‘Sinh lộ’ của ngành gỗ Việt: [Bài 1] Chứng chỉ FSC, ‘thẻ visa’ của đồ gỗ xuất khẩu

Đình Thung - Kim Sơ - Thứ Năm, 02/05/2024 , 09:03 (GMT+7)

Chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) được cho là chiếc ‘thẻ visa’ của gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam xuất khẩu vào các thị trường khó tính trên thế giới.

‘Cánh cửa’ để sản phẩm gỗ đi vào các thị trường lớn

Theo ông Trần Duy Khánh, Trưởng phòng Marketing - phân tích thị trường của tổ chức KNA CERT, Hoa Kỳ là quốc gia tiêu thụ đồ gỗ lớn nhất thế giới, mỗi năm quốc gia này nhập khẩu đồ gỗ có giá trị khoảng 24 - 25 tỷ USD. Đồ gỗ của Việt Nam được xem là nguồn cung lớn nhất đối với thị trường Hoa Kỳ, chiếm khoảng 37% tổng giá trị nhập khẩu đồ gỗ của nước này và chiếm khoảng 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam.

Cũng theo ông Khánh, trong năm 2024, ngành gỗ Việt có nhiều cơ hội để hồi phục, bởi hàng tồn kho tại Hoa Kỳ đã cạn dần trong năm 2023, tạo động lực để thị trường này tiếp tục nhập khẩu. Tuy nhiên, thị trường Hoa Kỳ phát sinh nhiều rào cản mới về tiêu chuẩn trong xuất khẩu, liên quan đến bảo vệ môi trường và giá trị bền vững.

Đồ gỗ của Việt Nam được xem là nguồn cung lớn nhất đối với thị trường Hoa Kỳ. Ảnh: V.Đ.T.

“Vì vậy, các doanh nghiệp ngành gỗ của Việt Nam cần chủ động cập nhật các tiêu chuẩn, quy định mới của Hoa Kỳ về phát triển rừng bền vững, chuỗi cung ứng sạch và về nguồn gốc xuất xứ của mặt hàng đồ gỗ để tiếp cận với thị trường lớn nhất thế giới”, ông Trần Duy Khánh chia sẻ.

Đối với thị trường châu Âu (EU), cũng theo ông Khánh, hiện đồ gỗ của Việt Nam nhập vào thị trường này chỉ chiếm 1,9% trong tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng gỗ của EU và chiếm 3,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nguyên nhân sản phẩm gỗ của Việt Nam chưa tiếp cận sâu vào thị trường EU được cho là do khách hàng khu vực này rất khó tính trong việc sử dụng đồ gỗ. Cuối năm 2024, EC tiếp tục áp dụng quy định chống phá rừng (EUDR), đây là thách thức không nhỏ cho ngành gỗ Việt.

Ông Khánh khẳng định chứng chỉ FSC sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh trong thị trường EU đối với mặt hàng gỗ xuất khẩu của Việt Nam, là cơ hội để sản phẩm gỗ Việt tiếp cận với thị trường EU, thị trường đầy tiềm năng này. Bên cạnh đó, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam - EU đã có hiệu lực năm thứ 3, đây là động lực thúc đẩy hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU.

Bà Vũ Thị Quế Anh: Những nhà mua hàng cao cấp trên thị trường toàn cầu sẵn sàng trả thêm tiền cho những mặt hàng được làm từ nguyên liệu có chứng chỉ FSC. Ảnh: V.Đ.T.

“Việt Nam là 1 trong 4 nước ở khu vực châu Á có hiệp định thương mại với EU nên có nhiều cơ hội về giảm thuế và các ưu đãi về xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này. Trước thực trạng EU đang gặp khó trong việc thay thế nguồn cung đồ gỗ từ Nga và Trung Quốc, đây cũng là cơ hội lớn để ngành gỗ Việt tiếp cận với thị trường này”, ông Trần Duy Khánh chia sẻ.

Lợi ích nhiều mặt

Theo bà Vũ Thị Quế Anh, đại diện Hội đồng quản trị rừng (FSC) tại Việt Nam, hiện ở Việt Nam có khoảng 310.000ha rừng đã được cấp chứng chỉ FSC; trong đó, có khoảng hơn 20.000ha là rừng tự nhiên không khai thác gỗ, còn lại là rừng trồng. Chứng chỉ FSC CoC ở Việt Nam tăng khá nhanh, hiện đã có 1.730 đơn vị được cấp. Việt Nam còn có nhiều dòng nguyên liệu khác đã được cấp chứng chỉ FSC như hơn 9.000ha tre và 6.000ha cao su, riêng gỗ cao su cũng là nguyên liệu để sản xuất các mặt hàng xuất khẩu cung ứng cho thị trường thế giới.

“Đối với gỗ có chứng chỉ FSC, diện tích chỉ mới là 1 yếu tố, quan trọng hơn là sản phẩm phải đảm bảo tính bền vững. Tại Việt Nam, gỗ nguyên liệu có chứng chỉ FSC được tiêu thụ với giá cao hơn các loại gỗ không có chứng chỉ FSC từ 10 - 15%. Đối với những nhà mua hàng cao cấp trên thị trường toàn cầu, họ sẵn sàng trả thêm tiền cho những mặt hàng được làm từ nguyên liệu có chứng chỉ FSC. Đối tượng tiêu dùng này xác định được những giá trị, tác động xã hội mà sản phẩm được làm từ nguyên liệu có chứng chỉ FSC mang lại sự phát triển bền vững cho rừng”, bà Vũ Thị Quế Anh chia sẻ.

2 yêu cầu cốt lõi mà doanh nghiệp cần lưu tâm để các sản phẩm gỗ được lưu thông tại thị trường EU là không gây mất rừng và hợp pháp. Ảnh: V.Đ.T.

Ông Phạm Đình Sức, chuyên gia đánh giá trưởng của tổ chức KNA CERT, cũng cho rằng FSC là tiêu chuẩn để người tiêu dùng thế giới lựa chọn sản phẩm để tiêu thụ. Hiện nay, đa số các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành chế biến gỗ xuất khẩu ở Việt Nam có chứng chỉ là do khách hàng yêu cầu. Thế nhưng nếu như doanh nghiệp chủ động làm chứng chỉ FSC trước thì sẽ được hưởng thụ nhiều lợi ích. Bởi FSC hoạt động trên 123 thị trường trên thế giới, FSC có trang chủ và khi tham gia, các doanh nghiệp có thể cập nhật mọi thông tin, tìm kiếm khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm từ trang này. Tham gia FSC, các doanh nghiệp nhỏ còn tìm kiếm được cơ hội làm ăn với các đối tác trên toàn cầu.

Cũng theo ông Sức, FSC có 2 loại chứng nhận chính là FSC FM và FSC CoC. FSC FM là chứng nhận cho khu rừng đạt các tiêu chí liên quan tới môi trường, xã hội và kinh tế, chứng nhận này dành cho các tổ chức trồng rừng và khai thác rừng; còn chứng chỉ FSC CoC là dành cho chuỗi sản xuất từ thu mua gỗ tròn, nhà máy cưa xẻ, chế biến đến đơn vị bán hàng.

Ông Phạm Đình Sức, chuyên gia đánh giá trưởng của tổ chức KNA CERT, cho rằng FSC là tiêu chuẩn để người tiêu dùng thế giới lựa chọn sản phẩm khi tiêu thụ. Ảnh: V.Đ.T.

Theo ông Tô Xuân Phúc, Giám đốc điều hành Chương trình chính sách, thương mại và tài chính lâm nghiệp - Tổ chức Forest Trends, 2 yêu cầu cốt lõi mà các doanh nghiệp cần lưu tâm để các sản phẩm gỗ được lưu thông tại thị trường EU là không gây mất rừng và hợp pháp. Hiện tại, nhiều khách hàng trong khu vực này đã và đang áp dụng nhiều tiêu chuẩn sản xuất và tiêu dùng bền vững tự nguyện đối với các sản phẩm gỗ, ví dụ các sản phẩm phải có chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC. Bên cạnh đó, theo Hiệp định Đối tác tự nguyện giữa Việt Nam và EU về thực thi luật lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản (Hiệp định VPA/FLEGT), Việt Nam cam kết tất cả các mặt hàng gỗ xuất khẩu sang EU là hợp pháp, nên doanh nghiệp phải thích nghi và làm theo.

Theo Báo cáo Bền vững Toàn cầu của Neilson, doanh số bán hàng tiêu dùng từ các thương hiệu có cam kết bền vững đã tăng hơn 4%, trong khi những thương hiệu không có cam kết chỉ tăng dưới 1%. 66% người tiêu dùng nói rằng họ sẵn sàng chi nhiều hơn cho các thương hiệu bền vững.
Đình Thung - Kim Sơ
Tin khác
Dừa tươi Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ tăng 4 con số
Dừa tươi Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ tăng 4 con số

Dừa tươi Việt Nam đang được các thương nhân Hoa Kỳ đẩy mạnh nhập khẩu trong năm nay, qua đó đưa Việt Nam vào tốp 3 những nguồn cung lớn nhất cho thị trường này.

Xuất khẩu rau quả lần đầu vượt mốc 6 tỷ USD
Xuất khẩu rau quả lần đầu vượt mốc 6 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả Việt Nam đến hết tháng 10 đã có lần đầu tiên vược mốc 6 tỷ USD, đồng thời cũng vượt mốc 4 tỷ USD ở thị trường Trung Quốc.

Trung Quốc - Hongkong trở thành thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam
Trung Quốc - Hongkong trở thành thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng đầu năm, qua đó đưa Trung Quốc – Hongkong trở thành thị trường lớn nhất.

Thu hút người trẻ bằng sản xuất cà phê bền vững
Thu hút người trẻ bằng sản xuất cà phê bền vững

Sản xuất cà phê bền vững không chỉ giúp nông dân yên tâm gắn bó với cây cà phê mà còn thu hút được người trẻ tham gia vào sản xuất cà phê.

Nâng tầm sản xuất nông nghiệp Đất Cảng: [Bài 2] Tăng giá trị tôm, cá qua du lịch
Nâng tầm sản xuất nông nghiệp Đất Cảng: [Bài 2] Tăng giá trị tôm, cá qua du lịch

Hải Phòng Các mô hình kết hợp nuôi trồng thủy sản được người dân phát triển gắn với các hoạt động du lịch sinh thái, trải nghiệm, qua đó đã giúp gia tăng giá trị tôm, cá.

Nâng tầm sản xuất nông nghiệp Đất Cảng: [Bài 1] Cải thiện giá trị nhờ kết hợp với du lịch
Nâng tầm sản xuất nông nghiệp Đất Cảng: [Bài 1] Cải thiện giá trị nhờ kết hợp với du lịch

Sự kết hợp giữa phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, chất lượng gắn với phát triển du lịch đã giúp nông dân Hải Phòng tăng thu nhập, nâng cao đời sống.

Cam Vạn Yên ‘chắp cánh’ cho du lịch sinh thái
Cam Vạn Yên ‘chắp cánh’ cho du lịch sinh thái

Quảng Ninh Từ những vườn cam bản địa, nông dân xã Vạn Yên (huyện Vân Đồn) đã và đang hình thành nên những khu du lịch sinh thái, tạo điểm tham quan, trải nghiệm hấp dẫn.

Tôm, cá ngừ có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang UAE
Tôm, cá ngừ có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang UAE

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam - UAE (CEPA) vừa mới được ký kết đang mở thêm nhiều cơ hội cho tôm, cá ngừ… Việt Nam tại thị trường UAE.

Xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam quay trở lại mốc 1 tỷ USD
Xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam quay trở lại mốc 1 tỷ USD

Xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam đã quay trở lại mốc 1 tỷ USD sau 7 năm nhờ giá xuất khẩu tăng cao. Giá tiêu dự báo tiếp tục cao trong vụ tới.

Đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam ngày càng tăng thị phần ở Hoa Kỳ
Đồ nội thất bằng gỗ của Việt Nam ngày càng tăng thị phần ở Hoa Kỳ

Khi nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Hoa Kỳ tăng trưởng trở lại, đồ nội thất bằng gỗ Việt Nam đang tiếp tục tăng kim ngạch, thị phần tại thị trường này.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Những bước chuẩn bị rất sớm của 'ông lớn' chăn nuôi tại Việt Nam
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Những bước chuẩn bị rất sớm của 'ông lớn' chăn nuôi tại Việt Nam

Là một doanh nghiệp đã xuất khẩu thịt gà tới nhiều thị trường, C.P. Việt Nam đang chuẩn bị các công việc cần thiết để xuất khẩu vào thị trường Halal.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Cơ hội & thách thức cho hàng 'Made in' Thanh Hóa
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Cơ hội & thách thức cho hàng 'Made in' Thanh Hóa

Thị trường Halal mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp, hàng hóa Việt Nam, nhưng cũng đặt ra thách thức không nhỏ…