Nông sản xuất khẩu 2024

Rau quả tiếp tục bứt phá, kỳ vọng nhiều kỷ lục mới

Nguyễn Thủy - Thứ Sáu, 15/03/2024 , 10:46 (GMT+7)

Xuất khẩu rau quả Việt Nam được kỳ vọng sẽ phát triển nhanh chóng, là điểm sáng trong xuất khẩu nông sản và dự báo sẽ tăng trưởng tích cực hơn trong thời gian tới.

Giá trị xuất khẩu sầu riêng tăng trưởng bứt phát, vượt qua thanh long vươn lên vị trí số 1. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Nhiều lợi thế

Theo Cục Trồng trọt, Bộ NN-PTNT, diện tích cây ăn quả cả nước tăng đều qua các năm. Hiện tổng diện tích cây ăn quả cả nước khoảng 1,2 triệu hecta, trong đó, hai vùng sản xuất lớn nhất là Đồng bằng sông Cửu Long và Trung du miền núi phía Bắc.

Hiện cả nước có khoảng 50 loại cây ăn quả, gồm các loại quả ôn, á nhiệt đới và nhiệt đới. Đặc biệt, nhóm các loại quả nhiệt đới có lợi thế xuất khẩu.

Việt Nam có nhiều lợi thế về thời vụ thu hoạch trái cây quanh năm. Theo thống kê, năm 2022, Việt Nam nằm tốp đầu các nước sản xuất, xuất khẩu một số loại trái cây như thanh long, bưởi, vải và sầu riêng. Ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ hai về sản lượng cam và các loại quả như xoài, ổi măng cụt và đứng thứ ba về sản lượng chuối, thứ 4 về sản lượng dứa.

Bên cạnh thị trường truyền thống và lớn nhất về xuất khẩu của Việt Nam là Trung Quốc (chiếm 65%), thì rau quả Việt Nam cũng đã thâm nhập được vào nhiều thị trường lớn, khó tính như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan… với giá trị xuất khẩu cao.

Cụ thể, thanh long, nhãn, chôm chôm, xoài, mít, dưa hấu, chuối, măng cụt, thạch đen, vải, khoai lang, chanh dây, sầu riêng đã được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc. Riêng đối với sản phẩm đông lạnh, Bộ NN-PTNT đã có công hàm chính thức đề nghị phía Hải quan Trung Quốc mở cửa cho các sản phẩm đông lạnh. 

Đối với thị trường Mỹ, thanh long, nhãn, vải, chôm chôm, vú sữa, xoài, bưởi Việt Nam đã được phép nhập khẩu vào thị trường này.

Dừa, dứa, chuối, xoài, thanh long ruột trắng, rau salad các loại, rau ôn đới, hành tỏi ớt được phép xuất khẩu sang Hàn Quốc.

Một trong những thị trường kỹ tính là Nhật Bản cũng đã cho phép nhập khẩu thanh long ruột đỏ, thanh long ruột trắng, xoài, vải, rau gia vị, tía tô, rau cải, bó xôi tươi và rau đông lạnh Việt Nam.

Thị trường EU nhập khẩu các loại quả nhiệt đới tươi, chế biến đóng hộp, nước quả, ngô ngọt, ngô bao tử, tỏi, nấm, khoai lang của Việt Nam.

Úc nhập khẩu thanh long, xoài, vải, nhãn và bưởi. New Zealand nhập khẩu nhãn, xoài, thanh long, chôm chôm, chanh tươi và bưởi của Việt Nam…

Năm 2023, giá trị xuất khẩu rau quả đạt khoảng 5,6 tỷ USD, tăng 66,7% so với năm 2022. Đây là năm có giá trị xuất khẩu rau quả cao nhất từ trước tới nay. Đặc biệt, giá trị xuất khẩu sầu riêng tăng trưởng bứt phát, vượt qua thanh long vươn lên vị trí số 1 với khoảng 2,2 tỷ USD, tăng hơn 5 lần so với năm 2022.

Theo Phó Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Việt Nam, kiêm Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam - ông Lê Thanh Hòa, Việt Nam có nhiều lợi thế khi đã ký kết 17 hiệp định thương mại tự do. Bên cạnh đó, thời gian qua, các sản phẩm rau quả của Việt nam đã đáp ứng tốt với quy định ngày một cao của thị trường về an toàn thực phẩm (ATTP), kiểm dịch động thực vật.

Mặt khác, các thị trường đã ký FTA không yêu cầu đánh giá rủi ro mở cửa thị trường đối với rau quả nhiệt đới (EU - EVFTA, Canada - CPTPP). Đây là cánh cửa cho nông sản, thực phẩm Việt Nam rộng mở ra thế giới.

Theo ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, chỉ hai tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu đã đạt 815 triệu USD. "Đầu có xuôi đuôi mới lọt. Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu rau quả dự kiến sẽ bứt phá hơn năm 2023 và sẽ có những kỷ lục mới", ông Nguyên nói.

Công ty TNHH Nông sản Chú Chín (huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) mang xoài giới thiệu với các nhà mua hàng quốc tế tại Triển lãm Hortex Việt Nam 2024. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Dư địa thị trường rau quả toàn cầu lớn, liên tục tăng trưởng

Theo Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) Nguyễn Như Cường, thời gian qua, ngành rau quả đã đạt được thành quả đáng ghi nhận. Không chỉ tăng trưởng tốt về kim ngạch xuất khẩu, mà còn đảm bảo nguồn cung, giá cả ổn định cho thị trường gần 100 triệu dân.

Tuy nhiên, ông Cường nhìn nhận, ngành rau quả vẫn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục, đặc biệt là vấn đề phát triển thiếu bền vững. Đa số rau quả Việt Nam chủ yếu xuất khẩu tươi nên vướng hàng rào kỹ thuật về kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm. Mặt khác, công nghệ bảo quản, chế biến còn yếu, dẫn đến việc xuất khẩu sang các thị trường có giá cao vẫn còn nhiều hạn chế. Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, cơ giới hóa còn hạn chế khiến chi phí tăng cao, giá thành chưa cạnh tranh…

Để đáp ứng được các tiêu chuẩn, yêu cầu, hàng rào kỹ thuật của các thị trường trong thời gian tới, ông Lê Thanh Hòa khuyến nghị, các doanh nghiệp, tổ hợp tác, HTX cần hoàn thiện, áp dụng các tiêu chuẩn thực hành tốt như VietGAP, GlobalGAP… phù hợp với các yêu cầu của thị trường. Tiêu chuẩn hóa quy trình trồng trọt đảm bảo giám sát các mối nguy mất an toàn thực phẩm từ khâu trồng - chăm sóc - thu hoạch - sơ chế.

Đồng thời, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất gắn thương mại và chế biến, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu; Cơ giới hóa, áp dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao chất lượng và giảm giá thành sản phẩm rau quả. Đặc biệt, nâng cao chất lượng, đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao về ATTP của thị trường và xây dựng thương hiệu.

Ngoài ra, theo ông Hòa, doanh nghiệp cần đào tạo nâng cao kỹ thuật quản lý, giám sát về ATTP trong sản xuất, chế biến; cập nhật nắm bắt các quy định ATTP và kiểm dịch của thị trường. Thiết lập cơ chế hợp tác giữa cơ quan quản lý - doanh nghiệp - người sản xuất nhằm đảm bảo thông tin và đáp ứng quy định của thị trường.

Song song đó, cần xây dựng chiến lược quảng bá, tiếp thị cho sản phẩm gắn với sản phẩm đặc sản, chỉ dẫn địa lý, sản phẩm hữu cơ tại thị trường trong nước và nước ngoài thông qua các hội chợ, triển lãm, kết nối hệ thống siêu thị...

Cục trưởng Nguyễn Như Cường đánh giá, nhu cầu tiêu thụ cũng như dư địa của thị trường rau quả toàn cầu lớn và liên tục tăng trưởng. Vì vậy, ngành rau quả Việt Nam cần tận dụng lợi thế, khắc phục những tồn tại, nắm bắt cơ hội, tiếp cận được công nghệ trong trồng trọt, bảo quản, chế biến cũng như tiếp cận được nhiều thị trường, từ đó góp phần phát triển bền vững và thay đổi hình ảnh, giá trị ngành rau quả Việt Nam trên bản đồ thế giới.

Dự báo về tình hình xuất khẩu rau quả của Việt Nam trong năm 2024, TS Lê Thị Mai Anh, Trưởng phòng, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công thương cho rằng, sẽ tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng 2 con số so với năm 2023, dự kiến sẽ đạt khoảng 6,5 - 7 tỷ USD nếu tận dụng tốt thời cơ.

“Việt Nam có nhiều cơ hội tăng trưởng xuất khẩu, sản lượng các loại trái cây đã thâm nhập được vào các thị trường lớn sẽ tiếp tục gia tăng. Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam mới chiếm khoảng 2 - 3% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả thế giới. Do đó, dư địa ngành hàng này còn rất lớn”, đại diện Bộ Công thương nhận định.

Nguyễn Thủy
Tin khác
Hơn 250 doanh nghiệp tham gia Ngày Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản
Hơn 250 doanh nghiệp tham gia Ngày Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản

Chuỗi sự kiện Ngày Doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản 2024 với slogan 'Chung tầm nhìn, chia sẻ thành công' đã diễn ra thành công tốt đẹp tại Thủ đô Tokyo, Nhật Bản.

Giới thiệu nông lâm sản chủ lực tỉnh Hòa Bình
Giới thiệu nông lâm sản chủ lực tỉnh Hòa Bình

Tiềm năng sản xuất, chế biến các mặt hàng nông, lâm thủy sản chủ lực của tỉnh Hòa Bình phục vụ thị trường trong nước và đáp ứng xuất khẩu.

Du lịch đã trở thành nguồn thu nhập chính của Thuận Tân Hội Quán
Du lịch đã trở thành nguồn thu nhập chính của Thuận Tân Hội Quán

Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, Thuận Tân Hội Quán còn thành lập điểm du lịch nông nghiệp, tổ chức các hoạt động cho du khách tham quan, trải nghiệm cuộc sống vùng sông nước.

Hội quán, từ giao lưu chia sẻ đến phát triển hợp tác xã bài bản
Hội quán, từ giao lưu chia sẻ đến phát triển hợp tác xã bài bản

151 hội quán với hàng ngàn thành viên, nông dân Đồng Tháp không chỉ hỗ trợ sản xuất mà còn thúc đẩy xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế tập thể.

Biến không gian nông thôn thành điểm du lịch nông nghiệp hấp dẫn
Biến không gian nông thôn thành điểm du lịch nông nghiệp hấp dẫn

Không chỉ nâng cao giá trị nông sản, các hội quán còn đồng lòng, không ngừng đổi mới, biến không gian nông thôn thành điểm du lịch nông nghiệp hấp dẫn.

Dừa tươi Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ tăng 4 con số
Dừa tươi Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ tăng 4 con số

Dừa tươi Việt Nam đang được các thương nhân Hoa Kỳ đẩy mạnh nhập khẩu trong năm nay, qua đó đưa Việt Nam vào tốp 3 những nguồn cung lớn nhất cho thị trường này.

Xuất khẩu rau quả lần đầu vượt mốc 6 tỷ USD
Xuất khẩu rau quả lần đầu vượt mốc 6 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả Việt Nam đến hết tháng 10 đã có lần đầu tiên vược mốc 6 tỷ USD, đồng thời cũng vượt mốc 4 tỷ USD ở thị trường Trung Quốc.

Trung Quốc - Hongkong trở thành thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam
Trung Quốc - Hongkong trở thành thị trường lớn nhất của thủy sản Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc tăng mạnh trong 10 tháng đầu năm, qua đó đưa Trung Quốc – Hongkong trở thành thị trường lớn nhất.

Thu hút người trẻ bằng sản xuất cà phê bền vững
Thu hút người trẻ bằng sản xuất cà phê bền vững

Sản xuất cà phê bền vững không chỉ giúp nông dân yên tâm gắn bó với cây cà phê mà còn thu hút được người trẻ tham gia vào sản xuất cà phê.

Nâng tầm sản xuất nông nghiệp Đất Cảng: [Bài 2] Tăng giá trị tôm, cá qua du lịch
Nâng tầm sản xuất nông nghiệp Đất Cảng: [Bài 2] Tăng giá trị tôm, cá qua du lịch

Hải Phòng Các mô hình kết hợp nuôi trồng thủy sản được người dân phát triển gắn với các hoạt động du lịch sinh thái, trải nghiệm, qua đó đã giúp gia tăng giá trị tôm, cá.

Nâng tầm sản xuất nông nghiệp Đất Cảng: [Bài 1] Cải thiện giá trị nhờ kết hợp với du lịch
Nâng tầm sản xuất nông nghiệp Đất Cảng: [Bài 1] Cải thiện giá trị nhờ kết hợp với du lịch

Sự kết hợp giữa phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, chất lượng gắn với phát triển du lịch đã giúp nông dân Hải Phòng tăng thu nhập, nâng cao đời sống.

Cam Vạn Yên ‘chắp cánh’ cho du lịch sinh thái
Cam Vạn Yên ‘chắp cánh’ cho du lịch sinh thái

Quảng Ninh Từ những vườn cam bản địa, nông dân xã Vạn Yên (huyện Vân Đồn) đã và đang hình thành nên những khu du lịch sinh thái, tạo điểm tham quan, trải nghiệm hấp dẫn.