Olam Agri: Thế giới sắp đối mặt với 'cuộc chiến lương thực'

Lâm Hưng - Thứ Năm, 27/06/2024 , 09:52 (GMT+7)

Olam Agri, một trong những nhà buôn nông sản lớn nhất toàn cầu, cho rằng thế giới sắp đối mặt với 'cuộc chiến lương thực' trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị leo thang.

Ông Sunny Verghese, Giám đốc điều hành của Olam Agri.

Olam Agri là công ty buôn bán sản phẩm nông nghiệp có trụ sở tại Singapore, hoạt động tại hơn 60 quốc gia, cung cấp lương thực và nguyên liệu công nghiệp cho 22.000 đối tác trên toàn thế giới.

"Chúng tôi đã từng đối mặt với các cuộc chiến về dầu mỏ. Giờ đây, chúng tôi sẽ chiến đấu trong các cuộc chiến lớn hơn về lương thực và nước", Giám đốc điều hành của Olam Agri, Sunny Verghese, phát biểu tại hội nghị người tiêu dùng Redburn Atlantic and Rothschild.

Ông Verghese cảnh báo rằng các rào cản thương mại do các chính phủ áp đặt nhằm tăng cường dự trữ lương thực trong nước đã làm trầm trọng thêm tình trạng lạm phát lương thực.

Theo báo cáo của Financial Times, giá lương thực bắt đầu leo thang sau đại dịch Covid-19 và tăng vọt sau khi cuộc xung đột Ukraine nổ ra và phương Tây áp các lệnh trừng phạt đối với Nga. Các lệnh trừng phạt đã khiến các hoạt động xuất khẩu ngũ cốc và phân bón của Nga bị cản trở, tác động mạnh mẽ đến tình trạng mất an ninh lương thực ở các nước nghèo hơn và làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt.

"Trong khi đó, các nhà kinh doanh sản phẩm nông nghiệp lớn đã gặt hái lợi nhuận kỷ lục trong năm 2022", ông Verghese nói.

Theo vị CEO này, lạm phát giá lương thực tăng cao một phần là do sự can thiệp của các chính phủ khi các nước giàu tích trữ các mặt hàng chiến lược "gây ra sự mất cân bằng cung - cầu".

"Ấn Độ, Trung Quốc, tất cả các nước lớn đều có các kho dự trữ điều hòa. Điều đó chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề an ninh lương thực toàn cầu", ông nói.

Theo ông Verghese, biến đổi khí hậu, vốn đã cản trở sản xuất nông nghiệp trên toàn cầu, cũng đã thúc đẩy chủ nghĩa bảo hộ trên toàn thế giới trong những năm gần đây. Ông lấy ví dụ về việc Indonesia cấm xuất khẩu dầu cọ hồi năm 2022 để bảo vệ thị trường nội địa và Ấn Độ áp đặt các hạn chế xuất khẩu đối với một số loại gạo trong năm 2023 nhằm kiềm chế giá gạo trong nước tăng cao. "Các bạn sẽ thấy điều đó xảy ra thường xuyên hơn trong thời gian tới", ông Verghese nói.

Ông cũng kêu gọi giới lãnh đạo ngành công nghiệp tiêu dùng đóng góp nhiều hơn trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu.

Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc Volker Turk trước đó cảnh báo rằng thế giới đang tiến tới "một tương lai thảm khốc", nơi hàng chục triệu người có nguy cơ bị đói, nếu vấn đề biến đổi khí hậu không được giải quyết ngay lập tức. "Các sự kiện thời tiết cực đoan đang tác động tiêu cực đến cây trồng, đàn gia súc và hệ sinh thái trên toàn thế giới, làm dấy lên mối lo ngại về nguồn lương thực toàn cầu", ông Turk nói.

Lâm Hưng
Tin khác
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến ngành đánh bắt cá của Na Uy
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến ngành đánh bắt cá của Na Uy

Đánh bắt cá là một trong những ngành kinh tế quan trọng của Na Uy. Ngành này đang bị ảnh hưởng không nhỏ bởi biến đổi khí hậu.

Hà Lan thành công nghiên cứu giống chuối kháng bệnh Panama
Hà Lan thành công nghiên cứu giống chuối kháng bệnh Panama

Các nhà khoa học lai tạo ra giống chuối Yelloway One có thể kháng lại dịch bệnh Panama được mệnh danh là ‘kẻ hủy diệt’ chuối hàng loạt.

Phục tráng giống cây tiền sử liệu có phải lời giải cho biến đổi khí hậu?
Phục tráng giống cây tiền sử liệu có phải lời giải cho biến đổi khí hậu?

Một cuộc tranh cãi bất phân thắng bại đã thu hút giới học giả về lương thực của các bộ tộc ở Úc liệu có thể trở thành thực phẩm phù hợp trong tương lai.

Giới khoa học Mexico: Thế giới bước vào cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6
Giới khoa học Mexico: Thế giới bước vào cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6

Các nhà khoa học Mexico chứng minh rằng Trái đất đã chính thức bước vào giai đoạn đầu của cuộc đại tuyệt chủng; loài người có thể chấm dứt trong vòng 200 năm tới.

Trung Quốc có thể giúp đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu
Trung Quốc có thể giúp đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu

Bằng cách đầu tư vào nghiên cứu và đổi mới, Trung Quốc có thể hỗ trợ các quốc gia châu Phi phát triển nông nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

Trung Quốc rút ngắn thời gian sinh trưởng cây nho bằng trí tuệ nhân tạo
Trung Quốc rút ngắn thời gian sinh trưởng cây nho bằng trí tuệ nhân tạo

Các nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc đã sử dụng trí tuệ nhân tạo để rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây nho.

Tỷ lệ bò sữa chết do cúm gia cầm ở California tăng đột biến
Tỷ lệ bò sữa chết do cúm gia cầm ở California tăng đột biến

Tỷ lệ bò bị nhiễm cúm gia cầm chết ở California (Hoa Kỳ) tăng mạnh so với các tiểu bang khác, khiến các công ty xử lý xác động vật quá tải khi thời tiết nắng nóng.

Chim và mèo là 'cảnh báo' cho sự xâm nhập của H5N1
Chim và mèo là 'cảnh báo' cho sự xâm nhập của H5N1

Cúm gia cầm quy mô lớn đã ảnh hưởng đến ít nhất 280 trang trại bò sữa ở 14 bang của Hoa Kỳ, đòi hỏi khả năng nhận biết và hành động sớm.

Biến chất thải nông nghiệp thành sinh khối giá trị - kinh nghiệm từ Đài Loan
Biến chất thải nông nghiệp thành sinh khối giá trị - kinh nghiệm từ Đài Loan

ĐBSCL Kinh nghiệm từ Đài Loan cho thấy, nhiều phương pháp hiệu quả trong việc tái chế chất thải nông nghiệp thành sản phẩm có giá trị, góp phần thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

Nông nghiệp Anh: Từ tiến bộ công nghệ đến chiến lược xuất khẩu mới
Nông nghiệp Anh: Từ tiến bộ công nghệ đến chiến lược xuất khẩu mới

Bài viết điểm qua những bước tiến của nông nghiệp Vương quốc Anh trong 20 năm qua và các chính sách nhằm tái phát triển, nâng cao vị thế của ngành nông nghiệp Anh.

Hàn Quốc: Ngân sách trả 40% lương để thu hút lao động nông nghiệp
Hàn Quốc: Ngân sách trả 40% lương để thu hút lao động nông nghiệp

Thuộc nhóm những chính sách hay của tỉnh Chungcheongbuk để duy trì vị trí tỉnh dẫn đầu tăng trưởng của Hàn Quốc là duy trì tăng dân số, đãi ngộ tốt người lao động.

Cây trồng áp dụng công nghệ sinh học giúp Việt Nam thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu
Cây trồng áp dụng công nghệ sinh học giúp Việt Nam thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu

Việt Nam nên tiếp tục có đánh giá tổng thể về hành lang pháp lý, cũng như các giống mới xuất hiện để có một cách tiếp cận mới, phù hợp với yêu cầu hiện tại.