Nông sản xuất khẩu 2024

Hạt điều Việt muốn phủ khắp thị trường Trung Quốc

Sơn Trang - Thứ Hai, 06/05/2024 , 13:15 (GMT+7)

Trung Quốc đang nhập khẩu ngày càng nhiều hạt điều Việt Nam. Việt Nam không chỉ đẩy mạnh xuất khẩu mà còn muốn đưa hạt điều đi sâu hơn vào thị trường này.

Chế biến hạt điều xuất khẩu tại một nhà máy của Công ty Cổ phần Long Sơn. Ảnh: Sơn Trang.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương, xuất khẩu hạt điều sang Trung Quốc tăng rất mạnh trong những tháng đầu năm nay. Cụ thể, trong quý I, xuất khẩu hạt điều sang Trung Quốc đạt gần 24 nghìn tấn, trị giá 131 triệu USD, tăng 104% về lượng và 76% về giá trị so với quý I/2023.

Trong 10 thị trường lớn nhất của hạt điều Việt Nam, mức tăng trưởng của thị trường Trung Quốc chỉ đứng sau thị trường Nga và vượt xa so với mức tăng trưởng của các thị trường khác như Mỹ, UAE, Đức, Anh, Canada …

Như vậy, trong quý I năm nay, thị trường Trung Quốc vẫn đang tiếp tục đà tăng trưởng mạnh trong năm 2023. Theo Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), trong năm qua, đã có 80 nghìn tấn điều nhân Việt Nam xuất sang Trung Quốc, trị giá gần 462 triệu USD, tăng 57% về lượng và 51% về trị giá so với năm 2022.

Sự tăng trưởng mạnh của thị trường Trung Quốc cho thấy nhu cầu tiêu thụ hạt điều tại thị trường này đang có xu hướng tăng cao trở lại sau khi nước này bãi bỏ chính sách Zero Covid. Bên cạnh đó, trong quý I/2024, tại Trung Quốc đã có các chương trình khuyến mãi tiêu thụ nhân điều. Do đó, mức tiêu thụ hạt điều ở thị trường này khá tốt.

Cục Xuất nhập khẩu cho biết, tại châu Á, thị trường Trung Quốc đặc biệt ưa chuộng hạt điều của Việt Nam nhờ nguồn cung ổn định quanh năm và chất lượng sản phẩm tốt. Ngoài ra, khu vực châu Á không bị ảnh hưởng do căng thẳng ở Biển Đỏ, đây là điều kiện tốt cho xuất khẩu hạt điều của nước ta.

Ông Vũ Thái Sơn, Chủ tịch Hội Điều Bình Phước cũng cho rằng, trong năm 2024, tình hình tiêu thụ hạt điều ở các nước châu Á, đặc biệt Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ tốt và sáng sủa hơn năm 2023. Nguyên nhân là do các thị trường châu Á ít bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột Nga - Ukraina và các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… đang đẩy mạnh phát triển thị trường tiêu dùng.

Ngoài nhân điều, thị trường Trung Quốc cũng đang tăng nhập khẩu các sản phẩm giá trị gia tăng từ hạt điều của Việt Nam. Ông Sơn cho biết, trong năm qua, Công ty Cổ phần Long Sơn mà ông là Chủ tịch Hội đồng quản trị, đã bán được nhiều sản phẩm giá trị gia tăng sang Trung Quốc như hạt điều rang muối, hạt điều tỏi ớt, hạt điều gia vị, hạt điều phủ hạt mè, hạt điều mật ong.

Một vườn điều ở Bình Phước. Ảnh: Sơn Trang.

Trung Quốc hiện đang là thị trường lớn thứ 2 của hạt điều Việt Nam, sau Mỹ. Trước tầm quan trọng cũng như nhu cầu tiêu thụ hạt điều đang tăng mạnh ở thị trường này, trong năm nay, Vinacas sẽ tổ chức đoàn giao dịch thương mại tại thị trường Trung Quốc.

Theo đó, dự kiến trong tháng 8 năm nay, Vinacas sẽ tổ chức buổi hội thảo và gặp gỡ với các nhà thương mại ngành hạt của Trung Quốc tại thành phố Hàng Châu, qua đó tìm cơ hội hợp tác và phát triển thương mại giữa các nhà sản xuất, chế biến điều Việt Nam và khách hàng tiềm năng của Trung Quốc.

Sự kiện này cũng nhằm quảng bá thương hiệu điều Việt Nam, những thành tựu và sự đổi mới trong công nghệ chế biến điều nhằm giúp các thương nhân và người tiêu dùng Trung Quốc có cái nhìn toàn diện, chính xác về ngành điều Việt Nam. Đến với sự kiện, khách hàng Trung Quốc sẽ thấy được tiềm năng phát triển, cũng như năng lực chế biến, xuất khẩu của ngành điều Việt Nam, đặc biệt là trong việc hướng tới mục tiêu “sản xuất sạch hơn” và theo các xu thế tiêu dùng của thế giới.

Bên cạnh đó là xúc tiến và tập trung mua bán điều nhân Việt Nam có hàm lượng giá trị gia tăng cao như điều chiên muối, điều rang bơ, điều tẩm gia vị, điều mật ong, bánh kẹo điều… các sản phẩm hạt điều organic.

Nhân điều trong một nhà máy ở Bình Phước. Ảnh: Sơn Trang.

Qua đó, Vinacas mong muốn sẽ tiến tới các hợp đồng mua bán trực tiếp giữa các doanh nghiệp điều Việt Nam với các nhà chiên rang, tập đoàn bán lẻ, siêu thị lớn của Trung Quốc, giúp hạt điều Việt Nam tiếp cận với nhóm khách hàng cuối ở khu vực phía Bắc Trung Quốc thay vì phần lớn chỉ tiếp cận phần các nhà nhập khẩu trung gian tập trung ở khu vực phía Nam Trung Quốc, giáp biên giới Việt Nam. Tăng cường xuất khẩu chính ngạch qua các hệ thống cảng biển của Việt Nam và Trung Quốc thay cho phương thức truyền thống là xuất khẩu bằng đường bộ qua các cửa khẩu ở biên giới phía Bắc Việt Nam.

Với việc tổ chức đoàn giao dịch thương mại tại thị trường Trung Quốc, Vinacas cũng nhằm tiếp thu ý kiến, giải đáp những thắc mắc, kiến nghị của khách hàng Trung Quốc nhằm có biện pháp, giải pháp tốt nhất để làm hài hòa, thắt chặt mối quan hệ giữa nhà nhập khẩu Trung Quốc và nhà xuất khẩu Việt Nam. Mục tiêu chung nhất là tăng kim ngạch xuất khẩu hạt điều Việt Nam vào Trung Quốc và khu vực Bắc Á, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp chế biến hạt điều Việt Nam.

Sơn Trang
Tin khác
Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ
Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ

Theo các chuyên gia, nếu biết tận dụng lượng chất thải hữu cơ trong sinh hoạt biến thành phân bón hữu cơ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường cho nhiều nông hộ.

Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học
Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học

Bà Rịa - Vũng Tàu Nhờ làm phân hữu cơ từ đệm lót sinh học, Công ty Trang Linh đang chứng minh được hiệu quả kinh tế và sự đúng đắn trong triết lý nông nghiệp tuần hoàn.

Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô
Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô

Than dừa được làm chủ yếu từ gáo dừa - một phụ phẩm của ngành dừa. Xuất khẩu than dừa nói chung đang ngày càng tăng, mang nhiều ngoại tệ về cho đất nước.

Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao
Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao

Từ xơ mướp, những bạn trẻ Đồng Tháp đã sáng tạo thành những sản phẩm có tính ứng dụng cao, được thị trường đón nhận, đã xuất khẩu đi nhiều nước như Nhật, Hàn, Mỹ, EU...

Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột
Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột

Từ một phế phẩm tưởng chừng vô giá trị, bã sắn tại Tây Ninh đã trở thành nguồn thu quan trọng cho các doanh nghiệp chế biến tinh bột.

Tri thức hóa nông dân là quá trình liên tục
Tri thức hóa nông dân là quá trình liên tục

Ngày nay, sản xuất không chỉ dựa vào kinh nghiệm, từ những mô hình thành công ở địa phương cho thấy tri thức hóa nông dân đang là nhiệm vụ hàng đầu.

Tri thức hóa nông dân cần sự kiên trì và đầu tư đúng mức
Tri thức hóa nông dân cần sự kiên trì và đầu tư đúng mức

ĐBSCL Việc tham gia của nông dân vào các tổ chức kinh tế tập thể còn thấp và công tác đào tạo chưa đồng đều khiến hành trình tri thức hóa nông dân gặp khó khăn.

Đồng Tháp có hơn 42.000 nông dân chuyên nghiệp
Đồng Tháp có hơn 42.000 nông dân chuyên nghiệp

Từ ý tưởng thi đua ‘Người nông dân chuyên nghiệp’, nông dân Đồng Tháp từng bước thay đổi tư duy sản xuất, khẳng định vai trò trong xây dựng nền kinh tế nông nghiệp.

Hơn 250 doanh nghiệp tham gia Ngày Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản
Hơn 250 doanh nghiệp tham gia Ngày Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản

Chuỗi sự kiện Ngày Doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản 2024 với slogan 'Chung tầm nhìn, chia sẻ thành công' đã diễn ra thành công tốt đẹp tại Thủ đô Tokyo, Nhật Bản.

Giới thiệu nông lâm sản chủ lực tỉnh Hòa Bình
Giới thiệu nông lâm sản chủ lực tỉnh Hòa Bình

Tiềm năng sản xuất, chế biến các mặt hàng nông, lâm thủy sản chủ lực của tỉnh Hòa Bình phục vụ thị trường trong nước và đáp ứng xuất khẩu.

Du lịch đã trở thành nguồn thu nhập chính của Thuận Tân Hội Quán
Du lịch đã trở thành nguồn thu nhập chính của Thuận Tân Hội Quán

Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, Thuận Tân Hội Quán còn thành lập điểm du lịch nông nghiệp, tổ chức các hoạt động cho du khách tham quan, trải nghiệm cuộc sống vùng sông nước.

Hội quán, từ giao lưu chia sẻ đến phát triển hợp tác xã bài bản
Hội quán, từ giao lưu chia sẻ đến phát triển hợp tác xã bài bản

151 hội quán với hàng ngàn thành viên, nông dân Đồng Tháp không chỉ hỗ trợ sản xuất mà còn thúc đẩy xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế tập thể.