Giá trị chân thật của nước mắt và niềm vui

TUY HÒA - Thứ Sáu, 24/03/2023 , 13:03 (GMT+7)

Giá trị chân thật từ hồi ký ‘Nước mắt và niềm vui’ của tác giả Vũ Thành Trung, được giới cầm bút chia sẻ trong buổi ra mắt tác phẩm vào sáng 24/3 tại TP.HCM.

Tác giả Vũ Thành Trung chia sẻ về cuốn hồi ký 'Nước mắt và niềm vui' tại TP.HCM sáng 24/3.

Tác giả Vũ Thành Trung chia sẻ về cuốn hồi ký "Nước mắt và niềm vui" tại TP.HCM sáng 24/3.

Giá trị chân thật của cuộc đời tác giả Vũ Thành Trung (quê quán Bình Thuận, định cư tại Bình Dương) được chính ông ghi lại giản dị trong hồi ký “Nước mắt và niềm vui”. Giá trị chân thật qua gần 300 trang sách, chia thành 15 chương, được viết ở tuổi 80, càng cho thấy ý nghĩa của những điều tác giả muốn gửi gắm.

Mục đích cuốn sách nhằm tái hiện “những năm tháng chiến đấu hào hùng trên chiến trường miền Đông Nam bộ”, nhưng giá trị chân thật mang lại cho công chúng thì nhiều hơn thế. Tác giả Vũ Thành Trung sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Khi đất nước thống nhất, trong nhà của ông có đến ba người được phong tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, gồm người mẹ Trần Thị Kiến và hai người chị Võ Thị Tới, Võ Thị Hoa.

Từ tháng 7/1961, chàng nông dân Võ Thanh Xuân thoát ly theo kháng chiến, lấy tên là Vũ Thành Trung, và có một hành trình đi qua nhiều mất mát khói lửa, lắm ơn nghĩa đồng bào.   

Những trang viết sinh động nhất và giàu chất văn học nhất trong “Nước mắt và niềm vui” là câu chuyện về mối tình đầu giữa Vũ Thành Trung với cô láng giềng tên Chỉnh. Họ cũng có những giận hờn, những nhớ nhung nhưng đành xa cách vì hoàn cảnh Tổ quốc thời giặc giã bom đạn. Họ vương vấn, họ bẽ bàng  và họ chấp nhận hy sinh cái riêng duyên nợ đôi lứa cho cái chung hòa bình dân tộc.

Hồi ký “Nước mắt và niềm vui” của Vũ Thành Chung đã góp thêm tư liệu về “Những ngày cuối cuộc chiến tranh”, “Miền Nam sau ngày 30/4/1975”. Đặc biệt là những chi tiết về con đường Hun Sen phản đối sự tàn bạo diệt chủng của Pol Pot và Khơ Me Đỏ, đã vượt biên sang Việt Nam cầu viện vào tháng 7/1977.

Chính cuộc đời lặng lẽ trải nghiệm và đóng góp, Vũ Thành Trung có những góc nhìn đáng suy ngẫm. Với công việc mình gắn bó, ông nhận diện: “Nghề công an, với biểu tượng thanh gươm và lá chắn, có được quyền “bắt hay thả” trong tay, trước muôn trùng cám dỗ, tôi thấm thía thắng bản thân mình mới là trận chiến khó khăn nhất”. Với sự phát triển xã hội, ông chia sẻ: “Tôi chỉ biết tình hình của tỉnh Sông Bé, mà chắc các địa phương khác cũng như vậy, cứ nhập vào rồi tách ra nhiều lần, rất thiệt hại kinh tế cho đất nước”.

Cuốn sách ghi lại cuộc đời nhiều trải nghiệm của tác giả Vũ Thành Trung.

Cuốn sách ghi lại cuộc đời nhiều trải nghiệm của tác giả Vũ Thành Trung.

Từ cuốn sách “Nước mắt và niềm vui” của một người vốn xa lạ với nghề cầm bút, càng hiểu rõ hơn ý nghĩa về giá trị chân thật của những trang viết phi hư cấu. Xu hướng phi hư cấu được ghi nhận và tôn vinh ở nhiều quốc gia. Giải Nobel văn học 2015 đã xướng tên nhà báo Svetlana Alexievich với tác phẩm tiêu biểu “Chiến tranh không có khuôn mặt phụ nữ”.

Tại nước ta, Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam cũng đã trao cho những tác phẩm phi hư cấu như “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75” của Trần Mai Hạnh hoặc “Gánh gánh gồng gồng” của Xuân Phượng. Một tác phẩm phi hư cấu khác được trao giải thưởng Hội Nhà văn TP.HCM cũng tạo tiếng vang dư luận là “Được sống và kể lại” của Trần Luân Tín.

Thế kỷ 21 được dự báo là thế kỷ của văn chương tự sự. Rất nhiều tác phẩm hồi ký hoặc tự truyện liên tục xuất hiện và được đón nhận nồng nhiệt. Và đáng mừng là tác giả tự sự không chỉ gói gọn trong giới sáng tác, mà còn mở rộng sang giới chính khách, giới doanh nhân, giới biểu diễn và cả những con người bình thường nhất, vô danh nhất.

Vì sao như vậy? Vì ở thế kỷ 21, khi đối diện với kỷ nguyên số và những thành tựu công nghệ hiện đại chi phối nhịp sống hối hả ngột ngạt, chúng ta chợt hiểu ra một sự thật, đó là từng con người càng trở nên nhỏ bé hơn và càng đáng trân trọng hơn.

Bằng văn chương tự sự, bằng giá trị chân thật, mỗi số phận tự cất lên tiếng nói của mình, tự hát lên giai điệu của mình, để chứng minh sứ mệnh làm người thật kiêu hãnh, thật thiết tha. Và thông qua văn chương tự sự, con người học cách lắng nghe lẫn nhau, đồng điệu với nhau để kết nối cộng đồng ấm áp hơn, văn minh hơn.

Cuốn sách “Nước mắt và niềm vui” của Vũ Thành Trung, do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành, có thể xem là một ví dụ, để độc giả thấy rằng những ngày tháng đã trôi qua luôn đọng lại những dấu vết khó quên. Mỗi lời tự sự từ trái tim đều là chất liệu cho sáng tạo.

Mỗi con người, dù là vua chúa hay thảo dân, dù là đại gia hay ăn mày, cũng chỉ giống như hạt bụi trong sự thăm thẳm của lịch sử. Để những hạt bụi lịch sử không trôi dạt mịt mờ vào hư vô, thì người viết phải có trách nhiệm biến những hạt bụi lịch sử thành những hạt vàng văn chương. 

TUY HÒA
Bên dòng Kiến Giang huyền thoại
Bên dòng Kiến Giang huyền thoại3

Sự hiểu biết cùng cảm xúc rất đặc biệt của cô bé Hà Nội 12 tuổi về đất và người Lệ Thủy, Quảng Bình.

'Dân Ông Tạ' cất giữ một phần ký ức đô thị phương Nam
'Dân Ông Tạ' cất giữ một phần ký ức đô thị phương Nam

'Dân Ông Tạ' là cộng đồng người gốc Bắc di cư vào nam, được tác giả Cù Mai Công phản ánh trong bộ sách 'Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó'.

Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt
Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt

Gần đây, trường hợp viết đảo ngược từ xuất hiện tràn lan và ngày một phát triển. Có cơ hội, có dịp là đảo ngược. Đảo lấy được. Nhà văn, nhà báo cũng đua nhau viết ngược từ.

Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi
Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi

Giá trị tiếng Việt trong tâm hồn người Việt, một lần nữa được nhắc nhớ qua chương trình đặc biệt kỷ niệm Giỗ tổ Hùng Vương trên Nông nghiệp Radio tối nay (18/4).

Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc
Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc

Nhà báo, nhà văn Dương Bá Trạc (1884-1944), hiệu Tuyết Huy, là anh trai của nhà giáo Dương Quảng Hàm. Cụ cùng các chiến sĩ đã sáng lập phong trào Đông Kinh nghĩa thục.

Đại tá Nguyễn Văn Hồng và cuộc chiến đấu tự nguyện bên trang viết
Đại tá Nguyễn Văn Hồng và cuộc chiến đấu tự nguyện bên trang viết

Đại tá Nguyễn Văn Hồng sau 30 năm cầm súng lại có tiếp 30 năm cầm bút, đó là nội dung tọa đàm văn chương diễn ra sáng 12/4 tại TP.HCM.

Trống quân: Tinh hoa người Đức Bác
Trống quân: Tinh hoa người Đức Bác

Hát trống quân Đức Bác là sự kết hợp giữa lời hát và nhịp điệu, cùng với những khúc hát sôi động xoay quanh các chàng trai Đức Bác và cô đào Phù Ninh.

Tiến sĩ Bùi Bá Bổng chữ đã say rồi trên những trang thơ
Tiến sĩ Bùi Bá Bổng chữ đã say rồi trên những trang thơ3

Tiến sĩ Bùi Bá Bổng thường được nhiều người biết đến với tư cách một nhà khoa học nông nghiệp, nhưng ít ai biết ông từng có thơ được in từ thời sinh viên.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hé lộ điều gì qua những đoản văn?
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hé lộ điều gì qua những đoản văn?

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã rời khỏi dương gian 23 năm, nhưng di sản nghệ thuật của ông vẫn không ngừng lôi cuốn công chúng, trong đó có những đoản văn tự tình.

Thái độ của vua - tôi triều Nguyễn đối với Phan Châu Trinh sau ‘Thư thất điều’
Thái độ của vua - tôi triều Nguyễn đối với Phan Châu Trinh sau ‘Thư thất điều’

Việc ứng xử như sách đã chép ít nhiều thể hiện sự tôn trọng đáng kể, dù 'Thư thất điều' đã khiến vua Khải Định bẽ mặt với quốc dân đồng bào ở trong và ngoài nước lúc đó.

Hà Giang hút khách
Hà Giang hút khách

Thị trấn Đồng Văn giờ khác lắm. Cầu trời, năm mười năm nữa, Đồng Văn sẽ không theo bước Tam Đảo, Sa Pa, nhà tầng chất ngất cướp mất dáng núi, thung mây...

Về một bản dịch ‘Thư thất điều’ của cụ Phan Châu Trinh
Về một bản dịch ‘Thư thất điều’ của cụ Phan Châu Trinh

Trong bài văn tế Phan Châu Trinh, Sào Nam Phan Bội Châu đánh giá 'Thư thất điều đón giá như Tây, uy sấm chớp chẳng kinh cùng chẳng hãi'.