Nhà văn Thái Vũ - 'Giọt nước thời gian'

Nhà văn Thái Vũ - Thứ Hai, 12/06/2023 , 06:12 (GMT+7)

Nhà văn Thái Vũ tên khai sinh là Bùi Quang Đoài, quê làng Di Luân (xứ Ròn) xã Quảng Tùng, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Nhà văn Thái Vũ (1928 – 2013). Ảnh: KMS.

Nhà văn Thái Vũ (1928 – 2013). Ảnh: KMS.

Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho truyền thống điển hình. Ông là tác giả bộ tiểu thuyết lịch sử mang tên "Cờ nghĩa Ba Đình" (2 tập) dày 1.200 trang do Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân cấp phép đã tạo được tiếng vang lớn.

Năm 2013, trước khi qua đời, ông đã hoàn thành hồi ức “Giọt nước thời gian” ghi lại cuộc đời và sự nghiệp viết văn của mình. Báo Nông nghiệp Việt Nam xin giới thiệu một số trang hồi ức của nhà văn Thái  Vũ về danh nhân lịch sử, các văn nghệ sĩ điển hình.

Tướng Nguyễn Sơn - Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Miền Nam

Thời gian gần đây, trên các báo và các tạp chí thường có bài viết về tướng Nguyễn Sơn trong những năm ông về nước. Nhưng hầu hết các bài đó chỉ biết có một nơi ông đã hoạt động là Liên khu 4 và từ đó ông được Hồ Chủ tịch phong hàm cấp tướng rồi cuối năm 1950 ông trở lại Trung Quốc tham gia kháng Mỹ viện Triều.

Thực ra trong điếu văn an táng tướng Nguyễn Sơn ngày 23/10/1956 tại Hà Nội, đồng chí Hoàng Anh thay mặt Tổng Quân uỷ và Bộ Quốc phòng đã ghi rõ: “Năm 1945, đồng chí về nước, chiến đấu trong hàng ngũ của Đảng và Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đồng chí đã được Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đặc phái giữ trọng trách Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến miền Nam Việt Nam. Từ năm 1947, đồng chí được Chính phủ cử chức Tư lệnh kiêm Chính uỷ Liên khu IV…”.

Cuối năm 1945, vào ngày 23/10, giặc Pháp đưa thiết giáp hạm Richelieu ra phong toả vùng biển Khánh Hòa và mặt trận Nha Trang bùng nổ, đúng một tháng sau ngày Nam Bộ kháng chiến. Mặt trận Nha Trang kéo dài 101 ngày, đến đầu tháng 2/1946. Để bảo toàn lực lượng chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài, lực lượng vũ trang Nha Trang – Khánh Hòa đã rút về căn cứ Đồng Trăng và ngăn chặn địch đánh lấn ra Phú Yên, Bình Định.

Đoán trước tình hình chiến sự đó, đầu tháng 12/1945 “Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cử phái đoàn Chính phủ do đồng chí Lê Văn Hiến dẫn đầu vào nắm tình hình mặt trận miền Nam. Cùng lúc đó đồng chí Võ Nguyên Giáp vào chiến trường kiểm tra tình hình quân sự để truyền đạt chỉ thị của Trung ương và Chính phủ”.

Đồng chí Võ Nguyên Giáp và Chủ tịch Ủy ban kháng chiến Miền Nam Việt Nam (UBKCMNVN) Nguyễn Sơn đã có mặt khi chiến sự đang diễn ra ở mặt trận Nha Trang. Xin trích một đoạn ghi đồng chí Nguyễn Mô (Bùi Định), nguyên Bí thư Khu 6, người dự mặt trận Nha Trang, trong cuốn "Mặt trận Nha Trang – Khánh Hòa:

“Khi anh Văn vào giữa lúc ông Sơn bắt ông (Trần Công) Khanh bị phạt, nguyên do là trận đánh ở Võ Cạnh - Vĩnh Xương…

Ông Khanh về báo cáo nhưng quần áo lấm lem lấm bụi. Ông Sơn mới hỏi: “Anh đi đâu về”? Ông Khanh mới khoe việc ảnh đánh trận Võ Cạnh…

Ông Sơn nói: “Anh đứng nghiêm vô trong góc kia! Tôi lấy tư cách Chủ tịch Ủy ban Kháng chiếm miền Nam Việt Nam. Tôi ra lệnh cho anh”.

Ông Văn ngồi cười…

- Anh đứng yên vào góc kia! Tôi phạt anh đó! Đứng nghiêm lại! Anh là chỉ huy hay là lính? Anh chỉ huy sao không ở cơ quan chỉ huy mà chạy lăn ra như người lính! Vậy thì tôi cách chức anh ra làm lính…

Ông Khanh sợ ông Sơn lắm…

Ông Văn ngồi cười… ".

Xin ghi thêm một chi tiết nữa: "Đồng chí Tê Đơ (Phạm Kiệt), một trong những chỉ huy mặt trận Nha Trang ra Quảng Ngãi báo cáo tình hình chiến sự, quần áo lếch thếch bụi đường trường, Nguyễn Sơn bảo đứng nghiêm và phán “Đồng chí về tắm rửa thay quần áo rồi hãy đến gặp tôi...”. Tác phong của Nguyễn Sơn là vậy!

Sự việc được thuật lại trên cho thấy tính nghiêm khắc nhưng cũng hết sức thân tình trong những ngày đầu của quân đội non trẻ có một vị Chủ tịch UBKCMNVN đồng thời là Tư lệnh trưởng 3 Quân khu 5-6 và 15 (Tây Nguyên) như vậy, trước đồng chí Văn (Võ Nguyên Giáp) là Trưởng đoàn thanh tra của Trung ương và Chính phủ.

Sau đây xin kể thêm lời kể của GS - Thiếu tướng Đoàn Huyên, nguyên trong đơn vị Nam tiến của Thừa Thiên - Huế từ mặt trận miền đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ ra, qua mặt trận Nha Trang – Khánh Hoà đầu 1/1946. Anh Đoàn Huyên ghi: “Khi cùng đoàn ghé Sở chỉ huy của đồng chí Tê Đơ (tức T2 đọc theo tiếng Pháp, tên gọi lúc đó của đồng chí Phạm Kiệt), đang đóng ở đình Xuân Hòa (huyện Bình Hòa) gần đường 21 (khoảng 5km), đã được gặp đồng chí Võ Nguyên Giáp và tướng Nguyễn Sơn. Đây cũng là thời gian đơn vị Nam Long quần nhau với địch ở mặt trận Mađrắc – đường 21. Lúc ấy đồng chí Võ Nguyên Giáp đang suy nghĩ đi đi lại lại trước sân đình, còn đồng chí T2 (Phạm Kiệt) thì đang hét trong máy điện thoại ra lệnh cho đồng chí Nam Long. Lúc ăn cơm có mặt cả Chủ tịch UBKCMNVN Nguyễn Sơn, mọi người không phân biệt chỉ huy cấp này cấp kia với lính, đều ngồi xổm trên chiếu rơm toàn rau và nước mắm, ít cá khô”. (Thái ghi)

Khi ấy ta chỉ tạm phân chia ba quân khu 5-6 và 15 thành 3 Đại Đoàn 23, 27 và 31. Đại đoàn trưởng 27 là Trần Công Khanh, người đã bị Nguyễn Sơn, với tư cách là Chủ tịch UBKCMNVN phạt đứng nghiêm như vừa kể trên. Quảng Ngãi, cái nôi của phong trào cách mạng của các tỉnh miền trung Trung bộ đến cực nam Trung bộ (từ Quảng Nam - Đà Nẵng vào Phan Thiết - Bình Thuận) với đội du kích Ba Tơ nổi tiếng, nơi xuất phát của các đơn vị Nam tiến đầu tiên ở miền Trung. Trụ sở chính của UBKCMNVN đóng tại thị xã, khi Chủ tịch Nguyễn Sơn điều hành các mặt trận ở ba quân khu 5, 6 và 15 (Tây Nguyên). Chính từ đây, dựa vào kinh nghiệm chiến đấu của Đảng cộng sản Trung Quốc với chiến khu Tân –Sát – Ký, Diên An trong một buổi tâm sự với đồng chí Nguyễn Đường (Trung tuớng, đã mất hồi tháng 10/1997) là Bí thư Đảng bộ đầu tiên Khu ủy khu 6, đồng thời là nguyên Trưởng phòng Chính trị Đại Đoàn 23 cũ (Tây Nguyên), tướng Nguyễn Sơn tỏ nỗi lo nếu giặc Pháp làm chủ hoàn toàn Tây nguyên: “Nếu tình hình chiến sự kéo dài, ta sẽ dựa vào địa bàn giáp ranh giữa 3 tỉnh – bắc Bình Định – nam Quảng Nam với Quảng Ngãi là trung tâm, sẽ lập căn cứ địa chống Pháp lâu dài như Diên An…”.

Lời tâm sự đó của đồng chí Nguyễn Đường đến chết vẫn không quên kể từ những ngày từ tháng 6 đến tháng 8/1946, là thời gian đồng chí Nguyễn Đường được Chủ tịch UBKCMNVN Nguyễn Sơn điều về Quảng Ngãi trong công tác Đảng (Nguyễn Đường và Nguyễn Sơn sinh hoạt cùng một chi bộ) và theo lớp bổ túc cán bộ Trung đoàn ở trường Quân chính (địa điểm trên đường từ thị xã Quảng Ngãi lên ga, phía dưới trường Võ bị Lục quân cũng khai giảng vào đầu tháng 6/1946 đó. Trường này cũng do Chủ tịch UBKCMNVN Nguyễn Sơn làm Hiệu trưởng).

Theo đồng chí Nguyễn Đường, dự kiến đó của Chủ tịch UBKCMNVN là thiết thực. Nhân danh của Chủ tịch, tướng Nguyễn Sơn trực tiếp chỉ đạo ba đại đoàn, luôn có mặt trên các chiến trường (sau này là Liên khu 5), từ mặt trận Nha Trang vào các tỉnh cực nam Trung bộ, lên Tây Nguyên (tất nhiên là từ con đường 19 nối vùng đồng bằng Bình Định – Quy Nhơn lên An Khê – Pleiku). Đây là thời gian nóng bỏng của cuộc kháng chiến ngăn giặc mở rộng địa bàn chiếm đóng, nhất là khi cuối tháng 1/1946, viên tướng Pháp, Leclerc trực tiếp chỉ huy đã chiếm được Buôn Ma Thuột.

Lễ phong Thiếu tướng Nguyễn Sơn tại Liên khu IV năm 1948. Ảnh: Tư liệu KMS.

Lễ phong Thiếu tướng Nguyễn Sơn tại Liên khu IV năm 1948. Ảnh: Tư liệu KMS.

Xin nói thêm về tầm quan trọng của chiến trường Tây Nguyên. Khi giặc Pháp nống ra chiếm đóng Pleiku, Trung ương đã cử một phái đoàn cao cấp do đồng chí Đàm Minh Viễn (anh ruột Thượng tướng Đàm Quang Trung sau này) làm Trưởng đoàn lên kiểm tra thị sát. Nhân đó Chủ tịch Nguyễn Sơn đã cử một sĩ quan Nhật tham gia. Đó là đại tá Ikawa (Nhất Cửu) đã theo Việt Minh sau khi Nhật đầu hàng phe Đồng Minh.

Ikawa nguyên là Đại tá, Tham mưu trưởng Tập đoàn quân chiếm đóng Đông Dương, đặc trách miền trung Trung bộ, từ Savanakhet bên Lào, qua Đông Hà (Quảng Trị) vào đến Quy Nhơn, đèo Cù Mông, giáp giới Phú Yên trở ra, là vùng quân Tưởng Giới Thạch sẽ vào giải giáp quân Nhật. Ikawa đã cùng nhiều sĩ quan lính Thiên Hoàng theo Việt Minh (trụ sở đóng ở Huế và Đà Nẵng sau ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp), khi Cách mạng tháng Tám 1945 thành công đã giúp cho quân đội non trẻ của ta có nhiều vũ khí loại tốt, quân trang quân dụng. Trong số sĩ quan đó, có nhiều người trở thành giáo viên quân sự, dạy quân sự cho 4 đại đội trưởng Võ bị Lục quân Quảng Ngãi từ tháng 6/1946. Ikawa là chỉ huy trưởng một tập đoàn Nhật, có kinh nghiệm chiến trường, lại là người được Chủ tịch Nguyễn Sơn tin cậy “đáng mặt quân tử” qua việc huấn luyện quân đội non trẻ của ta, có mưu lược và dũng cảm trong thời gian chiến đấu. Vì vậy, nên Ikawa mới được Chủ tịch Nguyễn Sơn cử theo đoàn cán bộ cao cấp Trung ương.

Đồng chí Đàm Minh Viễn chấp nhận ngay. Đoàn khởi hành từ Quy Nhơn, theo đường 19 lên An Khê, đi trên 1 xe Jeep và một xe Camion. Lúc qua khỏi đèo Măng Giang thì máy bay Pháp ập đến. Lực lượng không cân sức, cả đoàn ta hy sinh vì vướng mìn đặt bên đường…

Tháng 12/1946 Trung ương Đảng và Chính phủ có chỉ thị giải thể UBKCMNVN. Trước đó giữa tháng 11, trường Võ bị Lục quân Quảng Ngãi cũng tạm mãn khóa để các học viên được phân về các đơn vị toàn quốc tham gia chiến đấu. Trên 500 anh em, đa số được phân công (đi tàu hoả) ra Bắc và Liên khu 4 (sau này). Còn khoảng trên 50 người, đa số học sinh Bình Trị Thiên và quê ở Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định thì được điều về các tính phía Nam. Tất cả tập trung ở thành Bình Định (thời nhà Tây Sơn) vẫn còn nguyên vẹn, rồi phân công theo các quân khu 5, 6 và 31 (Tây Nguyên, cực nam Trung Bộ). Cá nhân tôi – Thái Vũ được phân công ở lại Bình Định, sau này thuộc Đại đoàn 27, Trung đoàn 68… lên mé Tây Nguyên theo đường 19, Quy Nhơn – An Khê, tập trung ở Phú Phong (vùng đất của quê hương anh em Tây Sơn, với cấp bậc Trung đội trưởng).

Trung đội tôi đóng ở đầu nguồn sông Côn, giữa con đường 19, cảnh giác giặc Pháp từ An Khê – Pleiku tràn xuống. Khoảng tết Đinh Hợi (1947), trước khi giặc Pháp vào, hè năm đó đánh xuống đường 19 – Phú Phong, Bình Định, đang chiến đấu thì được điều qua Đại đĐoàn 23 của anh Cao Văn Khánh, Trung đoàn 67, hành quân cấp tốc ra Quảng Ngãi và chốt quân ngay sau Tết giữ vùng biển Sa Huỳnh, đèo Bình Đê, giáp ranh Bình Định, cả ngoài Long Thạnh. Khoảng tháng 3 có lệnh hành quân cấp tốc ra thị xã Quảng Ngãi đã thành bình địa sau tiêu thổ kháng chiến, xuống cả vùng biển Thu Xà, rồi hành quân về Đức Phổ, đóng quân ở 2 xã Phổ Phong và Phổ An, dọc tỉnh lộ 5A từ Ba Tơ xuống.

Anh Kiểm dân Nam tiến về làm Đại đội trưởng, tôi (Thái Vũ) là Đại đội phó. Đây là thời gian tôi “huấn luyện quân” lính mới, dân vùng biển Mộ Đức và Đức Phổ. Sau đó, anh Kiểm chuyển đơn vị khác, mình tôi phụ trách rồi có lệnh đặc trách đưa quân lên khu vực núi rừng Ba Tơ, ém quân trong rừng sâu nước độc, không ở nhà dân, bà con dân tộc Ba Tơ hỗ trợ đơn vị xây lán. Đây cũng là thời gian Chính ủy Bộ Tư lệnh Liên khu 5 Trần Lương đã 2 lần đến thăm đơn vị tôi, ở lại đêm cùng đơn vị, thức cùng tôi, kể cho tôi nghe “chuyện cọp vồ” hụt anh thuở trước khi anh đi đốt than kiếm sống.

Đúng là núi rừng “ma thiêng, nước độc”, rận đầy người nói gì trăn rắn, nên chỉ khoảng 2 tháng sau 2 chiến sĩ đơn vị tôi bị sốt sét ác tính, anh Dự bị điên chạy vào rừng trên 3 ngày mà không tìm ra. Và chính tôi cũng bị sốt sét ác tính, nhưng rất nặng, mấy ngày sau “ngất lịm” tưởng chết. Lúc tỉnh dậy nhờ có anh bạn Hoài Nguyên, đến thăm khi tôi dần tỉnh.

16 tuổi anh thanh niên Bùi Quang Đoài, vừa đỗ Thành chung đã xung phong gia nhập đoàn quân Nam tiến. Sau khi học trường Lục quân Quảng Ngãi do “Lưỡng quốc tướng quân” Nguyễn Sơn làm Hiệu trưởng anh là chỉ huy cấp bậc Đại đội, phụ trách văn hóa Phòng Chính trị Khu V, huấn luyện viên quân sự Khu V, học viên trường Dự bị Đại học Liên khu IV khóa I, sinh viên trường Đại học Sư phạm khoá I, hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957)…

Năm 1963, bút danh Thái Vũ ra đời theo gợi ý của hai nhà trí thức lớn: Trần Huy Liệu và Hoa Bằng với sự đồng ý của GS Đặng Thai Mai và tác phẩm đầu tay "Cờ nghĩa – Ba Đình". Tiếp đó, ông đã cho ra đời liên tục các tiểu thuyết lịch sử: "Biến động - Giặc chày vôi" (NXB Thuận Hóa, 1984); "Thất thủ kinh đô Huế" (tức Huế 1885 - NXB Thuận Hóa, 1985); "Tình sử Mỵ Châu" (NXB Trẻ, 1988); "Trần Hưng Đạo - thế trận những dòng sông" (NXB Quân đội Nhân dân, 1988); "Thành Thái - người điên đầu thế kỷ" (NXB Văn học, 1996).

Nhà văn Thái Vũ
Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay như thế nào?
Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay như thế nào?

‘Tác phẩm hay trong sự tiếp nhận hiện nay’ là cuộc tọa đàm văn chương giữa các tác giả thuộc Hội Nhà văn TP.HCM và Hội Văn học nghệ thuật Phú Yên.

Bên dòng Kiến Giang huyền thoại
Bên dòng Kiến Giang huyền thoại5

Sự hiểu biết cùng cảm xúc rất đặc biệt của cô bé Hà Nội 12 tuổi về đất và người Lệ Thủy, Quảng Bình.

'Dân Ông Tạ' cất giữ một phần ký ức đô thị phương Nam
'Dân Ông Tạ' cất giữ một phần ký ức đô thị phương Nam

'Dân Ông Tạ' là cộng đồng người gốc Bắc di cư vào nam, được tác giả Cù Mai Công phản ánh trong bộ sách 'Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó'.

Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt
Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt

Gần đây, trường hợp viết đảo ngược từ xuất hiện tràn lan và ngày một phát triển. Có cơ hội, có dịp là đảo ngược. Đảo lấy được. Nhà văn, nhà báo cũng đua nhau viết ngược từ.

Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi
Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi

Giá trị tiếng Việt trong tâm hồn người Việt, một lần nữa được nhắc nhớ qua chương trình đặc biệt kỷ niệm Giỗ tổ Hùng Vương trên Nông nghiệp Radio tối nay (18/4).

Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc
Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc

Nhà báo, nhà văn Dương Bá Trạc (1884-1944), hiệu Tuyết Huy, là anh trai của nhà giáo Dương Quảng Hàm. Cụ cùng các chiến sĩ đã sáng lập phong trào Đông Kinh nghĩa thục.

Đại tá Nguyễn Văn Hồng và cuộc chiến đấu tự nguyện bên trang viết
Đại tá Nguyễn Văn Hồng và cuộc chiến đấu tự nguyện bên trang viết

Đại tá Nguyễn Văn Hồng sau 30 năm cầm súng lại có tiếp 30 năm cầm bút, đó là nội dung tọa đàm văn chương diễn ra sáng 12/4 tại TP.HCM.

Trống quân: Tinh hoa người Đức Bác
Trống quân: Tinh hoa người Đức Bác

Hát trống quân Đức Bác là sự kết hợp giữa lời hát và nhịp điệu, cùng với những khúc hát sôi động xoay quanh các chàng trai Đức Bác và cô đào Phù Ninh.

Tiến sĩ Bùi Bá Bổng chữ đã say rồi trên những trang thơ
Tiến sĩ Bùi Bá Bổng chữ đã say rồi trên những trang thơ3

Tiến sĩ Bùi Bá Bổng thường được nhiều người biết đến với tư cách một nhà khoa học nông nghiệp, nhưng ít ai biết ông từng có thơ được in từ thời sinh viên.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hé lộ điều gì qua những đoản văn?
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hé lộ điều gì qua những đoản văn?

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã rời khỏi dương gian 23 năm, nhưng di sản nghệ thuật của ông vẫn không ngừng lôi cuốn công chúng, trong đó có những đoản văn tự tình.

Thái độ của vua - tôi triều Nguyễn đối với Phan Châu Trinh sau ‘Thư thất điều’
Thái độ của vua - tôi triều Nguyễn đối với Phan Châu Trinh sau ‘Thư thất điều’

Việc ứng xử như sách đã chép ít nhiều thể hiện sự tôn trọng đáng kể, dù 'Thư thất điều' đã khiến vua Khải Định bẽ mặt với quốc dân đồng bào ở trong và ngoài nước lúc đó.

Hà Giang hút khách
Hà Giang hút khách

Thị trấn Đồng Văn giờ khác lắm. Cầu trời, năm mười năm nữa, Đồng Văn sẽ không theo bước Tam Đảo, Sa Pa, nhà tầng chất ngất cướp mất dáng núi, thung mây...