Bảo tồn đa dạng sinh học phải tránh 'phát triển nóng và chạy theo nông nghiệp sản lượng'

Bảo Thắng - Chủ Nhật, 28/04/2024 , 21:54 (GMT+7)

Thói quen thực hành nông nghiệp không bền vững khiến nhiều diện tích đất nông nghiệp bị suy thoái, ô nhiễm môi trường, theo TS Diego Naziri từ Trung tâm Khoai tây quốc tế.

PGS.TS Đào Thế Anh: Lưu giữ các nguồn gen bản địa là bảo tồn đa dạng sinh học.

PGS.TS Đào Thế Anh: Lưu giữ các nguồn gen bản địa là bảo tồn đa dạng sinh học.

"Để chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm (LTTP), chúng ta cần cung cấp thông tin nhiều hơn cho thế hệ tương lai, từ cách lưu giữ, phục tráng giống bản địa cho đến tuyên truyền về bảo tồn đa dạng sinh học", PGS.TS Đào Thế Anh nói bên lề Hội nghị đối tác Sáng kiến NATURE+ ở Việt Nam được tổ chức mới đây tại Hà Nội.

Theo Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS), bảo tồn đa dạng sinh học là một trong nhiều cách xây dựng hệ thống LTTP bền vững, bởi hoạt động này thường gắn liền với sản xuất thực phẩm - khâu quan trọng nhất, cấu thành hệ thống LTTP.

Việt Nam là một trong 16 quốc gia có đa dạng sinh học cao nhất thế giới, với khoảng 51.400 sinh vật, trong đó khoảng 10.900 loài động vật trên cạn, 20.000 loài lưỡng cư, 2.000 loài động vật không xương sống và cá nước ngọt, hơn 11.000 loài sinh vật biển và 7.500 chủng vi sinh vật.

Đa dạng sinh học đóng vai trò quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của con người. Với ngành nông nghiệp, đa dạng sinh học thể hiện ở nhiều khía cạnh. Đó có thể là việc đảm bảo bữa ăn đủ dinh dưỡng, đa dạng khẩu phần ăn cho trẻ em; cũng có thể là bảo tồn, phục tráng các gen bản địa quý hiếm.

Tuy nhiên, do phát triển nóng và chạy theo nông nghiệp sản lượng nhiều năm qua, hệ thống sản xuất LTTP tại địa phương, nhất là ở các khu vực như Tây Bắc, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long hiện kém đa dạng, không cung ứng đủ chất và lượng cho người tiêu dùng.

"Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em tại miền núi, vùng sâu, vùng xa tương đối cao. Nếu có thể phát triển các giống bản địa, những loài có nhiều dinh dưỡng và thích ứng tốt với biến đổi khí hậu, người dân sẽ có nhiều lựa chọn để giải quyết vấn đề tại chỗ", ông Đào Thế Anh nói tiếp.

TS Diego Naziri, Trung tâm Khoai tây quốc tế (CIP), đầu mối của NATURE + tại Việt Nam.

TS Diego Naziri, Trung tâm Khoai tây quốc tế (CIP), đầu mối của NATURE + tại Việt Nam.

Lãnh đạo VAAS cho rằng, để xây dựng hệ thống LTTP bền vững, bên cạnh việc đảm bảo số lượng, chất lượng nguồn thực phẩm, còn cần để ý đến khả năng tiếp cận của người tiêu dùng. 

Tương tự, trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học, cụ thể là lưu giữ, phát triển các giống gen bản địa, người dân cần học cách bảo tồn thông qua sử dụng một cách thường xuyên. Ông kêu gọi, chính quyền, cơ quan quản lý nên khuyến khích mọi người tham gia nhiều hơn vào những hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên bản địa.

Ngoài ra, các viện nghiên cứu, đơn vị hỗ trợ kỹ thuật cũng cần nghiên cứu, chọn tạo những giống phù hợp với từng điều kiện thực tế, và có các hướng dẫn tương ứng.

Hiện nhiều địa phương quan tâm đến vấn đề này. Một số trường học đã chủ động liên kết, tham gia những mô hình để sớm tuyên truyền, cung cấp thông tin đến cho học sinh về bảo tồn đa dạng sinh học. Dù vậy, PGS.TS Đào Thế Anh mong muốn, những hoạt động phải mạnh mẽ hơn. 

Song song với phổ biến kiến thức, địa phương cần thành lập, xây dựng các CLB về tiêu dùng thực phẩm lành mạnh, cũng như cách chế biến đảm bảo dinh dưỡng, hương vị cho những thực phẩm bản địa. Nhiều quốc gia trên thế giới đã tiến hành và thành công.

"Ngành nông nghiệp đang rất quan tâm tới khía cạnh này. Nhiều ý kiến đã được đưa ra tại các cuộc hội thảo, trong đó nhấn mạnh tới việc tích hợp đa giá trị trong nông nghiệp, đẩy mạnh nông nghiệp tuần hoàn, tận dụng phế phụ phẩm như bã cà phê, vỏ trái cây. Hội nghị đối tác Sáng kiến NATURE+ cũng nằm trong số đó", Phó Giám đốc VAAS chia sẻ.

Học sinh trải nghiệm công tác bảo tồn tại Vườn quốc gia Cúc Phương.

Học sinh trải nghiệm công tác bảo tồn tại Vườn quốc gia Cúc Phương.

TS Diego Naziri, Trung tâm Khoai tây quốc tế (CIP), đầu mối của NATURE + tại Việt Nam đồng tình với PGS.TS Đào Thế Anh. Ông nói thêm, rằng trong quá khứ, hệ thống LTTP đã tác động mạnh mẽ đến thiên nhiên khi gây ra 80% nạn phá rừng, 37% phát thải khí nhà kính, 86% tuyệt chủng loài, 70% nguồn nước toàn cầu bị cạn kiệt...

Tại Việt Nam, thói quen thực hành nông nghiệp không bền vững còn khiến nhiều diện tích đất nông nghiệp bị suy thoái, ô nhiễm môi trường. Tình hình trở nên trầm trọng hơn những năm gần đây do đất đai bị chia cắt và chuỗi giá trị hạn chế phát triển.

Để giải quyết vấn đề một cách căn cơ, Chính phủ đã ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về chuyển đổi sang hệ thống thực phẩm minh bạch, có trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2030. Với cấp độ ngành nông nghiệp, TS Diego đề ra 2 giải pháp gồm tăng cường các biện pháp tích cực tự nhiên và nâng cao trách nhiệm của trang trại, cộng đồng.

Ông lý giải, nông nghiệp tích cực tự nhiên được đặc trưng bởi việc sử dụng tái tạo, không cạn kiệt và không phá hủy tài nguyên thiên nhiên, dựa trên quản lý môi trường và đa dạng sinh học như hấp thụ carbon, điều hòa đất, nước và khí hậu.

Trong khi đó, người sản xuất (trang trại) và người tiêu dùng (cộng đồng) cần chung tay, để đảm bảo chi phí thực của thực phẩm được hạch toán một cách chuẩn xác. Đó có thể là tăng cường quản lý rác thải nông thôn, sử dụng nhiều hơn mạng lưới các nhà bán lẻ địa phương, hoặc ưu tiên sử dụng những sản phẩm công khai, minh bạch thông tin.

Cũng theo đầu mối của NATURE + tại Việt Nam, sáng kiến sẽ được triển khai tại các xã Cò Nòi, Chiềng Lương, Chiềng Chăn (huyện Mai Sơn, Sơn La) và xã Mương Hoa, Thanh Bình, Ngũ Chỉ Sơn (huyện Sa Pa, Lào Cai).

"Cùng nhau, chúng ta sẽ thảo luận về tiến trình hợp tác giữa CGIAR và các đối tác quốc gia, bao gồm chia sẻ những thành công, thách thức và bài học kinh nghiệm. Ngoài ra, kế hoạch đến cuối năm 2024 cũng cần được lên phương án thực hiện sớm, nhằm tăng khả năng tích hợp giữa các hợp phần", ông bày tỏ.

NATURE+ là một sáng kiến do Nhóm tư vấn nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (CGIAR) khởi xướng. Mục tiêu của sáng kiến là tạo dựng lại hình ảnh, cùng sáng tạo và phát triển các hệ thống nông nghiệp và LTTP dựa trên các giải pháp thân thiện với môi trường, nhằm đảm bảo sinh kế và an ninh LTTP tại địa phương, nhưng vẫn duy trì đóng góp tích cực và thân thiện với thiên nhiên.

Các hoạt động chính của sáng kiến là bảo tồn đa dạng sinh học nông nghiệp; quản lý đa dạng sinh học, đất và nước; tăng khả năng phục hồi và chống chịu; đưa ra các giải pháp tái chế thân thiện với thiên nhiên; xây dựng một môi trường thuận lợi để các bên liên quan có thể có các giải pháp thân thiện với môi trường.

NATURE+ được triển khai tại 5 quốc gia trên toàn cầu, gồm Việt Nam, Burkina Faso, Colombia, Ấn Độ và Kenya. Tại Việt Nam, sáng kiến được bắt đầu từ năm 2022 và chia thành 5 hợp phần.

Bảo Thắng
DG SANTE nêu điều kiện để Việt Nam xuất khẩu phở bò sang EU
DG SANTE nêu điều kiện để Việt Nam xuất khẩu phở bò sang EU

Những sản phẩm tổng hợp như phở bò chịu sự điều chỉnh của quy định mới (EC) 2022/2292, đòi hỏi công khai, minh bạch nhiều thông tin về xuất xứ, cơ sở chế biến.

Thứ trưởng Hoàng Trung: Nâng cao chất lượng để sầu riêng đứng vững trên thị trường Trung Quốc
Thứ trưởng Hoàng Trung: Nâng cao chất lượng để sầu riêng đứng vững trên thị trường Trung Quốc

Sầu riêng Việt Nam đang đối mặt với cạnh tranh ngày càng lớn ở thị trường Trung Quốc. Vì vậy, nâng cao chất lượng là vấn đề then chốt hiện nay.

Sang Úc học kinh nghiệm chăn nuôi bò thịt
Sang Úc học kinh nghiệm chăn nuôi bò thịt

Đoàn thương mại gồm 22 thành viên đại diện ngành thịt bò và gia súc Việt Nam tham gia Tuần lễ bò thịt 2024 tại Úc từ ngày 4 - 12/5.

Hạt điều Việt muốn phủ khắp thị trường Trung Quốc
Hạt điều Việt muốn phủ khắp thị trường Trung Quốc

Trung Quốc đang nhập khẩu ngày càng nhiều hạt điều Việt Nam. Việt Nam không chỉ đẩy mạnh xuất khẩu mà còn muốn đưa hạt điều đi sâu hơn vào thị trường này.

Nhà mua hàng quốc tế có nhu cầu lớn về nông sản Việt Nam
Nhà mua hàng quốc tế có nhu cầu lớn về nông sản Việt Nam

Hơn 500 nhà mua hàng quốc tế đăng ký kết nối giao thương, tìm nguồn hàng nông sản, thực phẩm, đồ gỗ... tại Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2024.

‘Sinh lộ’ của ngành gỗ Việt: [Bài 1] Chứng chỉ FSC, ‘thẻ visa’ của đồ gỗ xuất khẩu
‘Sinh lộ’ của ngành gỗ Việt: [Bài 1] Chứng chỉ FSC, ‘thẻ visa’ của đồ gỗ xuất khẩu

Chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) được cho là chiếc ‘thẻ visa’ của gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam xuất khẩu vào các thị trường khó tính trên thế giới.

Cơ hội cho tôm Việt Nam khi Trung Quốc kiểm soát tôm Ecuador
Cơ hội cho tôm Việt Nam khi Trung Quốc kiểm soát tôm Ecuador

Tôm Ecuador nhập khẩu vào Trung Quốc bị tăng cường kiểm tra dư lượng chất sulfite tạo tạo cơ hội để tôm Việt Nam gia tăng xuất khẩu vào thị trường này.

Cá ngừ chật vật tái lập kim ngạch xuất khẩu năm 2023
Cá ngừ chật vật tái lập kim ngạch xuất khẩu năm 2023

Thẻ vàng IUU, biến động thị trường, hạn ngạch khai thác và những quy định mới khiến doanh nghiệp khai thác thủy sản lúng túng trong việc thích ứng.

Việt Nam dẫn đầu về xuất khẩu gạo vào Singapore
Việt Nam dẫn đầu về xuất khẩu gạo vào Singapore

Việt Nam xuất khẩu gạo sang Singapore từ lâu, nhưng luôn đứng sau một số nguồn cung khác. Đầu năm nay, gạo Việt Nam đã chiếm vị trí số 1 tại thị trường này.

Loài dược liệu củ như khoai lang, lãi hơn 250 triệu đồng/ha
Loài dược liệu củ như khoai lang, lãi hơn 250 triệu đồng/ha

HƯNG YÊN Cây địa hoàng trồng 6 tháng sẽ cho thu hoạch, trừ chi phí, nông dân lãi khoảng 250 triệu đồng/ha.

Nông sản Việt - nguồn cung chiến lược cho các siêu thị, tập đoàn toàn cầu
Nông sản Việt - nguồn cung chiến lược cho các siêu thị, tập đoàn toàn cầu

Kinh tế thế giới dần phục hồi, nhiều tập đoàn, siêu thị hàng đầu thế giới đẩy mạnh đa dạng hóa nguồn cung, và Việt Nam là điểm đến thu mua nông sản chiến lược.