nhiều người thêm chứng kiến, càng va chạm, xúc chạm trong quá trình tu tập, đạo hạnh của Sư càng sáng rõ, càng vững vàng, như vàng thử qua nhiều lò lửa. Sư chuyển bước khất thực, bộ hành về đất Phật Ấn Độ, hẳn nhiều người nghĩ, bước đi của những ai đã thành, đang thành, sẽ thành Phật thì đến đâu cũng như là trở về. Với tâm Phật, tính Phật thì đâu cũng giàu tình yêu thương, thân thiết. Bước chân rời quê nhà, đất nước với Sư đó là đến và đi, đi và về, vô thủy vô chung như xưa nay.

Tinh thần Đạo Phật là tinh thần sống thuận tự nhiên, tùy duyên, không ham tham khiến làm sai lệch tự nhiên, mất sự bình yên. Và nước Lào, người dân Lào cho ta cảm nhận, cảm thấy được điều này rất rõ khi bước chân Sư qua đây. Hành trình hướng Phật như không có biên giới, không cách ngăn, bước nối bước tự nhiên. Hẳn ai cũng được thấy mình như đang đi, như đang được trở về, trở lại, như đang được nhìn nhận thêm, nhìn nhận lại, thấy rõ hơn cái nôi, cái gốc của mình, của con người? Nên đó là hành trình không chỉ của Sư mà là của những người mộ Đạo, người học Phật, người có tâm tính Phật. Và hành trình đó rồi sẽ cho ta thấy thêm nữa, cho dù các quốc gia có nhiều hệ phái thì tính đại đồng không biên giới, rất tự nhiên vẫn không mất đi.

Hành trình của Sư cũng đang cho nhiều người thấy, sự học tập tu luyện rộng mở, trong sự tiếp nối bình thường đó sẽ có thêm bao điều cao sâu, tinh diệu hơn. Theo bước chân Sư ta mở rộng thêm cảm nhận về thiên nhiên, văn hóa, phong tục nước người. Ví như, ta được thấy trước người tu hành, người dân Lào lễ nghi, hiền hòa, thanh nhã, bình dị, thân gần, thơm thảo... Đạo ở đây trở thành nếp sống tự nhiên, tốt đẹp, yên lành.

Sư vẫn kiên trì tu rèn, thực tập pháp Phật trên đất nước người, cũng như trên đất nước mình, vẫn khất thực, bộ hành, ăn một bữa, nhặt vải may y, chân đất, đầu trần, ngủ giữa đất trời cây cỏ, tu dưỡng, giữ đạo hạnh - chính việc tu dưỡng đạo hạnh này mới là cốt lõi của tất cả, là kết nối, là gieo giữ những tốt lành cho cuộc sống. Dù rừng sâu hay phố thị, dù nơi u tịch, tăm tối hay ồn ào, hào nhoáng, dù trên đất nước xa lạ... đạo hạnh cao được tu rèn bền bỉ của Sư đã dẫn truyền thanh khí, lan tỏa bình yên, tình yêu thương, từ đó thêm nhiều người có cái nhìn rộng vào nhân gian mà soi ngẫm và tu dưỡng mình.

Tu luyện ăn một bữa, tu luyện ngủ giữa tự nhiên, tu luyện đi không giới hạn... rất  khác thường, phi thường, nhưng qua đó để tu rèn đạo hạnh; luôn học tập, bền chí, kiên trì, khiêm nhu, từ bi, hòa ái, có đủ nhân, trí, dũng ấy mới là căn cốt có ý nghĩa. Rèn luyện, tu dưỡng phẩm hạnh, đạo đức, có ảnh hưởng tích cực, có giá trị tinh thần, có ý nghĩa thức tỉnh, có cống hiến hay không? Khi được mọi người đồng tình, đồng tư tưởng, đó mới thật là quan trọng.

Hồ Thị Ngọc Hoài
Tin khác
Tác giả trẻ có tiểu thuyết lịch sử được xuất bản tại Ý
Tác giả trẻ có tiểu thuyết lịch sử được xuất bản tại Ý

Tác giả trẻ Võ Chí Nhất vừa có tiểu thuyết lịch sử ‘Hoàng cung’ được Nhà xuất bản Fiori D'asia Editrice dịch và in tại Ý, với nhan đề ‘Palazzo reale di Thang Long’.

Lục bát thiền trong miền đồng điệu và đồng cảm thi ca
Lục bát thiền trong miền đồng điệu và đồng cảm thi ca

Lục bát thiền là nét đặc trưng cơ bản được tác giả Trần Lê Khánh chắt chiu thể hiện qua tập thơ ‘Đồng’ do Nhà xuất bản Văn Học ấn hành.

Hai người họ Tô giữa tiếng chim rừng và đất lửa Tây Ninh
Hai người họ Tô giữa tiếng chim rừng và đất lửa Tây Ninh

Hai người họ Tô là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Tô Quyền và Nghệ sĩ Nhân dân Tô Lan Phương xuất hiện trong ‘Tiếng chim rừng và đất lửa Tây Ninh’.

Nhà văn Y Ban đã thấy gì trên đỉnh giời?
Nhà văn Y Ban đã thấy gì trên đỉnh giời?

Nhà văn Y Ban tiếp tục khẳng định một giọng nữ đặc sắc trong đời sống văn chương Việt Nam, bằng tập truyện ngắn có tên gọi ‘Trên đỉnh giời’.   

Cựu chiến binh hồi tưởng mặt trận gần phía trước
Cựu chiến binh hồi tưởng mặt trận gần phía trước

Cựu chiến binh Trần Trí Thông gửi gắm niềm riêng qua trường ca ‘Mặt trận gần phía trước’ phát hành đúng dịp kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Nhà văn Anh Đức trong ký ức đồng nghiệp thế hệ sau
Nhà văn Anh Đức trong ký ức đồng nghiệp thế hệ sau

Nhà văn Anh Đức được hậu sinh nhắc đến một cách trân trọng tại hội thảo kỷ niệm 10 năm ông qua đời, vừa tổ chức sáng 18/12 ở TP.HCM.

Tác giả trẻ My Tiên và vùng da thiêng nhiều cảm xúc
Tác giả trẻ My Tiên và vùng da thiêng nhiều cảm xúc

Tác giả trẻ My Tiên ở đất võ Bình Định vừa ra mắt tập thơ ‘Vùng da thiêng’ với nhiều cảm xúc nồng nàn về quê hương và con người Nam Trung bộ.

Mạch nha Thi Phổ
Mạch nha Thi Phổ

Làng Thi Phổ thuộc huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, là nơi sản xuất loại mạch nha thơm ngon nổi tiếng trong cả nước, gọi là 'mạch nha Thi Phổ'.

Tác phẩm Hồ Biểu Chánh vẫn được công chúng đón nhận
Tác phẩm Hồ Biểu Chánh vẫn được công chúng đón nhận

Tác phẩm Hồ Biểu Chánh không chỉ được chuyển thể thành phim truyền hình và phim điện ảnh, mà còn liên tục tái bản với số lượng lớn để phục vụ độc giả.

Khảo cứu: Bài thơ 'Bán than' không phải của Trần Khánh Dư
Khảo cứu: Bài thơ 'Bán than' không phải của Trần Khánh Dư

Trong 'Quốc văn trích diễm', giáo sư Dương Quảng Hàm trích bài thơ 'Bán than' và cho là của Trần Khánh Dư. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tác giả là người khác.

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đậm đà cốt cách Nam bộ
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đậm đà cốt cách Nam bộ

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng, tác giả được giải thưởng Hồ Chí Minh, được hậu sinh kỷ niệm 10 năm ông đi xa, bằng một hội thảo tổ chức tại TP.HCM sáng 6/12.