Nông sản xuất khẩu 2024

Cơ hội cho tôm Việt Nam khi Trung Quốc kiểm soát tôm Ecuador

Sơn Trang - Thứ Năm, 02/05/2024 , 08:47 (GMT+7)

Tôm Ecuador nhập khẩu vào Trung Quốc bị tăng cường kiểm tra dư lượng chất sulfite tạo tạo cơ hội để tôm Việt Nam gia tăng xuất khẩu vào thị trường này.

Đưa tôm nguyên liệu vào chế biến trong một nhà máy ở ĐBSCL. Ảnh: Sơn Trang.

Theo bà Kim Thu, chuyên gia thị trường tôm của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Trung Quốc là một trong 2 thị trường nổi bật nhất của tôm Việt Nam trong quý I năm nay. Tính đến hết quý I, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc - Hồng Kông đạt 128 triệu USD, tăng tới 70% so với cùng kỳ 2023. Với kim ngạch như trên, Trung Quốc - Hồng Kông là thị trường lớn nhất của tôm Việt Nam trong quý đầu tiên của năm.

Xuất khẩu tôm Việt Nam sang Trung Quốc tăng mạnh trong 3 tháng đầu năm, có nguyên nhân quan trọng từ việc Trung Quốc tăng cường kiểm tra tại cảng với tôm Ecuador nhập khẩu. Việc kiểm tra tập trung vào các quy định về nhãn mác và dư lượng chất sulfite.

VASEP cho biết, Trung Quốc bắt đầu tăng kiểm tra với tôm Ecuador sau khi Wang Hai - một blogger nổi tiếng và được coi là chuyên gia chống hàng giả của nước này công bố thông tin tôm Ecuador được bán trên nền tảng thương mại Trung Quốc có chứa chất bảo quản vượt mức cho phép. 

Cụ thể, Wang Hai đã mua tôm có nguồn gốc từ Ecuador trên East Buy, một trong những nhà bán hàng online lớn nhất Trung Quốc, rồi mang đi xét nghiệm. Kết quả phát hiện dư lượng lưu huỳnh dioxide (một chất bảo quản được sử dụng rộng rãi trong chế biến tôm) ở mức 0,155 gr/kg. Đây là mức vượt ngưỡng cho phép theo quy định của Trung Quốc (0,1 gr/kg).

Một số sản phẩm tôm Việt Nam tại Vietfish 2023. Ảnh: Sơn Trang.

Trung Quốc bắt đầu phát hiện lô hàng tôm nhập khẩu từ Ecuador có hàm lượng sulfite (một chất bảo quản thường được sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm để ngăn chặn quá trình oxy hóa) vượt mức cho phép vào ngày 19/2. Sau đó, hàng loạt lô tôm khác cũng bị phát hiện với lỗi tương tự.

Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC), trong 2 tháng đầu năm nay, có 43 lô tôm Ecuador đã bị từ chối nhập khẩu vào Trung Quốc. Trong đó, có 34 lô hàng có nguyên nhân là hàm lượng sulfite (một chất bảo quản thường được sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm để ngăn chặn quá trình oxy hóa) vượt mức cho phép. Những lô hàng bị từ chối còn lại là do hồ sơ không thống nhất, nitơ cơ bản dễ bay hơi quá mức, hoặc có mầm bệnh động vật.

Ecuador là nước xuất khẩu tôm lớn nhất vào Trung Quốc. Năm 2023, Trung Quốc nhập khẩu một lượng tôm kỷ lục là 1,1 triệu tấn, trong đó, tôm Ecuador chiếm khoảng 70% với 697 nghìn tấn.

Chính vì vậy, khi Trung Quốc siết chặt kiểm tra tôm nhập khẩu từ Ecuador, các thương nhân Trung Quốc phải tăng cường nhập khẩu tôm từ các thị trường khác, trong đó có Việt Nam. Số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, cho thấy, trong tháng 2/2024, trong khi nhập khẩu tôm từ Ecuador giảm 24% về khối lượng và giảm 35% về giá trị so với tháng 2/2023 thì nhập khẩu tôm từ Việt Nam tăng 22% về khối lượng và tăng 3% về giá trị.

Căng thẳng biển Đỏ làm cước vận tải biển tăng cũng khiến cho Trung Quốc giảm nhập khẩu tôm từ Ecuador nói riêng và khu vực châu Mỹ nói chung, đồng thời chuyển sang nhập hàng từ những thị trường gần như Việt Nam.

Hiện nay, Việt Nam đang xuất khẩu sang Trung Quốc các mặt hàng tôm thẻ chân trắng, tôm sú, tôm hùm... Trong đó, Trung Quốc là thị trường lớn nhất của tôm hùm Việt Nam. 2 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc đạt gần 29 triệu USD, cao gấp 27 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Bên cạnh đó là các sản phẩm tôm chế biến như há cảo tôm, sủi cảo tôm gừng, tôm thẻ thịt duỗi tẩm bột chiên đông lạnh, tôm thẻ xiên que đông lạnh… của Việt Nam cũng đang ngày càng được người tiêu dùng Trung Quốc đón nhận.

Chế biến tôm. Ảnh: Sơn Trang.

TS Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Fimex VN, cho biết, Trung Quốc có hàng nghìn doanh nghiệp quy mô lớn, chuyện chế biến tôm cung ứng cho các hệ thông tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Do nguồn cung tôm nguyên liệu trên thế giới khá dồi dào, nên các doanh nghiệp Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu tôm nguyên liệu về chế biến và cung ứng tôm thành phẩm ra thị trường. Trong khi đó, tôm Việt Nam xuất khẩu hiện nay đại đa số là tôm thành phẩm hoặc các sản phẩm tôm giá trị gia tăng. Vì vậy, các doanh nghiệp tôm Việt Nam đang tập trung bán vào thị trường Trung Quốc những sản phẩm tôm mà các nước khác không có.

Theo VASEP, Trung Quốc và Mỹ đang là 2 thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất thế giới hiện nay. Mỹ chiếm khoảng 26 - 30% giá trị nhập khẩu tôm toàn cầu, còn Trung Quốc chiếm 16 - 22%.

Sơn Trang
Tin khác
Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu
Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu

Tây Ninh Với phương châm đưa thực phẩm chay ra thế giới, Công ty Vương Ngọc Vegan đã biến những quả điều, loại quả được xem như phế phẩm trong nông nghiệp, thành nước mắm chay hảo hạng.

Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ
Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ

Theo các chuyên gia, nếu biết tận dụng lượng chất thải hữu cơ trong sinh hoạt biến thành phân bón hữu cơ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường cho nhiều nông hộ.

Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học
Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học

Bà Rịa - Vũng Tàu Nhờ làm phân hữu cơ từ đệm lót sinh học, Công ty Trang Linh đang chứng minh được hiệu quả kinh tế và sự đúng đắn trong triết lý nông nghiệp tuần hoàn.

Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô
Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô

Than dừa được làm chủ yếu từ gáo dừa - một phụ phẩm của ngành dừa. Xuất khẩu than dừa nói chung đang ngày càng tăng, mang nhiều ngoại tệ về cho đất nước.

Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao
Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao

Từ xơ mướp, những bạn trẻ Đồng Tháp đã sáng tạo thành những sản phẩm có tính ứng dụng cao, được thị trường đón nhận, đã xuất khẩu đi nhiều nước như Nhật, Hàn, Mỹ, EU...

Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột
Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột

Từ một phế phẩm tưởng chừng vô giá trị, bã sắn tại Tây Ninh đã trở thành nguồn thu quan trọng cho các doanh nghiệp chế biến tinh bột.

Tri thức hóa nông dân là quá trình liên tục
Tri thức hóa nông dân là quá trình liên tục

Ngày nay, sản xuất không chỉ dựa vào kinh nghiệm, từ những mô hình thành công ở địa phương cho thấy tri thức hóa nông dân đang là nhiệm vụ hàng đầu.

Tri thức hóa nông dân cần sự kiên trì và đầu tư đúng mức
Tri thức hóa nông dân cần sự kiên trì và đầu tư đúng mức

ĐBSCL Việc tham gia của nông dân vào các tổ chức kinh tế tập thể còn thấp và công tác đào tạo chưa đồng đều khiến hành trình tri thức hóa nông dân gặp khó khăn.

Đồng Tháp có hơn 42.000 nông dân chuyên nghiệp
Đồng Tháp có hơn 42.000 nông dân chuyên nghiệp

Từ ý tưởng thi đua ‘Người nông dân chuyên nghiệp’, nông dân Đồng Tháp từng bước thay đổi tư duy sản xuất, khẳng định vai trò trong xây dựng nền kinh tế nông nghiệp.

Hơn 250 doanh nghiệp tham gia Ngày Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản
Hơn 250 doanh nghiệp tham gia Ngày Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản

Chuỗi sự kiện Ngày Doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản 2024 với slogan 'Chung tầm nhìn, chia sẻ thành công' đã diễn ra thành công tốt đẹp tại Thủ đô Tokyo, Nhật Bản.

Giới thiệu nông lâm sản chủ lực tỉnh Hòa Bình
Giới thiệu nông lâm sản chủ lực tỉnh Hòa Bình

Tiềm năng sản xuất, chế biến các mặt hàng nông, lâm thủy sản chủ lực của tỉnh Hòa Bình phục vụ thị trường trong nước và đáp ứng xuất khẩu.

Du lịch đã trở thành nguồn thu nhập chính của Thuận Tân Hội Quán
Du lịch đã trở thành nguồn thu nhập chính của Thuận Tân Hội Quán

Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, Thuận Tân Hội Quán còn thành lập điểm du lịch nông nghiệp, tổ chức các hoạt động cho du khách tham quan, trải nghiệm cuộc sống vùng sông nước.