| Hotline: 0983.970.780

Giáo sư Nguyễn Văn Hạnh vẫn nguyên vẹn hình ảnh người thầy

Thứ Tư 22/11/2023 , 14:29 (GMT+7)

Giáo sư Nguyễn Văn Hạnh qua đời ở tuổi 92, để lại nhiều tiếc thương trong lòng bao nhiêu thế hệ học trò về hình ảnh một người thầy mẫu mực.

Giáo sư Nguyễn Văn Hạnh (1931 - 2023) qua nét vẽ của Huỳnh Dũng Nhân.

Giáo sư Nguyễn Văn Hạnh (1931 - 2023) qua nét vẽ của Huỳnh Dũng Nhân.

Giáo sư Nguyễn Văn Hạnh sinh ngày 1/1/1931 tại xã Điện Thọ, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Giáo sư Nguyễn Văn Hạnh được đào tạo tại Trường Đại học Tổng hợp Lômônôxốp từ năm 1955 và nhận bằng tiến sĩ năm 1963.

Giáo sư Nguyễn Văn Hạnh công tác tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội từ năm 1963 đến năm 1975. Từ năm 1975 đến năm 1981, ông làm Trưởng ban phụ trách Viện Đại học Huế và làm Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Huế.

Từ năm 1981 đến năm 1990, giáo sư Nguyễn Văn Hạnh trải qua các cương vị Phó trưởng Ban Văn hóa Văn nghệ Trung ương, Thứ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo.

Từ năm 1990 đến khi nghỉ hưu, giáo sư Nguyễn Văn Hạnh là chuyên gia cao cấp của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Không quan cách cũng không mô phạm, giáo sư Nguyễn Văn Hạnh gần gũi và chân tình với mọi người. Ngôi nhà của ông ở số 38/7 Phạm Đôn, phường 10, quận 5, TP.HCM như một địa chỉ quen thuộc của giới nghiên cứu và giới sáng tạo.

Ngoài một số công trình biên soạn chung, giáo sư Nguyễn Văn Hạnh đã viết nhiều cuốn sách có giá trị học thuật như “Suy nghĩ về văn học” (tiểu luận, xuất bản năm 1972) “Thơ Tố Hữu một tiếng nói đồng ý, đồng tình, đồng chí” (chuyên luận, xuất bản năm 1980) “Nam Cao một đời người một đời văn” (chuyên luận, xuất bản năm 1993) “Văn học và văn hóa, vấn đề và suy nghĩ” (tiểu luận, xuất bản năm 2002) “Chuyện văn chuyện đời” (tiểu luận, xuất bản năm 2005).

Giáo sư Nguyễn Văn Hạnh qua đời lúc 22h30 ngày 19/11. Và sáng nay 22/11, linh cữu ông được hỏa táng tại nghĩa trang Bình Hưng Hòa, TP.HCM trong sự tiếc thương của đồng nghiệp và công chúng.

Phó giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Dân cho rằng giáo sư Nguyễn Văn Hạnh là người mở đường chật vật cho nghiên cứu mỹ học tiếp nhận ở Việt Nam. Bởi lẽ, từ năm 1971, giáo sư Nguyễn Văn Hạnh đã đưa ra quan điểm: “Giá trị của một tác phẩm thật ra không phải chỉ đóng khung lại trong phạm vi sáng tác, mà còn lan rộng ra đến phạm vi thưởng thức, và đứng trên quan điểm cải tạo, quan điểm thực tiễn cách mạng mà xét, chính ở khâu thưởng thức, tác phẩm mới có ý nghĩa xã hội thực tế của nó. Quan điểm này tất yếu sẽ dẫn đến những tiêu chuẩn mới để đánh giá tác phẩm, đến một phương pháp nghiên cứu mới”.

Với sự nghiệp trồng người, giáo sư Nguyễn Văn Hạnh luôn vẹn nguyên hình ảnh một người thầy mẫu mực trong lòng nhiều thế hệ học trò. Nhà thơ Hoàng Hưng là học trò của ông đầu thập niên 1960, bày tỏ: “Giáo sư Nguyễn Văn Hạnh là người mà từ lúc học cho đến giờ tôi vẫn kính yêu gọi là Thầy, không chút thay đổi”.

Giáo sư Nguyễn Văn Hạnh và cô học trò Hà Thanh Vân.

Giáo sư Nguyễn Văn Hạnh và cô học trò Hà Thanh Vân.

Còn tiến sĩ Hà Thanh Vân là học trò của giáo sư Nguyễn Văn Hạnh đầu thế kỷ 21, chia sẻ:  “Tôi đã gặp những thầy cô dìu dắt tôi rất kỹ và có ảnh hưởng đến tôi rất nhiều trên con đường làm nghiên cứu. Giáo sư Nguyễn Văn Hạnh là một người thầy như vậy. Khi ấy ông là một bậc đại thụ, không chỉ ở cơ quan tôi, mà còn ở trong giới giảng dạy, nghiên cứu, lý luận phê bình. Tôi vẫn nhớ lần đầu tiên gặp thầy ở cơ quan, dáng thấp nhỏ, đôi mắt tinh anh và giọng nói đầy quyền uy, cử chỉ dứt khoát, đĩnh đạc.

Tôi quý mến thầy không chỉ là vì chuyên môn, mà còn vì thái độ ung dung, lạc quan. Không làm chính trị nữa, thầy lui về làm khoa học với sự nhiệt tình, vui vẻ. Chưa bao giờ thầy nói điều gì về những bất toàn hay tiếc nuối trong cuộc đời. Thầy cũng chưa bao giờ phàn nàn bất cứ ai hay đồng nghiệp nào về công việc”.

Với sự nghiệp nghiên cứu, giáo sư Nguyễn Văn Hạnh đem đến cho cộng đồng những ưu tư thấu đáo và sâu sắc. Trong cuốn “Chuyện văn chuyện đời”, giáo sư Nguyễn Văn Hạnh viết: “Văn chương cũng như nghệ thuật không thể thay thế cho kinh tế, chính trị và các lĩnh vực quan trọng khác của đời sống xã hội. Nhưng, ngược lại, cũng không một lĩnh vực nào có thể thay thế được văn chương nghệ thuật trong việc giúp con người hiểu cuộc sống và  hiểu chính mình, sống có tình thương, có đạo lý, có văn hóa, vượt qua cái tầm thường, phàm tục để thăng hoa, để ước mơ, vươn đến chân thiện mỹ”.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Nhận định U23 Việt Nam vs U23 Iraq: Vượt lên chính mình

Trận đấu giữa U23 Việt Nam vs U23 Iraq trong khuôn khổ vòng tứ kết giải U23 Châu Á 2024 sẽ diễn ra vào lúc 00h30 ngày 27/4/2024 trận sân vận động Al Janoub.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm