Yêu cầu nhập khẩu và quy định kiểm dịch thực vật của nhóm RCEP

Quỳnh Chi - Tùng Đinh - Thứ Sáu, 02/08/2024 , 09:57 (GMT+7)

ThS. Lương Ngọc Quang, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) trình bày các quy định của thị trường RCEP đối với sản phẩm có nguồn gốc thực vật nhập khẩu từ Việt Nam.

ThS. Lương Ngọc Quang, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) trình bày các quy định của thị trường trọng điểm đối với sản phẩm có nguồn gốc thực vật nhập khẩu từ Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Yêu cầu nhập khẩu đối với nhóm RCEP

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership - RCEP) là Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa 10 nước ASEAN (trong đó có Việt Nam) và 5 đối tác kinh tế ngoài ASEAN là Australia, Hàn Quốc, New Zealand, Nhật Bản và Trung Quốc, được ký kết vào ngày 15/11/2020. 

Hiệp định RCEP có hiệu lực từ 1/1/2022, quy định việc loại bỏ thuế đối với khoảng 90% nhóm hàng trong vòng 20 năm. 10 quốc gia ASEAN, thành viên chính trong RCEP, tin rằng với sự lớn mạnh của các thành viên, EU và Hoa Kỳ sẽ tăng cường đàm phán và mở cửa thị trường hơn trong tương lai với nhóm RCEP. 

Nhóm RCEP hiện chiếm 1/3 dân số toàn cầu. Đây là khu vực có dư địa và tiềm năng phát triển hàng đầu thế giới.

Đối với nhóm các nước RCEP, khi xuất khẩu hàng hóa, việc tuân thủ các yêu cầu về an toàn thực phẩm và kiểm dịch thực vật là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe cộng đồng và ngăn chặn sự xâm nhập của các sinh vật gây hại. Các quy định nhập khẩu thường yêu cầu ngăn chặn các loại sinh vật gây hại nguy hiểm hoặc các mối nguy về an toàn thực phẩm từ việc xâm nhập vào nước nhập khẩu. Kiểm dịch thực vật đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ nguy cơ lây lan dịch hại qua đường thương mại, đảm bảo rằng sản phẩm xuất khẩu đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu.

Mỗi quốc gia đều có các quy định riêng về tiêu chuẩn an toàn và kiểm dịch thực vật. Việc tuân thủ các quy định này không chỉ giúp hàng hóa xuất khẩu được chấp nhận tại nước nhập khẩu mà còn giúp tránh các rủi ro tại cảng đến. Đảm bảo làm thủ tục kiểm dịch và an toàn thực phẩm đầy đủ giúp doanh nghiệp xuất khẩu yên tâm hơn về quá trình xuất nhập khẩu.

Thông tin về một số thị trường thành viên trong Hiệp định RCEP. Ảnh: Cục Bảo vệ thực vật.

Theo quy định chung, các nước thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) phải tuân thủ các quy định về kiểm dịch thực vật theo hiệp định SPS và Công ước quốc tế Bảo vệ thực vật (IPPC). Đối với mặt hàng quả tươi, yêu cầu cơ bản là phải có giấy Chứng nhận Kiểm dịch Thực vật (KDTV) do cơ quan có thẩm quyền cấp và đảm bảo lô hàng không nhiễm các đối tượng kiểm dịch thực vật.

Mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói

Vườn trồng hoặc cơ sở đóng gói (CSĐG) cần phải đăng ký mã số và đảm bảo việc tuân thủ các yêu cầu của nước nhập khẩu. Điều này là điều kiện tiên quyết để các sản phẩm từ vùng trồng hoặc cơ sở đóng gói có thể được xuất khẩu thành công.

Việc đăng ký mã số cho vườn trồng hoặc CSĐG là tự nguyện, nhưng cần thiết để chứng minh sự tuân thủ các tiêu chuẩn của nước nhập khẩu.

Kiểm tra và đánh giá là các bước quan trọng để cấp, duy trì hoặc phục hồi mã số. Các cơ quan chuyên môn sẽ thực hiện các đánh giá này để đảm bảo rằng vườn trồng hoặc CSĐG đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của nước nhập khẩu.

Sau khi được cấp mã số, vườn trồng hoặc CSĐG phải luôn bảo đảm tuân thủ các điều kiện của nước nhập khẩu. Mã số được cấp sẽ được giám sát bởi cơ quan quản lý để duy trì sự phù hợp với các yêu cầu quy định.

Mã số xuất khẩu cần phải được công nhận hoặc phê duyệt bởi nước nhập khẩu. Điều này đảm bảo rằng các sản phẩm từ vùng trồng hoặc CSĐG đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết để nhập khẩu vào các quốc gia khác.

Do đó, việc triển khai cấp mã số và duy trì tuân thủ các yêu cầu là rất quan trọng để đảm bảo rằng sản phẩm từ vùng trồng hoặc CSĐG có thể xuất khẩu thành công và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Ngành nông nghiệp đang triển khai cấp mã số tại địa phương. Dưới đây là các bước cụ thể:

  • Tiếp nhận đề nghị: Tổ chức hoặc cá nhân gửi đề nghị cấp mã số vùng trồng hoặc CSĐG đến cơ quan chuyên môn tại địa phương. Cơ quan này sẽ kiểm tra tính đầy đủ và phù hợp của hồ sơ gửi đến.
  • Kiểm tra thực tế: Cơ quan chuyên môn tại địa phương sẽ thực hiện kiểm tra thực tế tại vùng trồng hoặc CSĐG để xác nhận điều kiện thực tế so với yêu cầu đã đề ra.
  • Cấp mã số: Cơ quan chuyên môn thực hiện việc cấp mã số cho vùng trồng hoặc CSĐG.
  • Báo cáo mã số xuất khẩu: Nếu có đề nghị cấp mã số xuất khẩu, cơ quan chuyên môn sẽ đối chiếu với quy định của nước nhập khẩu. Danh sách các vùng trồng và CSĐG đáp ứng yêu cầu sẽ được tổng hợp và gửi cho Cục Bảo vệ thực vật.
  • Thông báo: Cơ quan chuyên môn tại địa phương sẽ thông báo cho các vùng trồng hoặc CSĐG về mã số được cấp, đồng thời thông báo các trường hợp vi phạm nếu có.

Tài liệu đầy đu hướng dẫn về cấp mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói của Cục Bảo vệ thực vật xem tại đây.

Thông tin về thị trường Trung Quốc

Thị trường Trung Quốc hiện cho phép xuất khẩu một số loại trái cây, bao gồm các mặt hàng truyền thống như xoài, nhãn, vải, chôm chôm, mít và thanh long. Ngoài ra, một số trái cây mới được phép xuất khẩu trong những năm gần đây bao gồm măng cụt (2019), thạch đen (2020), sầu riêng, khoai lang (2022), chuối (2022), dưa hấu (2023) và dừa (2024). Chanh leo và ớt hiện đang được quy định tạm thời, trong khi các mặt hàng như quả có múi (bưởi), dược liệu và trái cây đông lạnh đang tiếp tục trong quá trình đàm phán để mở cửa thị trường.

Việc triển khai cấp mã số và duy trì tuân thủ các yêu cầu là rất quan trọng. Ảnh: Tùng Đinh.

Thị trường Trung Quốc đang áp dụng những biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt đối với hàng hóa qua biên giới, đặc biệt là các giao dịch hàng hóa theo hình thức tiểu ngạch. Để đảm bảo việc xuất khẩu, các nhà xuất khẩu cần đàm phán mở cửa cho từng loại sản phẩm riêng lẻ và ký kết lại nghị định thư xuất khẩu đối với các loại quả truyền thống. Quá trình quản lý đối với các sản phẩm mới như măng cụt, sầu riêng, khoai lang và chuối đang được áp dụng các hình thức tương tự.

Ngoài ra, yêu cầu mới là khai báo mã vùng trồng và cơ sở đóng gói đối với các sản phẩm nông sản. Một số mặt hàng nông sản cũng cần thực hiện đăng ký theo các lệnh 248 và 249.

Thông tin về thị trường EU

Trong nửa đầu năm 2024, số lượng cảnh báo từ thị trường EU đã gia tăng bất thường. Việt Nam chiếm khoảng 2% tổng số cảnh báo, chủ yếu liên quan đến các sản phẩm như rau quả, gia vị, thủy sản và các thực phẩm khác. Các cảnh báo chủ yếu xuất phát từ các địa phương như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Tiền Giang, Khánh Hòa, Bình Dương, Cần Thơ, Hậu Giang, Long An và một số khu vực khác.

Một số nguyên nhân là do sản phẩm rau quả vượt mức dư lượng thuốc BVTV cho phép; nhiễm vi sinh vật và độc tố vi nấm; gạo biến đổi gen. Thực phẩm chế biến vượt mức dư lượng thuốc BVTV cho phép và một số vi phạm khác.

Do đó, cần tăng cường kiểm soát các mặt hàng nông sản dựa trên cơ sở quy định số (EU) 2024/1662 ngày 11/6/2024 yêu cầu tạm thời tăng cường kiểm soát chính thức và các biện pháp quản lý đối với một số hàng hóa nhất định từ một số nước thứ ba vào EU. Các sản phẩm như thanh long, ớt, đậu bắp và sầu riêng sẽ chịu sự kiểm soát chặt chẽ hơn.

Theo quy định số 2019/1973, EU sẽ thực hiện rà soát 6 tháng một lần để đánh giá các biện pháp tăng cường kiểm tra, quản lý nhập khẩu và yêu cầu bổ sung giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cùng kết quả phân tích kiểm nghiệm. Quy định (EC) 1829/2003 cũng áp dụng đối với thực phẩm biến đổi gen, đảm bảo các sản phẩm này tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt.

EU sẽ thực hiện rà soát 6 tháng một lần để đánh giá các biện pháp tăng cường kiểm tra, quản lý nhập khẩu và yêu cầu bổ sung giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cùng kết quả phân tích kiểm nghiệm. Ảnh minh họa.

EU duy trì cơ sở dữ liệu về thuốc bảo vệ thực vật, cho phép người sử dụng tra cứu thông tin về các hoạt chất được phê duyệt và mức dư lượng tối đa (MRL) được cho phép trên sản phẩm thực phẩm. Trong trường hợp một loại thuốc bảo vệ thực vật cụ thể chưa được EU thiết lập MRL và không có trong cơ sở dữ liệu này, mức dư lượng tối đa mặc định sẽ được áp dụng là 0,01 mg/kg. Tuy nhiên, giá trị mặc định có thể thay đổi dựa trên các phương pháp phân tích thông thường và các yếu tố xem xét khác.

Cần lưu ý thêm, chất gây ô nhiễm trên thực phẩm có nguồn gốc thực vật được kiểm soát nghiêm ngặt tại EU gồm có mycotoxin, kim loại nặng (ví dụ chì và cadmium), dioxin và nitrate. Nhà sản xuất và xuất khẩu rau quả Việt Nam cần đặc biệt chú ý tới vấn đề ô nhiễm chì và cadmium.

Toàn bộ các thông tin liên quan đến kiểm dịch thực vật của các thị trường lớn được cập nhật thường xuyên trên trang web của Cục Bảo vệ thực vật tại địa chỉ sansangxuatkhau.ppd.gov.vnppd.gov.vn.

Quỳnh Chi - Tùng Đinh
Tin khác
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Đưa Việt Nam thành mắt xích quan trong trong chuỗi giá trị Halal
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Đưa Việt Nam thành mắt xích quan trong trong chuỗi giá trị Halal

Với ngành công nghiệp Halal, Thủ tướng đặt mục tiêu Việt Nam trở thành điểm đến không thể thiếu trong bản đồ Halal toàn cầu, là mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị Halal.

Gạo Việt Nam lấy lại thị phần ở Philippines
Gạo Việt Nam lấy lại thị phần ở Philippines

Nhập khẩu gạo của Philippines tăng rất mạnh trong năm nay và gạo Việt Nam lại đang chiếm phần lớn lượng gạo nhập khẩu vào thị trường này.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Những địa phương đi đầu của Việt Nam
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Những địa phương đi đầu của Việt Nam

Với lợi thế về sự phù hợp của nông sản, Ninh Thuận và Bến Tre là những địa phương đang có kết nối và kinh doanh hiệu quả với các thị trường Halal.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Cơ hội hợp tác với nhiều nước châu Á
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Cơ hội hợp tác với nhiều nước châu Á

Hàn Quốc, Ấn Độ là những quốc gia châu Á có kinh nghiệm phát triển, đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng Halal và sẵn sàng chia sẻ, hợp tác với Việt Nam.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Saudi Arabia sẽ cùng Việt Nam phát triển hệ sinh thái Halal mạnh mẽ
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Saudi Arabia sẽ cùng Việt Nam phát triển hệ sinh thái Halal mạnh mẽ

Lãnh đạo Trung tâm Halal Saudi, Cơ quan Thực phẩm và dược phẩm Saudi Arabia - SFDA khẳng định cam kết phát triển hệ sinh thái Halal với Việt Nam.

Quy định mới của EU về xác định chủ sở hữu vùng nguyên liệu dừa hữu cơ
Quy định mới của EU về xác định chủ sở hữu vùng nguyên liệu dừa hữu cơ

Bến Tre hiện có hơn 20.000ha dừa được sản xuất tiêu chuẩn hữu cơ, trong đó diện tích đã được chứng nhận khoảng 13.000ha.

Xuất khẩu hàng chục nghìn tấn cà phê decaf với giá cao
Xuất khẩu hàng chục nghìn tấn cà phê decaf với giá cao

Ngoài cà phê nhân thông thường, trong niên vụ vừa qua, cà phê nhân đã khử cafein (cà phê decaf) của Việt Nam cũng được xuất khẩu nhiều với giá cao.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: 25 triệu khách hàng châu Âu và hơn thế nữa
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: 25 triệu khách hàng châu Âu và hơn thế nữa

Ở châu Âu, các sản phẩm Halal không chỉ phục vụ người Hồi giáo mà người tiêu dùng của nhiều tôn giáo khác cũng ngày càng ưa chuộng vì chất lượng và tính phù hợp.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Thêm vài giọt rượu vào nước xốt, tưởng cho ngon nhưng là điều cấm
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Thêm vài giọt rượu vào nước xốt, tưởng cho ngon nhưng là điều cấm

Theo Chủ tịch Hội đồng Halal Thế giới, rào cản lớn nhất hiện nay đối với việc mở rộng thị trường này của Việt Nam là sự thiếu hiểu biết về yêu cầu của Halal.

Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Gần 1.000 doanh nghiệp đã có 'giấy thông hành'
Tiến vào thị trường thực phẩm Halal 2.500 tỷ USD: Gần 1.000 doanh nghiệp đã có 'giấy thông hành'

Theo NAFIQPM, Việt Nam hiện có gần 1.000 doanh nghiệp được chứng nhận Halal với các đơn vị dẫn dắt như TH True Milk, Trung Nguyên..., nhiều tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với chứng nhận Halal như VietGAP, GobalGAP, chứng nhận hữu cơ, HACCP, ISO.

Cà phê Việt Nam 'đạt chuẩn' EUDR, thị trường vẫn hot dù bị EU tạm hoãn
Cà phê Việt Nam 'đạt chuẩn' EUDR, thị trường vẫn hot dù bị EU tạm hoãn

Cho dù EU có tạm hoãn việc thực hiện Quy định chống phá rừng (EUDR), ngành cà phê Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục chủ động thực hiện quy định này để chủ động nâng chất các lô hàng xuất khẩu.

Dù bị kiện, Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam
Dù bị kiện, Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam

Hơn 20 năm qua, Mỹ vẫn luôn là thị trường lớn nhất của xuất khẩu thủy sản Việt Nam, bất chấp các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp.