Hợp tác xã cung ứng trên 1.000 tấn dưa lưới mỗi năm

Minh Đảm - Chủ Nhật, 10/03/2024 , 19:14 (GMT+7)

HTX Nông nghiệp sạch Mỹ Phong là một trong những đơn vị sản xuất dưa lưới lớn nhất Tiền Giang với trên 100 nhà màng (khoảng 1.000m2/căn), sản lượng từ 60 - 100 tấn/tháng.

Mới đây, nhân chuyến công tác tại TP Mỹ Tho, chúng tôi có dịp ghé thăm HTX Sản xuất Thương mại và Dịch vụ nông nghiệp sạch Mỹ Phong (HTX Nông nghiệp sạch Mỹ Phong). Đây là một trong những HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả cao của tỉnh Tiền Giang với doanh thu hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Đặc biệt, HTX được điều hành bởi chị Lê Thị Kim Chi (sinh năm 1987), nữ giám đốc xuất thân là điều dưỡng nhưng có niềm đam mê với lĩnh vực nông nghiệp.

Chị Lê Thị Kim Chi, Giám đốc HTX Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Nông nghiệp sạch Mỹ Phong. Ảnh: Minh Đảm.

Chị Chi chia sẻ, ban đầu hai vợ chồng xây dựng căn nhà màng nhỏ với diện tích 1.000m2, trồng dưa lưới bán lẻ cho người dân địa phương với ý định chỉ để kiếm thêm thu nhập. Nhờ cơ duyên hợp tác được với đối tác lớn là chuỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh nên đầu ra ngày càng thuận lợi, ổn định.

Năm 2017, chị Chi vận động thành lập HTX Nông nghiệp sạch Mỹ Phong với 30 thành viên, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất rau màu. Sản phẩm chính là trái dưa lưới chiếm 80% sản lượng. Dưa được sản xuất theo mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đạt chất lượng, đảm bảo an toàn. Đặc biệt, năm 2022, sản phẩm được UBND tỉnh Tiền Giang công nhận đạt OCOP hạng 3 sao.

“Cây dưa lưới là cây trồng ưa sáng nên cần phải trồng ở những nơi có đầy đủ ánh sáng. Để có sản phẩm đạt chất lượng cao, người chăm sóc phải nắm bắt kỹ thuật tốt từ giai đoạn ươm hạt giống đến cung cấp dinh dưỡng, thụ phấn, chọn trái, chọn thời điểm thu hoạch”, chị Chi nói.

Hiện HTX Nông nghiệp sạch Mỹ Phong cũng nhận chuyển giao công nghệ sản xuất dưa lưới cho bà con nông dân. Do đó, chất lượng sản phẩm rất đồng bộ, đạt chất lượng cao và được người tiêu dùng đánh giá tốt.

“Tôi thấy dưa ở đây rất ngon, ngọt. Khách hàng mua dưa của tôi chủ yếu là các nhà hàng, quán ăn lớn. Họ rất ưa thích nên tôi thường xuyên đặt hàng của hợp tác xã. Những ngày hợp tác xã không có hàng tôi phải mua tạm ở chỗ khác nhưng khách ăn biết liền vì chất lượng rất khác biệt”, bà Thanh - chủ sạp trái cây Bảy Ù ở TP Mỹ Tho chia sẻ.

Khách hàng đến mua dưa lưới tại trụ sở HTX Nông nghiệp sạch Mỹ Phong. Ảnh: Minh Đảm.

Thời gian qua, HTX Nông nghiệp sạch Mỹ Phong đã nhân rộng mô hình trồng dưa lưới an toàn và liên kết bao tiêu sản phẩm cho nhiều thành viên trong tỉnh Tiền Giang với số lượng nhà màng đến nay khoảng hơn 100 căn, giá thu mua từ 25.000 – 30.000 đồng/kg. Trong đó, riêng chị Chi đã xây dựng được 18 căn với diện tích sản xuất 2ha. Hàng tháng, HTX cung ứng dưa lưới cho thị trường các tỉnh thành khu vực ĐBSCL, TP.HCM… với sản lượng dao động từ 60 - 100 tấn. Đặc biệt, năm qua, doanh thu của HTX đạt trên 20 tỷ đồng, trong đó cung ứng dưa lưới cho chuỗi cửa hàng Bách Hóa Xanh đạt 1.091 tấn.

Ông Võ Văn Lập, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang nhận xét, HTX Nông nghiệp sạch Mỹ Phong là đơn vị hoạt động rất hiệu quả, năng động. HTX tiêu thụ dưa lưới rất tốt cho bà con nông dân. Trước đây, thời điểm dịch Covid-19, HTX còn cung ứng trên 37.000 combo nông sản cho người dân ở vùng tâm dịch, bị phong tỏa tại TP.HCM với trị giá hàng chục tỷ đồng. Ông cũng cho biết thêm, đơn vị đang phối hợp với chính quyền địa phương xem xét hỗ trợ cho HTX sửa chữa lại nhà xưởng.

Gần đây, tại vùng ĐBSCL có không ít HTX nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do đầu ra sản phẩm không ổn định, song với HTX Nông nghiệp sạch Mỹ Phong, nhờ có chiến lược sản xuất, kinh doanh đúng hướng, đã phát triển rất đáng ghi nhận và biểu dương. Trong thành quả đó, có sự đóng góp rất tích cực của chị Lê Thị Kim Chi, người phụ nữ có duyên với trái dưa lưới.

Về định hướng phát triển trong thời gian tới, chị Lê Kim Chi chia sẻ: HTX sẽ tiến hành nhân rộng mô hình sản xuất với bà con nông dân địa phương, dự kiến số nhà màng đạt khoảng 150 cái.

Minh Đảm
Tin khác
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Cơ hội & thách thức cho hàng 'Made in' Thanh Hóa
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Cơ hội & thách thức cho hàng 'Made in' Thanh Hóa

Thị trường Halal mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp, hàng hóa Việt Nam, nhưng cũng đặt ra thách thức không nhỏ…

Ca cao Việt Nam giá cao kỷ lục nhưng sản lượng thấp
Ca cao Việt Nam giá cao kỷ lục nhưng sản lượng thấp

Giá ca cao thế giới năm nay tăng rất mạnh do thiếu hụt nguồn cung. Giá ca cao ở Việt Nam cũng tăng kỷ lục, nhưng sản lượng đã giảm nhiều.

Việt Nam dẫn đầu về xuất khẩu phi lê cá, cá chế biến vào Singapore
Việt Nam dẫn đầu về xuất khẩu phi lê cá, cá chế biến vào Singapore

Việt Nam đang đứng thứ 5 trong số những nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất vào Singapore, trong đó dẫn đầu ở các mặt hàng phi lê cá đông lạnh, cá chế biến.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Từ loài cây mọc hoang thành sản phẩm xuất khẩu cho thu tiền tỷ
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Từ loài cây mọc hoang thành sản phẩm xuất khẩu cho thu tiền tỷ

Cách đây vài năm, sau chuyến tham quan mô hình sản xuất nông nghiệp của Nhật Bản và Israel cùng Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, anh Tân quyết định bỏ nghề nhôm kính, chuyển sang làm nông nghiệp công nghệ cao với sản phẩm chính là rau má.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Đưa Việt Nam thành mắt xích quan trong trong chuỗi giá trị Halal
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Đưa Việt Nam thành mắt xích quan trong trong chuỗi giá trị Halal

Với ngành công nghiệp Halal, Thủ tướng đặt mục tiêu Việt Nam trở thành điểm đến không thể thiếu trong bản đồ Halal toàn cầu, là mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị Halal.

Gạo Việt Nam lấy lại thị phần ở Philippines
Gạo Việt Nam lấy lại thị phần ở Philippines

Nhập khẩu gạo của Philippines tăng rất mạnh trong năm nay và gạo Việt Nam lại đang chiếm phần lớn lượng gạo nhập khẩu vào thị trường này.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Những địa phương đi đầu của Việt Nam
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Những địa phương đi đầu của Việt Nam

Với lợi thế về sự phù hợp của nông sản, Ninh Thuận và Bến Tre là những địa phương đang có kết nối và kinh doanh hiệu quả với các thị trường Halal.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Cơ hội hợp tác với nhiều nước châu Á
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Cơ hội hợp tác với nhiều nước châu Á

Hàn Quốc, Ấn Độ là những quốc gia châu Á có kinh nghiệm phát triển, đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng Halal và sẵn sàng chia sẻ, hợp tác với Việt Nam.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Saudi Arabia sẽ cùng Việt Nam phát triển hệ sinh thái Halal mạnh mẽ
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Saudi Arabia sẽ cùng Việt Nam phát triển hệ sinh thái Halal mạnh mẽ

Lãnh đạo Trung tâm Halal Saudi, Cơ quan Thực phẩm và dược phẩm Saudi Arabia - SFDA khẳng định cam kết phát triển hệ sinh thái Halal với Việt Nam.

Quy định mới của EU về xác định chủ sở hữu vùng nguyên liệu dừa hữu cơ
Quy định mới của EU về xác định chủ sở hữu vùng nguyên liệu dừa hữu cơ

Bến Tre hiện có hơn 20.000ha dừa được sản xuất tiêu chuẩn hữu cơ, trong đó diện tích đã được chứng nhận khoảng 13.000ha.

Xuất khẩu hàng chục nghìn tấn cà phê decaf với giá cao
Xuất khẩu hàng chục nghìn tấn cà phê decaf với giá cao

Ngoài cà phê nhân thông thường, trong niên vụ vừa qua, cà phê nhân đã khử cafein (cà phê decaf) của Việt Nam cũng được xuất khẩu nhiều với giá cao.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: 25 triệu khách hàng châu Âu và hơn thế nữa
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: 25 triệu khách hàng châu Âu và hơn thế nữa

Ở châu Âu, các sản phẩm Halal không chỉ phục vụ người Hồi giáo mà người tiêu dùng của nhiều tôn giáo khác cũng ngày càng ưa chuộng vì chất lượng và tính phù hợp.