Công nghệ nano sẵn sàng cách mạng hóa nông nghiệp toàn cầu

Văn Việt - Thứ Tư, 13/03/2024 , 16:05 (GMT+7)

Công nghệ nano có tiềm năng biến đổi nông nghiệp, tăng năng suất, giảm thiểu tác động đến môi trường, đảm bảo an ninh lương thực cho các thế hệ mai sau.

Công nghệ nano được cho là sẽ tạo ra cuộc cách mạng giúp thay đổi nền nông nghiệp toàn cầu. Ảnh minh họa: Genetic Engineering & Biotechnology News.

Công nghệ nano được cho là sẽ tạo ra cuộc cách mạng giúp thay đổi nền nông nghiệp toàn cầu. Ảnh minh họa: Genetic Engineering & Biotechnology News.

Trong một đánh giá mang tính bước ngoặt mới đây, các nhà khoa học Ấn Độ đã nhấn mạnh cách công nghệ nano có thể thay đổi ngành nông nghiệp toàn cầu, giải quyết các thách thức do biến đổi khí hậu và tăng trưởng dân số nhanh chóng đặt ra.

Một đánh giá toàn diện của nhóm nghiên cứu tại Trường Khoa học Sinh học, Đại học Trung tâm Kerala ở Ấn Độ, đã mang đến cái nhìn sâu xa hơn về con đường mà công nghệ nano có thể thay đổi các phương thức canh tác truyền thống, đảm bảo an ninh lương thực cho dân số toàn cầu đang tăng nhanh.

Báo cáo được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Nông nghiệp và Thực phẩm hồi tháng hai. Theo nhóm nghiên cứu, bóng ma mất an ninh lương thực ngày càng lớn dần lên, bắt nguồn từ tình trạng biến đổi khí hậu, tăng trưởng dân số và các biện pháp canh tác không bền vững.

Tuy nhiên, giữa những thách thức, công nghệ nano xuất hiện mang đến tia hy vọng. Công nghệ mạnh mẽ này, vận dụng vật chất ở cấp độ nguyên tử và phân tử, có tiềm năng biến đổi nông nghiệp, tăng năng suất, giảm thiểu tác động đến môi trường và đảm bảo an ninh lương thực cho các thế hệ mai sau.

Hãy tưởng tượng một tương lai nơi nông dân sử dụng các công cụ không khác gì đũa phép. Phân bón nano cung cấp chất dinh dưỡng trực tiếp cho rễ cây, loại bỏ chất thải và ô nhiễm. Các cảm biến sinh học cực nhỏ được nhúng trong đất cung cấp thông tin quan trọng về chất dinh dưỡng và độ ẩm, hướng dẫn tưới tiêu bằng tia laser chính xác. Ngay cả cấu trúc di truyền của cây trồng cũng có thể được điều chỉnh một cách tinh vi, giúp chúng có khả năng chống chọi sâu bệnh tốt hơn.

Công nghệ nano sẵn sàng cách mạng hóa nông nghiệp toàn cầu. Ảnh: Potato News Today.

Công nghệ nano sẵn sàng cách mạng hóa nông nghiệp toàn cầu. Ảnh: Potato News Today.

Đây không phải những chi tiết được lấy từ một bộ truyện viễn tưởng. Chúng là những tiến bộ vượt trội và hoàn toàn khả thi mà công nghệ nano có thể mang lại. Các nhà nghiên cứu Ấn Độ đã khám phá ra một loạt các ứng dụng đáng kinh ngạc, như viên nang nano chứa thuốc trừ sâu nhắm vào các loài gây hại cụ thể giúp giảm thiểu ảnh hưởng đối với côn trùng có ích và môi trường, hạt giống được phủ nano nảy mầm nhanh hơn và chống lại bệnh tật tốt hơn hay vật liệu có kích thước nano được dệt thành bao bì giúp kéo dài thời hạn sử dụng của trái cây, rau quả.

Những lợi ích về môi trường cũng rất hấp dẫn. Bằng cách cung cấp chất dinh dưỡng với độ chính xác cao, công nghệ nano hứa hẹn sẽ giảm đáng kể lượng nước thải nông nghiệp, nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước. Ngoài ra, sự phát triển của các loại thuốc trừ sâu tấn công chính xác hơn và tiềm năng của cây trồng kháng sâu bệnh có thể giúp giảm đáng kể lượng hóa chất độc hại được sử dụng trong nông nghiệp truyền thống.

Tuy nhiên, tác động lớn đi kèm với trách nhiệm cao. Tiềm năng của công nghệ nano là không thể phủ nhận, song vẫn còn nhiều lo ngại. Tác động lâu dài của hạt nano đến môi trường và sức khỏe con người vẫn chưa rõ ràng. Những câu hỏi xoay quanh độc tính tiềm ẩn, hậu quả sinh thái ngoài ý muốn hay khả năng hạt nano xâm nhập vào chuỗi thức ăn cũng là vấn đề được các nhà khoa học đặc biệt lưu tâm.

Ngoài ra, những cân nhắc về mặt đạo đức không thể bị bỏ qua. Việc áp dụng công nghệ nano trên quy mô lớn trong nông nghiệp đặt ra câu hỏi về khả năng các doanh nghiệp lớn sẽ thống lĩnh thị trường do những hộ nông dân vừa và nhỏ không thể tiếp cận công nghệ.

Việc thừa nhận những mối lo ngại này là rất quan trọng. Để công nghệ nano được áp dụng bền vững trong nông nghiệp đòi hỏi sự tham gia của công chúng, đối thoại minh bạch và một không pháp lý mạnh mẽ, các nhà nghiên cứu lưu ý.

Việc nông dân, nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách và người tiêu dùng cùng hợp tác để khai thác tiềm năng của công nghệ nano sẽ giúp giảm thiểu đáng kể rủi ro. Nỗ lực tập thể này có thể mở đường cho một tương lai nơi an ninh lương thực không phải giấc mơ mà là hiện thực.

Hành trình hướng tới tương lai này sẽ không dễ dàng, báo cáo nhấn mạnh. Nó yêu cầu những tính toán kỹ lưỡng và chặt chẽ, nhưng phần thưởng tiềm năng là quá lớn để có thể bỏ qua. Trước những thách thức ngày càng gia tăng về an ninh lương thực, công nghệ nano mang đến hy vọng, nhưng chỉ khi con người tiếp cận nó bằng sự khôn ngoan và cam kết phát triển có trách nhiệm.

Văn Việt (Theo Potato News Today)
Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt
Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt

Gần đây, trường hợp viết đảo ngược từ xuất hiện tràn lan và ngày một phát triển. Có cơ hội, có dịp là đảo ngược. Đảo lấy được. Nhà văn, nhà báo cũng đua nhau viết ngược từ.

‘Sinh lộ’ của ngành gỗ Việt: [Bài 1] Chứng chỉ FSC, ‘thẻ visa’ của đồ gỗ xuất khẩu
‘Sinh lộ’ của ngành gỗ Việt: [Bài 1] Chứng chỉ FSC, ‘thẻ visa’ của đồ gỗ xuất khẩu

Chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) được cho là chiếc ‘thẻ visa’ của gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam xuất khẩu vào các thị trường khó tính trên thế giới.

Cơ hội cho tôm Việt Nam khi Trung Quốc kiểm soát tôm Ecuador
Cơ hội cho tôm Việt Nam khi Trung Quốc kiểm soát tôm Ecuador

Tôm Ecuador nhập khẩu vào Trung Quốc bị tăng cường kiểm tra dư lượng chất sulfite tạo tạo cơ hội để tôm Việt Nam gia tăng xuất khẩu vào thị trường này.

Giải pháp của Lâm Đồng
Giải pháp của Lâm Đồng1

TS. Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng: 'Lâm Đồng đã thu hút được 80 doanh nghiệp FDI và 1.550 doanh nghiệp trong nước đầu tư phát triển nông nghiệp, có khoảng 150 HTX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao'.

Trung Quốc thử nghiệm thành công trồng lúa trong 60 ngày
Trung Quốc thử nghiệm thành công trồng lúa trong 60 ngày

Nhờ kỹ thuật thủy canh, chiếu sáng nhân tạo và các công nghệ khác, cây lúa được trồng ở Tân Cương (Trung Quốc) có chu kỳ sinh trưởng ngắn hơn đáng kể.

Ấn Độ đặt mục tiêu xuất khẩu thủy sản 12 tỷ USD năm 2025
Ấn Độ đặt mục tiêu xuất khẩu thủy sản 12 tỷ USD năm 2025

Ấn Độ đang tìm cách tăng kim ngạch xuất khẩu thủy sản thêm 4 tỷ USD để đạt mục tiêu 12 tỷ USD năm 2025.

'Cô lập' bể carbon ven biển gắn liền phúc lợi kinh tế và xã hội
'Cô lập' bể carbon ven biển gắn liền phúc lợi kinh tế và xã hội

Tăng cường các biện pháp bảo tồn và bảo vệ hệ thống ven biển có hàm lượng carbon cao, đảm bảo phúc lợi kinh tế và xã hội của các cộng đồng.

Bảo tồn đa dạng sinh học phải tránh 'phát triển nóng và chạy theo nông nghiệp sản lượng'
Bảo tồn đa dạng sinh học phải tránh 'phát triển nóng và chạy theo nông nghiệp sản lượng'

Thói quen thực hành nông nghiệp không bền vững khiến nhiều diện tích đất nông nghiệp bị suy thoái, ô nhiễm môi trường, theo TS Diego Naziri từ Trung tâm Khoai tây quốc tế.

Giảm thiểu phát thải, tăng dự trữ carbon bằng cỏ biển
Giảm thiểu phát thải, tăng dự trữ carbon bằng cỏ biển

Hệ sinh thái tự nhiên ven biển gồm cỏ biển, đầm lầy thủy triều và rừng ngập mặn, cô lập và lưu trữ một lượng lớn carbon trong cả thực vật và trầm tích.

Cá ngừ chật vật tái lập kim ngạch xuất khẩu năm 2023
Cá ngừ chật vật tái lập kim ngạch xuất khẩu năm 2023

Thẻ vàng IUU, biến động thị trường, hạn ngạch khai thác và những quy định mới khiến doanh nghiệp khai thác thủy sản lúng túng trong việc thích ứng.

5 giải pháp cho vụ hè thu đặc biệt khó khăn ở Nghệ An
5 giải pháp cho vụ hè thu đặc biệt khó khăn ở Nghệ An

Vụ hè thu năm nay của Nghệ An đang đứng trước những khó khăn lớn do thời tiết gây ra, nhất là nắng nóng, hạn hán.

Việt Nam dẫn đầu về xuất khẩu gạo vào Singapore
Việt Nam dẫn đầu về xuất khẩu gạo vào Singapore

Việt Nam xuất khẩu gạo sang Singapore từ lâu, nhưng luôn đứng sau một số nguồn cung khác. Đầu năm nay, gạo Việt Nam đã chiếm vị trí số 1 tại thị trường này.