Sa Huỳnh - thân thuộc mà bí ẩn

Lê Hồng Khánh - Thứ Ba, 16/05/2023 , 11:04 (GMT+7)

Sa Huỳnh nghĩa là cát vàng, bắt nguồn từ màu vàng óng ả của bãi cát dài miên man. Vì kỵ húy tên của chúa Nguyễn Hoàng nên Hoàng đọc chệch thành Huỳnh.

Đầm An Khê. 

Đầm An Khê. 

Sa Huỳnh (Sa Huỳnh môn) vốn là tên gọi một cửa biển. Địa danh này dần về sau còn dùng để chỉ một vùng đất, một khu vực địa lý nằm ở cực Nam tỉnh Quảng Ngãi, nay thuộc địa phận các xã Phổ Thạnh, Phổ Khánh và Phổ Châu, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.

Sa Huỳnh nghĩa là cát vàng, bắt nguồn từ màu vàng óng ả của bãi cát dài chạy miên man theo mé biển. Vì kỵ húy tên của chúa Nguyễn Hoàng - ông tổ của các chúa Nguyễn và vua nhà Nguyễn, nên Hoàng đọc chệch thành Huỳnh.

Từ phía tây, một nhánh núi của hệ Trường Sơn quay đầu về phía đông, nhoài ra cửa Sa Huỳnh. Trên bộ, núi ngang tàng khép hẳn dải đồng bằng Nam - Ngãi. Dưới biển, núi thất thế, chìm nghỉm, để lại những ghềnh đá, hòn nổi lô nhô như ghềnh Châu Me, hòn Khỉ, hòn Đụn, hòn Dù...

Vẻ đẹp độc đáo của Sa Huỳnh là sự hài hoà, đắm đuối giữa trời và biển, giữa núi và rừng. Xanh biếc biển, xanh thẳm trời, xanh mơn mởn rừng dương, xanh miên man rừng sườn đồi. Bãi cát vàng, đồng muối trắng, mái nhà ngói đỏ ẩn hiện dưới hàng dừa, tảng đá xám rêu khuất sau mờ sóng. Thoáng cánh buồm nâu hun hút xa, lắc lư mé biển đôi thuyền thúng...

Bình minh lên, Sa Huỳnh bắt đầu một ngày tháng Ba chan hòa ánh nắng. Thuyền về sớm, cá chuồn, cá trích đầy khoang. Những anh chàng ngư dân dạn dày sóng gió, phơi trần bộ ngực, cười nói oang oang. Đồng muối Tân Diêm bắt đầu vào vụ, những cô nàng diêm dân che kín khuôn mặt sau lớp khăn quấn xuống tận cổ, chỉ chừa lại đôi mắt sáng long lanh.

Chiều nghiêng nắng, thiên nhiên Sa Huỳnh lại có những chuyển động sắc màu mà các họa sỹ bậc thầy của chủ nghĩa ấn tượng cũng khó lòng diễn tả. Ánh tà dương phản chiếu lấp lánh dọc biển cát vàng rồi ngời lên trên những đụn muối trắng. Từng hạt muối trắng tinh của thứ muối biển nổi tiếng trong cả nước bỗng chốc biến thành những viên ngọc muôn màu...

Bình gốm Sa Huỳnh.

Bình gốm Sa Huỳnh.

Hồi đầu thế kỷ 20, các nhà khảo cổ học M.Vinet, Labare, M.Colani đã phát hiện ở Sa Huỳnh hàng loạt mộ chum và nhiều hiện vật tiêu biểu của một nền văn hoá bị chìm khuất trong lịch sử, mà đến lúc đó giới khoa học chưa từng biết.

Các kết quả khai quật nghiên cứu hàng thế kỷ nay và vẫn còn tiếp tục, cho thấy trên dãi đất từ Bắc Trung bộ đến Đông Nam bộ, vòng lên núi cao, đổ ra thềm biển; từ thời đồ đồng đến sơ kỳ sắt, đã từng hiện diện một nền văn hoá độc đáo của nhân loại và được định danh bằng khái niệm “Văn hoá Sa Huỳnh” (The Sa Huynh culture/ La Culture Sa Huynh).

Gò Ma Vương, đầm nước ngọt An Khê, đầm nước mặn Tân Diêm, những động cát ở Thạnh Đức, Phú Khương, Long Thạnh đã, đang và sẽ còn sức hút đặc biệt đối với các nhà khoa học trên khắp thế giới.

Theo các nhà khảo cổ, căn cứ vào các hiện vật văn hóa Sa Huỳnh được phát hiện tại tỉnh Quảng Ngãi như mộ chum được làm bằng đất nung, đồ gốm tô màu trang trí, có kèm đồ trang sức quý gồm các chuỗi hạt, khuyên tai ba chấu… đặc biệt là hình thức táng thức mộ chum, một số dụng cụ bằng đồng, sắt, đã xác định có niên đại khoảng 2.500 năm.

Ngoài ra, các hiện vật văn hóa Sa Huỳnh còn tìm thấy nhiều nơi trên thế giới chứng tỏ cư dân văn hóa Sa Huỳnh từ ngàn xưa đã có trình độ kỹ thuật cao về các dụng cụ lao động và giao lưu rộng rãi với các cư dân khu vực Đông Nam Á, rộng hơn là Ấn Độ, Trung Hoa. Những hiện vật văn hóa Sa Huỳnh có giá trị rất lớn và được các nhà khoa học, khảo cổ học đánh giá rất cao. Từ những giá trị đặc biệt nêu trên, ngày 29/12/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1649/QĐ-TTg về việc xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt đối với Di tích khảo cổ Văn hóa Sa Huỳnh, ở thị xã Đức Phổ thuộc tỉnh Quảng Ngãi.

Sa Huỳnh còn nổi tiếng bởi món mắm nhum mà không phải ai cũng biết, kể cả người Quảng Ngãi. Con nhum (nhím biển, cầu dai) đã hiếm, nhum làm được mắm lại hiếm hơn. Rồi phải là bàn tay khéo léo của những bà mẹ, bà chị Sa Huỳnh mới có mắm nhum ngon.

Chỉ là mắm mà ngày trước ông Hoàng, bà Chúa tận ngoài Huế đâm thèm, bắt quan sở tại thu nộp mỗi năm 12 cân. Mắm nhum có tên là “mắm tiến” là vì vậy. Không phải chỉ dân gian truyền khẩu mà còn được chép rõ trong sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn.

Bãi muối Tân Diên.

Bãi muối Tân Diên.

Mọi con đường đều dẫn đến... Sa Huỳnh!

Cửa biển Sa Huỳnh là nơi hơn 500 năm về trước đoàn thuỷ binh Nam chinh của vua Lê Thánh Tông từng dừng lại nghỉ chân trước khi tiến đánh đầm Thị Nại rồi thành Chà Bàn. Người Pháp mở đường sắt Bắc - Nam, ga Sa Huỳnh chủ yếu phục vụ cho việc vận chuyển loại muối nổi tiếng ở đây đi khắp Đông Dương. Con đường cổ từ mấy nghìn năm trước, rồi con đường quan số 1 cùng chạy dọc theo mé biển Sa Huỳnh không biết để đón gió nồm lên hay để nghe câu ca dân gian:

Ngó ra ngoài bãi cát vàng

Cát bao nhiêu hạt thương chàng bấy nhiêu!...

Bia đá Thạch Bi, Xóm Cỏ, xóm Cát, cầu Đá, gò Ma Vương... mỗi cái tên gợi lên bao điều, vừa gần gũi, thân thuộc, vừa mang một điều gì đó đầy bí ẩn.  Bí ẩn và thân thuộc... như thể Sa Huỳnh!

Lê Hồng Khánh
Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt
Viết ngược từ theo sở thích làm méo mó ngôn ngữ Việt

Gần đây, trường hợp viết đảo ngược từ xuất hiện tràn lan và ngày một phát triển. Có cơ hội, có dịp là đảo ngược. Đảo lấy được. Nhà văn, nhà báo cũng đua nhau viết ngược từ.

Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi
Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi

Giá trị tiếng Việt trong tâm hồn người Việt, một lần nữa được nhắc nhớ qua chương trình đặc biệt kỷ niệm Giỗ tổ Hùng Vương trên Nông nghiệp Radio tối nay (18/4).

Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc
Giỗ Tổ nhớ 'Cảm tưởng của ta về Hội đền Hùng' của cụ Dương Bá Trạc

Nhà báo, nhà văn Dương Bá Trạc (1884-1944), hiệu Tuyết Huy, là anh trai của nhà giáo Dương Quảng Hàm. Cụ cùng các chiến sĩ đã sáng lập phong trào Đông Kinh nghĩa thục.

Đại tá Nguyễn Văn Hồng và cuộc chiến đấu tự nguyện bên trang viết
Đại tá Nguyễn Văn Hồng và cuộc chiến đấu tự nguyện bên trang viết

Đại tá Nguyễn Văn Hồng sau 30 năm cầm súng lại có tiếp 30 năm cầm bút, đó là nội dung tọa đàm văn chương diễn ra sáng 12/4 tại TP.HCM.

Trống quân: Tinh hoa người Đức Bác
Trống quân: Tinh hoa người Đức Bác

Hát trống quân Đức Bác là sự kết hợp giữa lời hát và nhịp điệu, cùng với những khúc hát sôi động xoay quanh các chàng trai Đức Bác và cô đào Phù Ninh.

Tiến sĩ Bùi Bá Bổng chữ đã say rồi trên những trang thơ
Tiến sĩ Bùi Bá Bổng chữ đã say rồi trên những trang thơ3

Tiến sĩ Bùi Bá Bổng thường được nhiều người biết đến với tư cách một nhà khoa học nông nghiệp, nhưng ít ai biết ông từng có thơ được in từ thời sinh viên.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hé lộ điều gì qua những đoản văn?
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hé lộ điều gì qua những đoản văn?

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã rời khỏi dương gian 23 năm, nhưng di sản nghệ thuật của ông vẫn không ngừng lôi cuốn công chúng, trong đó có những đoản văn tự tình.

Thái độ của vua - tôi triều Nguyễn đối với Phan Châu Trinh sau ‘Thư thất điều’
Thái độ của vua - tôi triều Nguyễn đối với Phan Châu Trinh sau ‘Thư thất điều’

Việc ứng xử như sách đã chép ít nhiều thể hiện sự tôn trọng đáng kể, dù 'Thư thất điều' đã khiến vua Khải Định bẽ mặt với quốc dân đồng bào ở trong và ngoài nước lúc đó.

Hà Giang hút khách
Hà Giang hút khách

Thị trấn Đồng Văn giờ khác lắm. Cầu trời, năm mười năm nữa, Đồng Văn sẽ không theo bước Tam Đảo, Sa Pa, nhà tầng chất ngất cướp mất dáng núi, thung mây...

Về một bản dịch ‘Thư thất điều’ của cụ Phan Châu Trinh
Về một bản dịch ‘Thư thất điều’ của cụ Phan Châu Trinh

Trong bài văn tế Phan Châu Trinh, Sào Nam Phan Bội Châu đánh giá 'Thư thất điều đón giá như Tây, uy sấm chớp chẳng kinh cùng chẳng hãi'.

Cửa Đạt và Cửa Đặt: Chuyện nhỏ hay không nhỏ?
Cửa Đạt và Cửa Đặt: Chuyện nhỏ hay không nhỏ?

Hãy phóng to bức hình này lên, sẽ thấy hai cái tên khác nhau: Bên này là đền “Cửa Đặt”, bên kia là chùa “Cửa Đạt”. Đặt và Đạt, có liên hệ/liên quan gì không?

Giáo sư Andrea Hoa Pham: 'Ngôn ngữ luôn biến đổi'
Giáo sư Andrea Hoa Pham: 'Ngôn ngữ luôn biến đổi'1

Một người dạy tiếng Việt ở Mỹ, giáo sư Andrea Hoa Pham cho rằng, ngôn ngữ luôn luôn biến đổi, dù muốn hay không cũng không ngăn được thực tế ấy.