| Hotline: 0983.970.780

Luật An ninh lương thực của Trung Quốc chính thức có hiệu lực

Thứ Bảy 01/06/2024 , 08:50 (GMT+7)

Luật An ninh lương thực đầu tiên của Trung Quốc nhằm đạt được 'khả năng tự chủ tuyệt đối' đối với các loại ngũ cốc chủ lực chính thức có hiệu lực từ ngày 1/6.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thị sát việc sản xuất ngũ cốc, bảo vệ và sử dụng đất canh tác tại huyện Lê Thụ, thành phố Tứ Bình, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc, hồi năm 2020. Ảnh: Xinhua.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thị sát việc sản xuất ngũ cốc, bảo vệ và sử dụng đất canh tác tại huyện Lê Thụ, thành phố Tứ Bình, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc, hồi năm 2020. Ảnh: Xinhua.

Luật này cung cấp một khung pháp lý cho những chỉ đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với các chính quyền địa phương và ngành nông nghiệp nhằm tăng sản lượng lương thực.

Luật An ninh lương thực cũng bảo vệ đất nông nghiệp khỏi bị chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác, bảo vệ tài nguyên giống và ngăn ngừa lãng phí.

Được thông qua chỉ 6 tháng sau khi được giới thiệu, việc vội vàng thông qua luật an ninh lương thực cho thấy Trung Quốc đang muốn nhanh chóng giải quyết các vấn đề đã cản trở năng lực sản xuất của nước này, chẳng hạn như thiếu đất canh tác và tài nguyên nước, thiếu lao động và thiếu công nghệ nông nghiệp.

Luật này buộc chính quyền trung ương và địa phương phải chịu trách nhiệm về việc kết hợp an ninh lương thực vào các kế hoạch kinh tế và phát triển chung, đảm bảo rằng sản xuất lương thực luôn là ưu tiên hàng đầu ở quốc gia này.

Theo một điều khoản trong luật, Đảng sẽ lãnh đạo việc thực hiện chiến lược an ninh lương thực quốc gia "ưu tiên hàng đầu cho Trung Quốc" bằng cách nhập khẩu vừa phải, cũng như áp dụng những tiến bộ trong khoa học và công nghệ để thúc đẩy sản xuất.

Đạo luật này cũng quy định việc xây dựng một kế hoạch khẩn cấp ngũ cốc quốc gia và một hệ thống giám sát an ninh lương thực.

Trung Quốc cũng đã bổ sung kê và yến mạch vào khái niệm "các loại ngũ cốc thô", bên cạnh cao lương, lúa mạch, kiều mạch, đậu xanh và khoai tây. Trong khi đó, định nghĩa "ngũ cốc" của Trung Quốc bao gồm lúa mì, gạo, ngô, đậu nành và ngũ cốc thô.

Các tổ chức vi phạm luật an ninh lương thực có thể phải đối mặt với mức phạt từ 20.000 đến 2 triệu NDT, trong khi cá nhân vi phạm có thể bị phạt tiền từ 20.000 đến 200.000 NDT.

Luật cũng cho biết Trung Quốc sẽ "tăng cường hợp tác an ninh lương thực quốc tế và cho phép thương mại ngũ cốc quốc tế đóng vai trò của mình", song không cung cấp chi tiết thông tin.

Giới chuyên gia cho rằng đạo luật này được diễn đạt mơ hồ và có thể không có tác động đáng kể đến việc thúc đẩy sản xuất lương thực ở Trung Quốc.

"Đạo luật này không có nhiều ý nghĩa đối với các quan chức địa phương, những người vốn đã phải chịu áp lực đáng kể trong việc đảm bảo an ninh lương thực", Even Pay, nhà phân tích nông nghiệp tại công ty tư vấn Trivium China có trụ sở tại Bắc Kinh, cho biết.

"Luật An ninh lương thực đưa những hoạt động đang diễn ra vào thành luật, và không có thay đổi nào lớn. An ninh lương thực lâu nay đã là một trong những ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc và không thể nâng cao ưu tiên hơn nữa", bà nói thêm.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.