Nhà mua hàng quốc tế có nhu cầu lớn về nông sản Việt Nam

Nguyễn Thủy - Thứ Sáu, 03/05/2024 , 15:33 (GMT+7)

Hơn 500 nhà mua hàng quốc tế đăng ký kết nối giao thương, tìm nguồn hàng nông sản, thực phẩm, đồ gỗ... tại Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2024.

Sở Công thương TP.HCM thông tin về Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2024. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Theo số liệu của Tổng cục thống kê, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa cả nước đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu ước đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,4 tỷ USD. Về cơ cấu xuất khẩu, nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 108,27 tỷ USD, chiếm 87,5%. 

Ông Nguyễn Hoài Bảo, Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM (HAWA) cho biết, tình hình xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ trong 4 tháng đầu năm có những tín hiệu khả quan, tuy nhiên "mới đang trở lại đường đua".

"Các nhà mua hàng của ngành gỗ ở các thị trường chính như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu sử dụng hết hàng tồn kho, họ đang từ từ thăm dò sức mua của người tiêu dùng. Cùng với những biến động về lạm phát, chính trị, các rào cản về thương mại, các đạo luật được áp dụng khiến cho thị trường xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang các thị trường này gặp nhiều khó khăn", ông Nguyễn Hoài Bảo phân tích và khuyến nghị, các doanh nghiệp Việt Nam nên tìm kiếm thị trường mới như Trung Đông, Úc, Canada.

Vì vậy, việc tham gia các hội chợ xúc tiến thương mại là cơ hội để doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tìm kiếm những nhà mua hàng, thị trường mới.

Tương tự, ông Nguyễn Đình Tùng, Chủ tịch Hội sản phẩm Nông nghiệp Sạch TP.HCM cũng cho rằng, trong bối cảnh hiện nay thì công tác xúc tiến thương mại, tham gia các hội chợ triển lãm cần được đẩy mạnh.

Trước bối cảnh hoạt động xuất khẩu đang có nhiều chuyển biến tích cực, nhu cầu của nhiều thị trường đang phục hồi, để hỗ trợ các doanh nghiệp, ngành hàng xuất khẩu của TP.HCM nói riêng, Việt Nam nói chung nắm bắt cơ hội thị trường, vào ngày 8 - 11/5 tới đây, Sở Công thương TP.HCM tổ chức Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2024, tập trung vào các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực như nông - thủy sản; đồ gỗ - mỹ nghệ; thực phẩm, đồ uống; cao su - nhựa; dệt may, da giày, túi xách; điện tử - cơ khí; các ngành dịch vụ, hỗ trợ khác.

Ông Lê Minh Trung, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp (Sở Công thương TP.HCM) cho biết, trong bối cảnh đó, hội chợ 2024 được mở rộng gấp đôi về quy mô so với năm ngoái, với 450 gian hàng, trong đó có hơn 400 doanh nghiệp Việt Nam và FDI tham gia.

Năm 2023, Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu lần đầu tiên tổ chức đã thu hút gần 10.000 khách tham quan, nhà mua hàng trong và ngoài nước. Chuỗi sự kiện góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu kết nối đối tác, tìm kiếm khách hàng, vượt qua giai đoạn khó khăn khi nhu cầu thị trường suy giảm. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Dự kiến sự kiện sẽ thu hút khoảng 20.000 khách tham quan, nhà mua hàng. Trong đó, hơn 80% khách chuyên ngành là các nhà nhập khẩu, nhà thương mại, hệ thống các siêu thị, chuỗi bán lẻ tại các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,…; các văn phòng đại diện mua hàng, tìm nhà cung ứng tại Việt Nam; hệ thống siêu thị, nhập khẩu và bán lẻ; các sàn thương mại điện tử.

Đặc biệt, sự kiện có sự tham dự của 50 doanh nghiệp các nhà mua hàng đến từ Ấn Độ, Nga có nhu cầu về các sản phẩm nông sản, thực phẩm, đồ nội thất xây dựng, dệt may, thiết bị điện. 

Ông Trung thông tin thêm, các nhà mua hàng quốc tế đăng ký tham gia lần nay có nhu cầu rất lớn về nông sản và đồ gỗ, nội thất, mỹ nghệ chiếm 58%. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nông sản, thực phẩm, đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ của TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung. 

"Thông qua hoạt động trưng bày, triển lãm, hội chợ lần này sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp học hỏi, cải tiến và đổi mới công nghệ, năng cao năng lực cạnh tranh lâu dài.

Đồng thời, khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng, phân phối hàng hóa toàn cầu và xây dựng mối quan hệ hợp tác chiến lược chặt chẽ giữa doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam với các hệ thống phân phối nước ngoài cả kênh xuất khẩu truyền thống và thương mại điện tử", Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM Nguyễn Nguyên Phương nói và cho biết thêm, tham gia Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2024, doanh nghiệp sản xuất của TP.HCM nói riêng, Việt Nam nói chung có thể tranh thủ khả năng tiếp cận và tìm hiểu nhu cầu, xu hướng thị trường thế giới. Từ đó, chọn lọc và xây dựng chính sách phát triển phù hợp. 

Xuất khẩu các sản phẩm gỗ, nội thất, thủ công mỹ nghệ trong những tháng đầu năm có nhiều tín hiệu khả quan. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Theo Sở Công thương TP.HCM, Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2024 sẽ quy tụ các doanh nghiệp xuất khẩu uy tín hàng đầu của Việt Nam, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu mua hàng đa dạng của các nhà mua hàng quốc tế.

Trong khuôn khổ sự kiện diễn ra các cuộc gặp gỡ, kết nối và giao thương 1:1 với các đại diện lãnh đạo, phòng thu mua từ chuỗi các siêu thị đa quốc gia như Central Retail, MM Mega Market…; các sàn thương mại điện tử như Amazon, Alibaba… Đây là cơ hội để các doanh nghiệp mở rộng kinh doanh, đưa sản phẩm Việt Nam chất lượng đến với nhiều người tiêu dùng trên toàn cầu thông qua các chuỗi hệ thống siêu thị hiện đại.

Ông Nguyễn Đình Tùng cho biết thêm, tại Hội chợ hàng Việt Nam xuất khẩu 2023, Hội sản phẩm Nông nghiệp Sạch TP.HCM có 12 doanh nghiệp tham gia và đã có những cuộc kết nối, đơn hàng với các nhà mua hàng quốc tế. Năm 2024, Hội cũng tập hợp được 20 doanh nghiệp tham gia giới thiệu các mặt hàng nông sản, thực phẩm sạch của Việt Nam đến các nhà mua hàng quốc tế. 

"Những chương trình này giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường mới. Bên cạnh những thị trường truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, EU có thể tìm kiếm thêm các thị trường mới như Nga, Ấn Độ… Qua đó, các doanh nghiệp chúng tôi có cơ hội tiếp cận thị trường, thị hiếu người tiêu dùng, cũng như hiểu rõ hơn về những hàng rào kỹ thuật của các nước nhập khẩu", ông Nguyễn Đình Tùng cho hay.

Nguyễn Thủy
Tin khác
Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu
Biến phế phẩm từ quả điều thành đặc sản chay xuất khẩu

Tây Ninh Với phương châm đưa thực phẩm chay ra thế giới, Công ty Vương Ngọc Vegan đã biến những quả điều, loại quả được xem như phế phẩm trong nông nghiệp, thành nước mắm chay hảo hạng.

Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ
Biến rác hữu cơ thành phân hữu cơ quy mô nông hộ

Theo các chuyên gia, nếu biết tận dụng lượng chất thải hữu cơ trong sinh hoạt biến thành phân bón hữu cơ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường cho nhiều nông hộ.

Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học
Lợi nhuận ‘khủng’, giảm ô nhiễm nhờ đệm lót sinh học

Bà Rịa - Vũng Tàu Nhờ làm phân hữu cơ từ đệm lót sinh học, Công ty Trang Linh đang chứng minh được hiệu quả kinh tế và sự đúng đắn trong triết lý nông nghiệp tuần hoàn.

Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô
Từ phụ phẩm dừa thành hàng xuất khẩu triệu đô

Than dừa được làm chủ yếu từ gáo dừa - một phụ phẩm của ngành dừa. Xuất khẩu than dừa nói chung đang ngày càng tăng, mang nhiều ngoại tệ về cho đất nước.

Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao
Xơ mướp thành hàng xuất khẩu cao cấp đạt chuẩn OCOP 3 - 4 sao

Từ xơ mướp, những bạn trẻ Đồng Tháp đã sáng tạo thành những sản phẩm có tính ứng dụng cao, được thị trường đón nhận, đã xuất khẩu đi nhiều nước như Nhật, Hàn, Mỹ, EU...

Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột
Bã sắn cứu cánh ngành chế biến tinh bột

Từ một phế phẩm tưởng chừng vô giá trị, bã sắn tại Tây Ninh đã trở thành nguồn thu quan trọng cho các doanh nghiệp chế biến tinh bột.

Tri thức hóa nông dân là quá trình liên tục
Tri thức hóa nông dân là quá trình liên tục

Ngày nay, sản xuất không chỉ dựa vào kinh nghiệm, từ những mô hình thành công ở địa phương cho thấy tri thức hóa nông dân đang là nhiệm vụ hàng đầu.

Tri thức hóa nông dân cần sự kiên trì và đầu tư đúng mức
Tri thức hóa nông dân cần sự kiên trì và đầu tư đúng mức

ĐBSCL Việc tham gia của nông dân vào các tổ chức kinh tế tập thể còn thấp và công tác đào tạo chưa đồng đều khiến hành trình tri thức hóa nông dân gặp khó khăn.

Đồng Tháp có hơn 42.000 nông dân chuyên nghiệp
Đồng Tháp có hơn 42.000 nông dân chuyên nghiệp

Từ ý tưởng thi đua ‘Người nông dân chuyên nghiệp’, nông dân Đồng Tháp từng bước thay đổi tư duy sản xuất, khẳng định vai trò trong xây dựng nền kinh tế nông nghiệp.

Hơn 250 doanh nghiệp tham gia Ngày Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản
Hơn 250 doanh nghiệp tham gia Ngày Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản

Chuỗi sự kiện Ngày Doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản 2024 với slogan 'Chung tầm nhìn, chia sẻ thành công' đã diễn ra thành công tốt đẹp tại Thủ đô Tokyo, Nhật Bản.

Giới thiệu nông lâm sản chủ lực tỉnh Hòa Bình
Giới thiệu nông lâm sản chủ lực tỉnh Hòa Bình

Tiềm năng sản xuất, chế biến các mặt hàng nông, lâm thủy sản chủ lực của tỉnh Hòa Bình phục vụ thị trường trong nước và đáp ứng xuất khẩu.

Du lịch đã trở thành nguồn thu nhập chính của Thuận Tân Hội Quán
Du lịch đã trở thành nguồn thu nhập chính của Thuận Tân Hội Quán

Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, Thuận Tân Hội Quán còn thành lập điểm du lịch nông nghiệp, tổ chức các hoạt động cho du khách tham quan, trải nghiệm cuộc sống vùng sông nước.