Phụ nữ Ấn Độ kiếm hàng trăm USD nhờ lái UAV phun thuốc trừ sâu

Văn Việt - Chủ Nhật, 10/03/2024 , 06:33 (GMT+7)

Hàng trăm phụ nữ Ấn Độ đang được đào tạo lái máy bay phun phân bón theo chương trình do chính phủ nước này hỗ trợ.

Sharmila Yadav có thể thành thạo điều khiển máy bay không người lái để canh tác sau khi được đào tạo trong chương trình “Chị em UAV” do chính phủ Ấn Độ tài trợ. Ảnh: AFP.

Từng là một bà nội trợ ở vùng nông thôn Ấn Độ, Sharmila Yadav luôn mong muốn trở thành phi công. Về mặt nào đó, cô đang hiện thực hóa ước mơ của mình, điều khiển từ xa một máy bay không người lái (UAV) hạng nặng trên bầu trời để canh tác trên những thửa đất nông nghiệp của đất nước.

Yadav, 35 tuổi, nằm trong số hàng trăm phụ nữ được đào tạo lái máy bay phun phân bón theo chương trình "Chị em UAV" do chính phủ Ấn Độ hậu thuẫn.

Kế hoạch này nhằm mục đích giúp hiện đại hóa nền nông nghiệp Ấn Độ bằng cách giảm chi phí lao động cũng như tiết kiệm thời gian và nước tưới tiêu trong bối cảnh thách thức ngày càng tăng của biến đổi khí hậu.

Đây cũng là dấu hiệu cho thấy thái độ đang thay đổi của các vùng nông thôn Ấn Độ đối với việc phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động. Trong quá khứ, họ thường bị kỳ thị khi làm như vậy.

“Trước kia, phụ nữ bước ra xã hội rất khó khăn. Họ được cho là chỉ nên làm việc nhà và chăm sóc con cái”, Yadav, bà mẹ hai con, nói sau một ngày làm việc với chiếc UAV trên cánh đồng lúa mì. “Phụ nữ đi làm đều bị coi thường. Họ bị chế nhạo vì bỏ bê nhiệm vụ làm vợ, làm mẹ. Nhưng hiện tại, tư duy đang dần thay đổi”.

Yadav là một bà nội trợ suốt 16 năm sau khi kết hôn với người chồng nông dân của mình. Tại ngôi làng nhỏ nơi cô sinh sống ở gần thị trấn Pataudi, cách thủ đô New Delhi vài giờ lái xe, cơ hội việc làm cho phụ nữ rất hiếm hoi.

Hiện tại, cô có thể bỏ túi 600 USD sau khi phun thuốc trừ sâu trên 60 ha đất nông nghiệp hai lần trong 5 tuần, cao hơn một chút so với thu nhập trung bình hàng tháng ở bang Haryana quê hương cô.

Nhưng cô cho biết công việc mới không chỉ mang đến nguồn thu nhập. “Tôi cảm thấy rất tự hào khi có người gọi tôi là phi công. Tôi chưa bao giờ ngồi trên máy bay nhưng bây giờ tôi cảm thấy như đang lái một chiếc máy bay vậy”, Yadav nói.

Cô là một trong 300 phụ nữ đầu tiên được đào tạo bởi Hợp tác xã Phân bón Nông dân Ấn Độ (IFFCO), nhà sản xuất phân bón hóa học lớn nhất đất nước.

Những phụ nữ được đào tạo thành phi công được cấp miễn phí một chiếc UAV nặng 30kg cùng với các phương tiện chạy bằng pin để vận chuyển chúng.

Phụ nữ Ấn Độ dạy nhau lái UAV trong chương trình "Chị em UAV" ở nước này. Ảnh: Rural Voice.

Các công ty phân bón khác cũng đang tham gia chương trình nhằm đào tạo 15.000 “Chị em UAV” trên khắp Ấn Độ.

“Kế hoạch này không chỉ nhằm mục đích tạo ra việc làm mà còn nhằm trao quyền cho phụ nữ và khuyến khích khởi nghiệp ở nông thôn”, Yogendra Kumar, Giám đốc tiếp thị của IFFCO cho biết.

Theo một cuộc khảo sát của Chính phủ Ấn Độ năm ngoái, chỉ khoảng 41% phụ nữ nông thôn nước này tham gia lực lượng lao động chính thức so với 80% nam giới.

Ấn Độ là một trong những nước sản xuất nông sản hàng đầu thế giới, sản xuất nhiều sữa và đậu hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Đây cũng là nước sản xuất gạo, lúa mì, trái cây và rau quả lớn thứ hai toàn cầu. Tuy nhiên, trước tình trạng biến đổi khí hậu, khan hiếm nước, dân số tăng và diện tích đất canh tác ngày càng giảm, Ấn Độ sẽ cần tăng cường sử dụng công nghệ nông nghiệp và tăng tốc đổi mới nếu muốn tiếp tục là một quốc gia có thể đảm bảo an ninh lương thực và duy trì vị thế đi đầu trong sản xuất lương thực toàn cầu, theo Ngân hàng Thế giới (WB).

Để làm được điều này, Ấn Độ sẽ cần trang bị cho những khu vực trang trại thâm dụng lao động truyền thống của mình một lượng lớn chuyên gia nông nghiệp được đào tạo thành thạo các phương pháp và công nghệ canh tác mới nhất. Tuy nhiên, hiện nay, Ấn Độ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt lớn. Họ cần tới gần 100.000 sinh viên tốt nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp và các lĩnh vực liên quan nhưng con số thực tế chỉ đạt khoảng 50%.

Văn Việt (Theo Al Jazeera, WB)
Tin khác
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 5] Đặt trụ hướng nắng, thu nhập cao từ thanh long trái vụ
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 5] Đặt trụ hướng nắng, thu nhập cao từ thanh long trái vụ

Chăm sóc thanh long trái vụ tốn công hơn nhưng bù lại, giá bán cao hơn hẳn và sản phẩm làm ra đến đâu tiêu thụ hết đến đấy.

Mạch nha Thi Phổ
Mạch nha Thi Phổ

Làng Thi Phổ thuộc huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, là nơi sản xuất loại mạch nha thơm ngon nổi tiếng trong cả nước, gọi là 'mạch nha Thi Phổ'.

Tri thức hóa nông dân là quá trình liên tục
Tri thức hóa nông dân là quá trình liên tục

Ngày nay, sản xuất không chỉ dựa vào kinh nghiệm, từ những mô hình thành công ở địa phương cho thấy tri thức hóa nông dân đang là nhiệm vụ hàng đầu.

Tri thức hóa nông dân cần sự kiên trì và đầu tư đúng mức
Tri thức hóa nông dân cần sự kiên trì và đầu tư đúng mức

ĐBSCL Việc tham gia của nông dân vào các tổ chức kinh tế tập thể còn thấp và công tác đào tạo chưa đồng đều khiến hành trình tri thức hóa nông dân gặp khó khăn.

Đồng Tháp có hơn 42.000 nông dân chuyên nghiệp
Đồng Tháp có hơn 42.000 nông dân chuyên nghiệp

Từ ý tưởng thi đua ‘Người nông dân chuyên nghiệp’, nông dân Đồng Tháp từng bước thay đổi tư duy sản xuất, khẳng định vai trò trong xây dựng nền kinh tế nông nghiệp.

Câu chuyện thứ mười một: Câu chuyện tiếp thị
Câu chuyện thứ mười một: Câu chuyện tiếp thị

Nguyên tắc thị trường là phải tiếp thị, không tiếp thị hoặc tiếp thị không đúng sẽ giới hạn không gian đối tượng tiêu dùng.

Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 4] Trồng chuối theo nanh sấu để hạn chế xói mòn
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 4] Trồng chuối theo nanh sấu để hạn chế xói mòn

Nhiệt độ thích hợp nhất để chuối sinh trưởng là khoảng 27 độ C, nếu xuống quá thấp (dưới 6 độ C), cây sẽ yếu và dễ bị chết nếu không có phương án phòng, chống.

Tác phẩm Hồ Biểu Chánh vẫn được công chúng đón nhận
Tác phẩm Hồ Biểu Chánh vẫn được công chúng đón nhận

Tác phẩm Hồ Biểu Chánh không chỉ được chuyển thể thành phim truyền hình và phim điện ảnh, mà còn liên tục tái bản với số lượng lớn để phục vụ độc giả.

Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 3] Chú ý cắt tỉa khi nhãn vừa đậu quả non
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 3] Chú ý cắt tỉa khi nhãn vừa đậu quả non

Để quả nhãn đủ chất lượng và tiêu chuẩn xuất khẩu, người dân cắt tỉa đợt 1 khi đậu quả non và giai đoạn 2 khi quả nhãn to bằng đầu đũa.

Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 2] Sử dụng bao trái, nâng cao chất lượng xoài
Trái cây Sơn La vươn mình ra biển lớn: [Bài 2] Sử dụng bao trái, nâng cao chất lượng xoài

Cây xoài đặc biệt phù hợp với những vùng có hai mùa mưa và khô rõ rệt, trong đó mùa khô ít nhất kéo dài 4 tháng, mùa mưa không quá 7 tháng. 

Mong về chuỗi giá trị rong biển ‘5 sao’
Mong về chuỗi giá trị rong biển ‘5 sao’

Khi các bên cùng hợp tác và tham gia, chuỗi giá trị sẽ trở nên toàn diện và phát triển bền vững, góp phần đưa ngành rong biển Việt Nam vươn xa.

Rong biển - 'yến sào' của đại dương xanh
Rong biển - 'yến sào' của đại dương xanh

Rong biển được ví như một 'kho báu' trong thời đại chuyển đổi xanh, không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường.