Những bài đăng báo cuối cùng của cụ Lương Văn Can: [Kỳ 3] Cái thái độ ôn hòa của người Việt

N.C (Lương Ngọc Can) - Thứ Năm, 05/10/2023 , 05:48 (GMT+7)

Trong xã hội tất phải có thái độ ôn hòa, tình thân ái mới đậm đà, dây liên lạc của đồng bào mới khăng khít, kẻ nam người bắc coi nhau như một nhà,...

Nước nào cũng có người có đức tính ôn hòa, thời nào cũng có người có đức tính ôn hòa, nhưng nói riêng về phần nhiều thì dân Việt Nam ta xưa nay giàu cái đức tính ôn hòa hơn cả.

Trừ những nơi phong tục hãy còn quá dã man, hung hãn, độc ác, cùng nòi cùng giống chỉ thích ăn tươi nuốt sống lẫn nhau như dân mọi ở châu Phi, châu Úc không kể, còn những nước bán khai trở lên, không đâu không công nhận hai chữ “Ôn hòa” là cái thái độ quý của nhân loại.

Dân Việt Nam ta có cái đặc tính ấy là có sẵn cái của quý ở trong bản thân đó, ta phải biết tự quý trọng và giữ gìn thế nào cho cái phong trào dữ dội ở ngoài kích thích đến không lay chuyển nổi mới được. Nếu ta biết bảo thủ cái thái độ ôn hòa mà lợi dụng lấy, thì không phải không có cái công hiệu rất to tát vẻ vang, là không những bảo tồn quốc túy được mà thôi lại có thể nhờ đó mà thu thái cái văn minh tinh thần được nữa. Nguyên vì thái độ ôn hòa có công hiệu ích lợi cho những việc như sau này:

Nói về gia đình: Trong gia đình tất phải có thái độ ôn hòa, cha mới có từ, con mới có hiếu, vợ chồng mới biết hòa thuận, anh em mới biết kính nhường, trên dưới già trẻ mới có tôn ti trật tự. Cái tệ tục bất hiếu, thất lễ không còn nữa, tấn bi kịch phản mục khuých tường không xẩy ra, thì dù giàu sang hay bần tiện trong gia đình cũng được vui vẻ mà hưởng hạnh phúc.

Nói về hương đảng: Trong hương đảng tất phải có thái độ ôn hòa trên mới bảo được dưới, trẻ mới biết kính già, cảnh họ. Với cánh kia không cừu thù, họ này với họ khác không tức khí, dân làng ổn thỏa mới bỏ được cái tệ tục cường hào áp chế, cả vú lấp miệng, lấy thịt đè người, xóm giềng thân mật, mới bỏ được cái tệ tục ai nấy vị kỉ, cháy nhà hàng xóm bằng chân như vại, thói tranh hơn không còn nữa, lòng sai kị chẳng sinh ra, thì dù làng nghèo ngặt đến đâu cũng trở nên thịnh vượng.

Nói về xã hội: Trong xã hội tất phải có thái độ ôn hòa tình thân ái mới đậm đà, dây liên lạc của đồng bào mới khăng khít, kẻ nam người bắc coi nhau như con một nhà, thượng lưu hạ lưu quý nhau như cùng một họ, kẻ có trí quyết không lừa kẻ ngu si, người có uy quyền không đè lên trên người hèn hạ, mới có thể giúp cho nhau trong lúc cơ khổ, bênh vực được cho nhau trong lúc hoạn nạn, mà cùng khuyên bảo nhau góp tài, góp trí, góp sức, tính việc công an, mưu việc công ích cho xã hội vậy.

 Cảnh sinh hoạt ở làng quê xưa. 

 Cảnh sinh hoạt ở làng quê xưa. 

Trái lại thế, ở trong gia đình không có thái độ ôn hòa thì cha không dạy được con, chồng không bảo được vợ, cái hại dâm dật phóng đãng càng ngày càng vỡ lở ra, không ai ngăn cấm được, đến nỗi trật tự đảo điên, di luân {phép tắc sinh hoạt} quét đất, muốn cho gia đạo chẳng suy được sao. Trong hương đảng mà không có thái độ ôn hòa thì thường trong làng chia ra năm bè bảy búi, hay có những thói khí vặt, lí sự cùn, nảy ra những hạng anh hùng rơm, kì mục nát, tức nhau lời nói, đánh nhau đến vỡ đầu sát tai, ganh nhau miếng ăn, kiện nhau đến sạt nhà mất nghiệp, coi như như hận thù, rình nhau như giáo mộc, chỉ thích bới lông tìm vết, làm cho đục nước béo cò, công việc làm ăn đành xếp xó, tiền của huyết hãn đổ ra ngoài, dân làng càng ngày càng suy mãi đi, bao giờ có phong tục thuần mĩ?

Trong xã hội mà không có thái độ ôn hòa thì người ấy với người khác li tâm, kẻ này với kẻ kia cô lập, xem nhau bằng con mắt hoài nghi, đãi nhau bằng tấm lòng vị kỉ, kẻ trên người dưới, cách xa nhau như một vực một trời, kẻ bắc người nam xem nhau như người Tàu người Việt, thường khuynh loát lẫn nhau để lấy lợi, hãm hại được nhau cũng chẳng từ, còn có đời kiếp nào tổ chức nên đoàn thể này, hội đằng nọ được.

Bởi thế nên xử kỉ tiếp vật, nhỏ từ một nhà, lớn đến một nước ta cần phải giữ lấy cái thái độ ôn hòa là cái thiên tính sẵn có của ta, mới có hòa khí, có hòa khí mới có hạnh phúc.

Đến như công việc học hành thì cái thái độ ôn hòa lại càng cần phải có lắm. Dẫu chẳng nói thì ai cũng biết rằng nước Việt ta nay tuy tài trí kém các nước văn minh tiên tiến xa, việc cấp vụ của quốc dân ta cần phải có nhất không gì bằng sự học. Các khoa học mà các nước đông tây lợi dụng làm nên phú cường đều là công việc của ta nay bắt đầu vào rèn lập đó.

Ta dùng thái độ ôn hòa để học tập mới có đức cần cù, có tính nhẫn nại, không vội vàng hấp tấp, đến nỗi cẩu thả hỏng việc; mà cứ như việc êm ái thư thả, chịu đựng những công trình gian lao, bền chí vững lòng, nghiên cứu hết tinh thần, nghĩ ngợi, lần từng bước mà lên, tìm từng mối mà gỡ, thì thực là trong cái thái độ ôn hòa có cái động lực rất mạnh mẽ mà êm đềm, giúp cho sự học được đến nơi đến chốn vậy.

Trường làng ở Huế, thập niên 1920. 

Trường làng ở Huế, thập niên 1920. 

Trong cái thái độ ôn hòa bao hàm được bao nhiêu kiên tâm nghị lực, gánh vác được bao nhiêu khó nhọc nặng nề, ta cần phải giữ gìn lấy để làm cái đất thụ giáo của ta đó. Cổ nhân có câu: Nước lã hòa được các vị, giấy trắng vẽ được các mùi, người có trung tín mới học lễ được. Vậy thì ta có thái độ ôn hòa, há lại chẳng có thể học được các khoa học như người các nước hay sao.

Ta lại phải biết rằng thái độ ôn hòa hơn đức tính nóng nảy gấp bao nhiêu lần. Đức tính nóng nảy thì nông nổi mà hẹp hòi, sống sượng mà lộ liễu, nên hành vi sự gì cũng chỉ làm được việc nhỏ, mà không mưu được việc lớn, lo được việc gần mà không toan được việc xa. Còn như thái độ ôn hòa thì cao xa mà sâu sắc, rộng rãi mà bao hàm, cho nên ba đào không ngã chí, kinh cụ chẳng động lòng nhẫn nại cả được những sự sỉ nhục khó khăn, để lo toan lấy công to việc lớn.

Xem như các đấng anh hùng hào kiệt các nước đông tây xưa nay chịu nhẫn nhục, chịu gian lao gây dựng lên được những việc lợi dân ích nước, chẳng phải bởi cái thái độ ôn hòa mà ra ư?

Cứ lấy cái hiện tượng trước con mắt cùng cái tình cảm trong thế giới này mà xét thì người mình quả có cái đức tính ôn hòa hơn người các nước. Nhưng ta trước hết phải chớ ngộ nhận cái đức tính ôn hòa là cái đức tính vô tư lự, gặp sao hay vậy, mà cần phải dùng cái đức tính ôn hòa để dụng công gắng sức theo cho kịp người, mới mong có cái kết quả hay.

N.C (Lương Ngọc Can) (Thực nghiệp dân báo, ngày 26/2/1926)
Bên dòng Kiến Giang huyền thoại
Bên dòng Kiến Giang huyền thoại3

Sự hiểu biết cùng cảm xúc rất đặc biệt của cô bé Hà Nội 12 tuổi về đất và người Lệ Thủy, Quảng Bình.

'Dân Ông Tạ' cất giữ một phần ký ức đô thị phương Nam
'Dân Ông Tạ' cất giữ một phần ký ức đô thị phương Nam

'Dân Ông Tạ' là cộng đồng người gốc Bắc di cư vào nam, được tác giả Cù Mai Công phản ánh trong bộ sách 'Sài Gòn một thuở - Dân Ông Tạ đó'.

Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt
Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt

Gần đây, trường hợp viết đảo ngược từ xuất hiện tràn lan và ngày một phát triển. Có cơ hội, có dịp là đảo ngược. Đảo lấy được. Nhà văn, nhà báo cũng đua nhau viết ngược từ.

Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi
Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi

Giá trị tiếng Việt trong tâm hồn người Việt, một lần nữa được nhắc nhớ qua chương trình đặc biệt kỷ niệm Giỗ tổ Hùng Vương trên Nông nghiệp Radio tối nay (18/4).

Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc
Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc

Nhà báo, nhà văn Dương Bá Trạc (1884-1944), hiệu Tuyết Huy, là anh trai của nhà giáo Dương Quảng Hàm. Cụ cùng các chiến sĩ đã sáng lập phong trào Đông Kinh nghĩa thục.

Đại tá Nguyễn Văn Hồng và cuộc chiến đấu tự nguyện bên trang viết
Đại tá Nguyễn Văn Hồng và cuộc chiến đấu tự nguyện bên trang viết

Đại tá Nguyễn Văn Hồng sau 30 năm cầm súng lại có tiếp 30 năm cầm bút, đó là nội dung tọa đàm văn chương diễn ra sáng 12/4 tại TP.HCM.

Trống quân: Tinh hoa người Đức Bác
Trống quân: Tinh hoa người Đức Bác

Hát trống quân Đức Bác là sự kết hợp giữa lời hát và nhịp điệu, cùng với những khúc hát sôi động xoay quanh các chàng trai Đức Bác và cô đào Phù Ninh.

Tiến sĩ Bùi Bá Bổng chữ đã say rồi trên những trang thơ
Tiến sĩ Bùi Bá Bổng chữ đã say rồi trên những trang thơ3

Tiến sĩ Bùi Bá Bổng thường được nhiều người biết đến với tư cách một nhà khoa học nông nghiệp, nhưng ít ai biết ông từng có thơ được in từ thời sinh viên.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hé lộ điều gì qua những đoản văn?
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hé lộ điều gì qua những đoản văn?

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã rời khỏi dương gian 23 năm, nhưng di sản nghệ thuật của ông vẫn không ngừng lôi cuốn công chúng, trong đó có những đoản văn tự tình.

Thái độ của vua - tôi triều Nguyễn đối với Phan Châu Trinh sau ‘Thư thất điều’
Thái độ của vua - tôi triều Nguyễn đối với Phan Châu Trinh sau ‘Thư thất điều’

Việc ứng xử như sách đã chép ít nhiều thể hiện sự tôn trọng đáng kể, dù 'Thư thất điều' đã khiến vua Khải Định bẽ mặt với quốc dân đồng bào ở trong và ngoài nước lúc đó.

Hà Giang hút khách
Hà Giang hút khách

Thị trấn Đồng Văn giờ khác lắm. Cầu trời, năm mười năm nữa, Đồng Văn sẽ không theo bước Tam Đảo, Sa Pa, nhà tầng chất ngất cướp mất dáng núi, thung mây...

Về một bản dịch ‘Thư thất điều’ của cụ Phan Châu Trinh
Về một bản dịch ‘Thư thất điều’ của cụ Phan Châu Trinh

Trong bài văn tế Phan Châu Trinh, Sào Nam Phan Bội Châu đánh giá 'Thư thất điều đón giá như Tây, uy sấm chớp chẳng kinh cùng chẳng hãi'.