Nông sản xuất khẩu 2024

Philippines ưa chuộng gạo OM5451 và Đài Thơm 8 của Việt Nam

Sơn Trang - Thứ Hai, 17/06/2024 , 10:55 (GMT+7)

Gạo Việt Nam vẫn đang chiếm phần lớn lượng gạo nhập khẩu của Philippines. Trong đó, có 2 loại gạo được người Philippines ưa chuộng nhất là OM5451 và Đài Thơm 8.

Một cánh đồng lúa chín ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Sơn Trang.

Hai loại gạo của Việt Nam là Đài Thơm 8OM5451 hiện đang khá được ưa chuộng ở thị trường Philippines. Đó là thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Philippines. Đây cũng là trong những giống lúa được sản xuất phổ biến nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Giống lúa OM5451 được lai tạo năm 2004, thuộc chương trình chọn tạo giống lúa chất lượng cao của Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long. Đầu năm 2011, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long và Công ty Cổ phần Bảo vệ Thực vật An Giang (nay là Tập đoàn Lộc Trời) đã ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đối với giống lúa OM5451. Ngay sau đó, Lộc Trời đã triển khai sản xuất giống lúa này ở các tỉnh phía Nam. Do khi ấy OM5451 đang là giống sản xuất thử, nên diện tích không được vượt quá 1.500ha.

Đến cuối năm 2011, giống lúa OM5451 được công nhận chính thức theo Quyết định số 711/QĐ-BNN-TT ngày 7/12/2011 của Bộ NN-PTNT cho các tỉnh, thành Nam bộ. Từ đó, Lộc Trời đã triển khai mở rộng diện tích và cung cấp hạt giống OM5451 cho nông dân ở các tỉnh phía Nam. Gạo OM5451 nhanh chóng đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng nội địa và tham gia vào thị trường xuất khẩu. Do đó, diện tích gieo trồng giống lúa này được mở rộng nhanh chóng. Theo số liệu của Cục Trồng trọt, năm 2023, diện tích gieo trồng giống OM5451 ở Đồng bằng sông Cửu Long là hơn 645 nghìn ha.

Gạo OM5451. Ảnh: Sơn Trang.

Với năng suất cao và dễ tiêu thụ nhờ phẩm chất gạo tốt, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, lại có khả năng chịu phèn mặn ở mức khá, thích hợp với cả 3 vụ lúa trong năm, giống lúa OM5451 đang được nhiều nông dân Đồng bằng sông Cửu Long ưu tiên sử dụng.

Ông Nguyễn Thanh Trà, nông dân ấp Thanh Hiệp, xã Thanh Phú, huyện Bến Lức, tỉnh Long An, chia sẻ, giống OM5451 có thời gian sinh trưởng ngắn, chỉ từ 90 đến 95 ngày, nên giảm được thời gian sản xuất, qua đó giảm rủi ro mất mùa bởi thời tiết. Giống này cũng rất phù hợp để sản xuất trong điều kiện nguồn nước ngày càng giảm, khô hạn, xâm nhập mặn ngày càng gia tăng. Trong vụ hè thu 2024, do tình hình nắng nóng kéo dài, nhiều nông dân ở ấp Thanh Hiệp nói riêng, xã Thanh Phú nói chung, đã lựa chọn các giống lúa có khả năng chịu đựng tốt, trong đó có giống OM5451.

Đài Thơm 8 là giống lúa chất lượng cao, được nghiên cứu và chọn tạo bởi Tập đoàn Giống cây trồng Việt Nam (Vinaseed) và được Bộ NN-PTNT công nhận chính thức vào năm 2017 cho các vùng Duyên hải Nam Trung bộ, Đông Nam bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó đến nay, giống lúa Đài Thơm 8 đã được phát triển ở nhiều địa phương.

Gạo Đài Thơm 8 đã tham gia thị trường xuất khẩu từ nhiều năm nay, trong đó có thị trường Philippines. Ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cho biết, người Philippines rất ưa chuộng gạo Đài Thơm 8 vì chất lượng tốt, giá bán hợp lý.

Hạt lúa Đài Thơm 8. Ảnh: Sơn Trang.

Không chỉ 2 loại gạo này, gạo Việt Nam nói chung đang được người tiêu dùng Philppines đánh giá cao do ngon cơm và có giá cả phù hợp. Hiện nay gạo của Việt Nam đang thống lĩnh thị trường gạo tại khu vực Metro Manila, khu vực các tỉnh phía Nam Philippines.

Sự ưa chuộng gạo Việt Nam thể hiện rõ rệt qua lượng gạo nhập khẩu vào Philippines. Thông tin từ Cục Công nghiệp Thực vật (Bureau of Plant Industry) thuộc Bộ Nông nghiệp Philippines, cho thấy, năm 2023, Philippines đã nhập khẩu 3,57 triệu tấn gạo, trong đó, gạo Việt Nam là 2,97 triệu tấn, chiếm 83%.

Tính từ ngày 1/1 đến hết ngày 23/5/2024, tổng lượng gạo nhập khẩu của Philippines đạt mức 1,97 triệu tấn, tăng 20,3% so với 5 tháng đầu năm 2023. Trong đó, gạo Việt Nam nhập khẩu vào Philippines đạt 1,44 triệu tấn, chiếm 72,9% trong tổng lượng gạo nhập khẩu của nước này. Đứng thứ hai là Thái Lan đạt 300 nghìn tấn, tiếp theo là Pakistan đạt 145 nghìn tấn, Myanmar đạt 65 nghìn tấn. Phần còn lại nhập khẩu từ Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Campuchia, Ý và Tây Ban Nha.

Dù đã có nhiều nỗ lực thúc đẩy sản xuất lúa gạo trong nước, nhưng trong năm nay, Philippines vẫn phải nhập khẩu hàng triệu tấn gạo, với mức dự kiến là khoảng 4 triệu tấn. Nếu đạt con số này, nhập khẩu gạo của Philippines năm 2024 sẽ vượt qua kỷ lục nhập khẩu của năm 2022 là 3,82 triệu tấn. Với nhu cầu nhập khẩu lớn như vậy, chắc chắn các nhà nhập khẩu Philippines sẽ tiếp tục hướng đến thị trường Việt Nam với vị thế là nguồn cung lớn nhất trong những năm gần đây.

Sơn Trang
Tin khác
Thứ trưởng Bộ Công thương: 3 thách thức lớn trong xuất khẩu nông sản
Thứ trưởng Bộ Công thương: 3 thách thức lớn trong xuất khẩu nông sản

Những năm gần đây, xuất khẩu nông sản, thực phẩm luôn là điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam với tốc độ phát triển bứt phá ngoạn mục.

Trung Quốc tăng mua sầu riêng Việt, giảm mua sầu riêng Thái
Trung Quốc tăng mua sầu riêng Việt, giảm mua sầu riêng Thái

Thái Lan vẫn đang là nước xuất khẩu sầu riêng lớn nhất vào Trung Quốc nhưng thị phần tiếp tục giảm trước sự cạnh tranh của sầu riêng Việt Nam.

Chuỗi bán lẻ WinCommerce tiêu thụ hơn 1.000 tấn cá hồi, cua nâu Na Uy
Chuỗi bán lẻ WinCommerce tiêu thụ hơn 1.000 tấn cá hồi, cua nâu Na Uy

'Hải sản Na Uy, đặc biệt là cá hồi, cua nâu ngày càng phổ biến và được nhiều người tiêu dùng Việt lựa chọn, cho thấy tiềm năng lớn của thị trường Việt Nam'.

Chanh Bến Lức nô nức đi Tây
Chanh Bến Lức nô nức đi Tây

Bến Lức là vùng trồng chanh chính của tỉnh Long An, đa số sản lượng chanh của huyện đang được xuất khẩu tới các thị trường phía Tây (Trung Đông, châu Âu).

Nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng hạt điều do thiếu điều thô
Nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng hạt điều do thiếu điều thô

Nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng hạt điều đang hiển hiện trước mắt khi nhiều nhà xuất khẩu điều thô không thực hiện đúng hợp đồng với doanh nghiệp điều Việt Nam. Giá điều nguyên liệu đang tăng chóng mặt.

Xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ sang Hoa Kỳ tăng tháng thứ 7 liên tiếp
Xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ sang Hoa Kỳ tăng tháng thứ 7 liên tiếp

Dù giảm tổng lượng, Hoa Kỳ vẫn giữ đà tăng nhập khẩu mặt hàng này từ Việt Nam, đồng thời duy trì vị trí trong tốp thị trường lớn nhất thế giới.

Đồ nội thất bằng gỗ Việt Nam chiếm ưu thế ở Hoa Kỳ
Đồ nội thất bằng gỗ Việt Nam chiếm ưu thế ở Hoa Kỳ

Đồ nội thất bằng gỗ Việt Nam tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn nhất ở Hoa Kỳ - thị trường nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ lớn thứ 2 thế giới.

Hơn 300 doanh nghiệp gỗ trong nước và 11 quốc gia tham gia VIFA ASEAN 2024
Hơn 300 doanh nghiệp gỗ trong nước và 11 quốc gia tham gia VIFA ASEAN 2024

Với chủ đề 'Nơi hội tụ tinh hoa nội thất Đông Nam Á', VIFA ASEAN 2024 dự kiến quy tụ nhiều doanh nghiệp ngành gỗ, nội thất các nước ASEAN tại TP.HCM vào tháng 8/2024.

Xuất khẩu gỗ tăng trưởng 2 con số
Xuất khẩu gỗ tăng trưởng 2 con số

Sau khi giảm nhiều trong năm 2023, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đang phục hồi và tăng trưởng mạnh trở lại trong những tháng đầu năm nay.

Ổn định sản lượng để giữ vị thế hạt tiêu Việt Nam
Ổn định sản lượng để giữ vị thế hạt tiêu Việt Nam

Sản lượng hạt tiêu Việt Nam đang giảm. Vì vậy, ngành hồ tiêu đang tìm giải pháp ổn định diện tích, sản lượng để duy trì vị thế trên thị trường thế giới.

Xuất khẩu sầu riêng sẽ vượt mốc 3 tỷ USD
Xuất khẩu sầu riêng sẽ vượt mốc 3 tỷ USD

Giá trị xuất khẩu sầu riêng tăng mạnh trong những tháng qua, cộng với sản lượng tăng cao, xuất khẩu sầu riêng năm nay có thể vượt mốc nói trên.