Giáo sư Nguyễn Văn Huyên nghiên cứu nết ăn nết ở người Việt

Phạm Tuấn - Chủ Nhật, 04/02/2024 , 09:43 (GMT+7)

Giáo sư Nguyễn Văn Huyên trong di sản nghiên cứu công phu đã để lại cho độc giả hôm nay một góc nhìn về ‘địa lý hành chính và tập quán của người Việt’.

Cố giáo sư Nguyễn Văn Huyên.

Cố giáo sư Nguyễn Văn Huyên.

Giáo sư Nguyễn Văn Huyên (1905-1975) không chỉ là Bộ trưởng Bộ Giáo dục quốc gia của chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa từ 1946-1975, mà còn là một nhà khoa học lỗi lạc. Giáo sư Nguyễn Văn Huyên bảo vệ luận án tiến sĩ văn chương tại Đại học Sorbonne, Pháp vào năm 1934. Hiện nay, bảo tàng Nguyễn Văn Huyên được xây dựng tại thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, Hà Nội.  

Sau các công trình “Văn minh Việt Nam”, “Hội hè lễ tết của người Việt” và “Sinh hoạt của người Việt: cư trú - kiến trúc - hát đối”, một tác phẩm khác từ di sản giáo sư Nguyễn Văn Huyên vừa được ấn hành giáp tết 2024 là cuốn sách “Địa lý hành chính và tập quán của người Việt”.

Giáo sư Nguyễn Văn Huyên có thể được xem là người Việt Nam đầu tiên tiếp cận lĩnh vực nghiên cứu địa lý hành chính một cách khoa học, hiện đại và để lại dấu ấn đáng kể, với sự kế thừa truyền thống ghi chép địa chí, địa dư đã có từ nhiều thế kỷ trước ở Việt Nam, kết hợp với những tri thức cùng phương pháp nghiên cứu mới từ các học giả người Pháp.

Trong “Địa lý hành chính và tập quán của người Việt”, bên cạnh đơn vị làng/xã vốn đã được bản thân Nguyễn Văn Huyên điều tra, khảo tả rất kỹ lưỡng trong các công trình trước đây, lần này ông muốn nhìn địa lý hành chính ở một tầng bậc cao hơn qua hai đơn vị tỉnh và tổng. Đây cũng chính là hai đơn vị hành chính riêng khác với nhiều nét đặc thù của Việt Nam truyền thống, ở đó thể hiện rất rõ sự phân tầng và quản trị của chính quyền phong kiến trung ương, cũng đồng thời bộc lộ một cách sinh động nhất đời sống của người dân quê vùng đồng bằng Bắc bộ.

Khác với các học giả người Pháp, Nguyễn Văn Huyên có vị thế và điều kiện của một trí thức bản địa, cho phép ông thấu thị tất cả sự thống nhất lẫn phức tạp, hợp tác lẫn đấu tranh, giằng co giữa các làng/xã trong một tổng xung quanh một chiếc chiếu giữa chốn đình chung hay một cái ao, một khoảnh đất bồi có thể đem lại nhiều quyền lợi.

Có thể bắt gặp những nhận xét rất thú vị từ đôi mắt sắc sảo và không kém phần dí dỏm của Nguyễn Văn Huyên về những người dân quê: “Thực tế là, phải rất kiên nhẫn mới có thể sống ở vùng nông thôn Bắc Bộ: bằng chứng là phải sau hai đợt ném bom thực sự chết chóc thì hôm nọ những người Hà Nội mới quyết tâm rời thành phố để về làng mình”.

Cuốn sách của giáo sư Nguyễn Văn Huyên vừa được tái bản dịp tết Giáp Thìn.

Cuốn sách của giáo sư Nguyễn Văn Huyên vừa được tái bản dịp tết Giáp Thìn.

Một điểm nữa cần nhấn mạnh trong các nghiên cứu địa lý hành chính của Nguyễn Văn Huyên là bên cạnh những hiểu biết và trực giác sâu sắc của mình, ông còn sử dụng rất nhuần nhuyễn các phương pháp và kỹ thuật của địa lý nhân văn, hành chính như thực địa, vẽ bản đồ, phân tích số liệu, lập bảng biểu, sơ đồ… qua đó cung cấp “một mỏ thông tin” như ông khẳng định. Vì thế, các kết quả nghiên cứu địa lý hành chính của ông đã vượt xa các ghi chép địa chí trước kia đồng thời đặt nền tảng cho các tri thức khoa học về Việt Nam truyền thống.

Trong khi đánh giá vai trò tiên phong trong nghiên cứu địa lý hành chính của Nguyễn Văn Huyên, chúng ta vẫn không thể không thừa nhận mối quan tâm xuyên suốt và thường trực của ông về vấn đề phong tục, tập quán của người Việt. Nói cách khác, đối với giáo sư Nguyễn Văn Huyên, nghiên cứu địa lý hành chính là cơ sở cho phép ông đi sâu hơn, hiểu một cách cặn kẽ cũng như rộng rãi hơn những phong tục, tập quán trong đời sống của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Thông qua điều tra các vụ việc tranh chấp, thương thỏa về đất đai của các đơn vị hành chính làng, xã, giáo sư Nguyễn Văn Huyên đã chỉ ra những nét “tâm lý người An Nam” (theo cách nói của Paul Giran): “Tuy nhiên, vụ kiện nào cũng không phải là cuối cùng trong tinh thần ưa kiện tụng của những người nông dân rất dũng cảm của chúng ta”

Nghiên cứu địa lý hành chính từ góc nhìn là sự phân cấp và quản trị các đơn vị địa lý của nhà nước, Nguyễn Văn Huyên cũng rút ra nhiều phát hiện thú vị. Trong các điều tra dân số nhằm mục đích quản trị hành chính của chính quyền thực dân, thực hiện trong các năm từ 1936 đến 1942, Nguyễn Văn Huyên phát hiện ra ở đó không ít những số liệu sai lệch về số lượng khai sinh/ khai tử cho các bé gái, sai lệch về số lượng nữ giới trong một làng hoặc trong một tổng. Đáng tiếc thay, các số liệu này đã không thể được đưa ra một cách chính xác chỉ vì tâm lý “trong nam khinh nữ” vốn đã trở thành cố hữu của người dân quê Việt Nam từ bao đời.

Lần xuất bản này, cuốn sách “Địa lý hành chính và tập quán của người Việt” của Nguyễn Văn Huyên có hai công trình lần đầu được công bố gồm: “Nghiên cứu tập quán người Việt” và “Nghiên cứu về một tổng của người Việt: tổng Dương Liễu”. Do tình thế phức tạp những năm 1944-1945, các công trình này chưa có cơ hội được in thành sách, mà mới chỉ tồn tại ở dạng bản thảo của tác giả.

Công trình “Nghiên cứu tập quán của người Việt” xuất phát từ bài diễn thuyết của Nguyễn Văn Huyên ngày 18/7/1943. Còn công trình “Nghiên cứu về một tổng của người Việt: tổng Dương Liễu” là bản thảo viết tay được thực hiện năm 1944, hiện do gia đình tác giả lưu giữ.

Cả hai công trình trên đều là những nghiên cứu sắc sảo, có giá trị quan trọng của Nguyễn Văn Huyên về địa lý hành chính và về phong tục, tập quán của người Việt. Điểm nhấn của cả hai công trình này là Nguyễn Văn Huyên đều điều tra, khảo sát một đơn vị hành chính mà theo ông là mang nhiều nét điển hình của làng quê Việt Nam: tổng Dương Liễu. Nếu như công trình thứ nhất cho ta một bức tranh khái quát về tập quán của người Việt dựa trên một trường hợp  cụ thể, thì ở công trình thứ hai lại đưa ra những phân tích hết sức chi tiết, tỉ mỉ về tổng Dương Liễu ở các khía cạnh: cư trú (vấn đề sử dụng đất đai, các điểm tụ cư, giao thông,…) và dân số (vấn đề về tỷ lệ sinh/tử, gia tăng dân số, kết hôn…).

Tượng giáo sư Nguyễn Văn Huyên và phu nhân tại Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên.

Tượng giáo sư Nguyễn Văn Huyên và phu nhân tại Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên.

Cũng trong hai công trình này, có thể nhận thấy phương pháp làm việc đặc biệt nghiêm cẩn và khoa học của giáo sư Nguyễn Văn Huyên qua việc đi thực địa và vẽ lại sơ đồ các tổng/làng/xã, việc lập bảng số liệu để đối chiếu, so sánh. Riêng về sơ đồ tổng Dương Liễu, Nguyễn Văn Huyên, dù mới chỉ dừng ở bản vẽ tay chưa hoàn thiện, đã lập trên 20 sơ đồ khác nhau, ở cả cấp độ bao quát lẫn chi tiết, ở nhiều phạm vi, khu vực khác nhau. Hoặc khi khảo sát về vấn đề dân số ở tổng Dương Liễu, Nguyễn Văn Huyên cũng lập hàng chục bảng số liệu ở các thời điểm, giai đoạn hoặc nội dung khác nhau.

Có thể nói, “Địa lý hành chính và tập quán của người Việt” đã cho thấy những nghiên cứu khoa học có tính chất kinh điển về học thuật của Nguyễn Văn Huyên. Bên cạnh những công trình đã được giới học thuật thừa nhận từ lâu, sự trở lại và xuất bản của các nghiên cứu chưa được công bố của ông cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc gợi mở những tham khảo cho hậu thế, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành cải cách hành chính và thực hiện công cuộc chấn hưng văn hóa.

Phạm Tuấn
Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi
Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi

Giá trị tiếng Việt trong tâm hồn người Việt, một lần nữa được nhắc nhớ qua chương trình đặc biệt kỷ niệm Giỗ tổ Hùng Vương trên Nông nghiệp Radio tối nay (18/4).

Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc
Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc

Nhà báo, nhà văn Dương Bá Trạc (1884-1944), hiệu Tuyết Huy, là anh trai của nhà giáo Dương Quảng Hàm. Cụ cùng các chiến sĩ đã sáng lập phong trào Đông Kinh nghĩa thục.

Đại tá Nguyễn Văn Hồng và cuộc chiến đấu tự nguyện bên trang viết
Đại tá Nguyễn Văn Hồng và cuộc chiến đấu tự nguyện bên trang viết

Đại tá Nguyễn Văn Hồng sau 30 năm cầm súng lại có tiếp 30 năm cầm bút, đó là nội dung tọa đàm văn chương diễn ra sáng 12/4 tại TP.HCM.

Trống quân: Tinh hoa người Đức Bác
Trống quân: Tinh hoa người Đức Bác

Hát trống quân Đức Bác là sự kết hợp giữa lời hát và nhịp điệu, cùng với những khúc hát sôi động xoay quanh các chàng trai Đức Bác và cô đào Phù Ninh.

Tiến sĩ Bùi Bá Bổng chữ đã say rồi trên những trang thơ
Tiến sĩ Bùi Bá Bổng chữ đã say rồi trên những trang thơ3

Tiến sĩ Bùi Bá Bổng thường được nhiều người biết đến với tư cách một nhà khoa học nông nghiệp, nhưng ít ai biết ông từng có thơ được in từ thời sinh viên.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hé lộ điều gì qua những đoản văn?
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hé lộ điều gì qua những đoản văn?

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã rời khỏi dương gian 23 năm, nhưng di sản nghệ thuật của ông vẫn không ngừng lôi cuốn công chúng, trong đó có những đoản văn tự tình.

Thái độ của vua - tôi triều Nguyễn đối với Phan Châu Trinh sau ‘Thư thất điều’
Thái độ của vua - tôi triều Nguyễn đối với Phan Châu Trinh sau ‘Thư thất điều’

Việc ứng xử như sách đã chép ít nhiều thể hiện sự tôn trọng đáng kể, dù 'Thư thất điều' đã khiến vua Khải Định bẽ mặt với quốc dân đồng bào ở trong và ngoài nước lúc đó.

Hà Giang hút khách
Hà Giang hút khách

Thị trấn Đồng Văn giờ khác lắm. Cầu trời, năm mười năm nữa, Đồng Văn sẽ không theo bước Tam Đảo, Sa Pa, nhà tầng chất ngất cướp mất dáng núi, thung mây...

Về một bản dịch ‘Thư thất điều’ của cụ Phan Châu Trinh
Về một bản dịch ‘Thư thất điều’ của cụ Phan Châu Trinh

Trong bài văn tế Phan Châu Trinh, Sào Nam Phan Bội Châu đánh giá 'Thư thất điều đón giá như Tây, uy sấm chớp chẳng kinh cùng chẳng hãi'.

Cửa Đạt và Cửa Đặt: Chuyện nhỏ hay không nhỏ?
Cửa Đạt và Cửa Đặt: Chuyện nhỏ hay không nhỏ?

Hãy phóng to bức hình này lên, sẽ thấy hai cái tên khác nhau: Bên này là đền “Cửa Đặt”, bên kia là chùa “Cửa Đạt”. Đặt và Đạt, có liên hệ/liên quan gì không?

Giáo sư Andrea Hoa Pham: 'Ngôn ngữ luôn biến đổi'
Giáo sư Andrea Hoa Pham: 'Ngôn ngữ luôn biến đổi'1

Một người dạy tiếng Việt ở Mỹ, giáo sư Andrea Hoa Pham cho rằng, ngôn ngữ luôn luôn biến đổi, dù muốn hay không cũng không ngăn được thực tế ấy.

Cảm nhận một người trẻ tuổi về kháng chiến qua phim Đào, phở và piano
Cảm nhận một người trẻ tuổi về kháng chiến qua phim Đào, phở và piano

Bộ phim đã khiến tôi tò mò và tôi đã tìm hiểu rộng hơn lịch sử đất nước và tinh thần chiến đấu của chiến sĩ, nhân dân ta trong kháng chiến.