Sai ảnh nhân vật lịch sử trên sách, báo, tạp chí: Cười hay mếu?

Khải Mông - Thứ Sáu, 09/06/2023 , 06:08 (GMT+7)

Nhiều người viết báo, tạp chí và cả người viết sách thường lạm dụng lấy ảnh trên Google khiến nhiều nhân vật lịch sử bị sai ảnh, lâm vào tình huống dở khóc dở cười.

Sai ảnh vua Duy Tân.

Tên vua Duy Tân - ảnh vua Đồng Khánh

Tạp chí Xưa & Nay, cơ quan ngôn luận của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, số 469, tháng 3.2016, số chuyên đề 100 năm ngày khởi nghĩa vua Duy Tân (1916 - 2016), trang 13, bài “Chân dung vua Duy Tân qua một vài sử liệu mới”, ảnh chú thích “Chân dung vua Duy Tân”, nhưng đó lại là vua Đồng Khánh. Tương tự, trang 35, phần phụ lục ảnh chân dung vua Duy Tân qua các thời kỳ đăng ảnh vua Đồng Khánh.

Trước phát hiện và góp ý của bạn đọc, tạp chí Xưa & Nay đã có đăng cải chính do sơ suất đã in sai ảnh vua Đồng Khánh với chú thích vua Duy Tân.

Vẫn tạp chí Xưa & Nay, đến số 489 tháng 11/2017, bài “Bùi Viện tội thần hay công thần?” tác giả Như Không Đặng Công Tạo, trang 42 đăng ảnh chú thích “Chân dung Bùi Viện”, nhưng lại không phải Bùi Viện.

Hình ảnh in trên phông nền không phải của Hải thượng lãn ông Lê Hữu Trác.

Anh em song sinh Lê Hữu Trác - Trịnh Hoài Đức

Đó là trên tạp chí. Còn trong sách “Tên tự, tên hiệu các tác gia Hán Nôm Việt Nam” (NXB Khoa học Xã hội, 2019), PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh (nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm - Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) trong một chú thích ảnh ở trang 48 ghi: Cấn Trai - Trịnh Hoài Đức (1765 - 1825).

Tuy nhiên, tại Hội thảo “Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - Thân thế, sự nghiệp và tầm ảnh hưởng” do Bộ Y tế - UBND tỉnh Hưng Yên - UBND tỉnh Hà Tĩnh phối hợp tổ chức tại Hà Nội ngày 2/8/2022 thì bức ảnh này lại được làm phông nền cho Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác - ông tổ của ngành Y học cổ truyền Việt Nam. Thông tin hội thảo được nhiều cơ quan thông tấn báo chí đăng tin, ảnh rộng rãi.

Cùng một nhân vật nhưng ở đây lại là Trịnh Hoài Đức.

Không rõ ban tổ chức hội thảo lấy ảnh từ đâu, các vị lãnh đạo Bộ Y tế, lãnh đạo UBND tỉnh Hưng Yên và tỉnh Hà Tĩnh cùng đông đảo các nhà sử học, chuyên gia, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học tham dự hội thảo, có thấy điều gì khác lạ ở bức ảnh không? Còn người viết bài này nhìn vào ảnh lại nghĩ ngay tới các diễn viên điện ảnh đóng vai Thái Bạch Kim Tinh hay Thái Thượng Lão Quân trong phim "Tây Du Ký" do Trung Quốc sản xuất.

Cùng một bức ảnh mà nơi thì nhận đó là danh nhân Lê Hữu Trác - ông tổ của ngành Y học cổ truyền Việt Nam, người khác lại cho rằng đó là danh nhân Trịnh Hoài Đức - vị quan đại thần triều Nguyễn, tác giả bộ sách “Gia Định thành thông chí”. Có thể nói vui rằng, nhờ các nhà khoa học hôm nay, hai danh nhân Lê Hữu Trác và Trịnh Hoài Đức được vinh dự trở thành anh em song sinh dù sinh cách nhau… nửa thế kỷ!

Tương tự, một ảnh khác, ở trang 113, được nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm chú thích là Nguyễn Gia Thiều (1741 - 1798), tác giả "Cung oán ngâm khúc". Khi người viết bài này hỏi PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh có đúng đó là ảnh chân dung Nguyễn Gia Thiều không, ông cẩn thận kiểm tra lại và trả lời: “Tôi có xem lại trong "Từ điển Văn học" (bộ mới) không có, như vậy tôi lấy ảnh ở trên mạng hoặc sách nào đó chưa tìm được…”.

“Tên tự, tên hiệu các tác gia Hán Nôm Việt Nam” được tái bản có sửa chữa, bổ sung nhiều lần. Không rõ nếu có cõi khác thì các danh nhân Trịnh Hoài Đức, Nguyễn Gia Thiều trông vào ảnh thấy chú thích tên của mình họ cười hay mếu?

Nên nhờ cậy đến những nhà chuyên môn khi chú thích ảnh

"Trong báo chí xuất bản nói chung, hình ảnh in theo bài là một phần của nội dung. Nếu xảy ra tình trạng “Râu ông nọ cắm cằm bà kia”, rõ ràng là điều hết sức đáng tiếc - nhất là xảy ra với nhân vật lịch sử. Với báo chí, còn có thể đính chính; còn với trường hợp in sách thì cách “khắc phục hậu quả” khó hơn nhiều.

Để tránh sai sót, dù không ai mong muốn, nên chăng một khi tác giả lẫn biên tập nếu không biết chính xác về hình ảnh nhân vật nào đó - dù “chính diện” hay “phản diện” thì nên nhờ cậy đến những nhà chuyên môn. Động tác cầu thị này rất cần thiết, là một cách chúng ta tôn trọng bạn đọc, qua đó, cũng cho thấy một cách làm việc có trách nhiệm".

(Nhà báo Lê Minh Quốc)

Khải Mông
Tin khác
Đào tạo tiếng Việt được quan tâm trên đất nước Triệu Voi
Đào tạo tiếng Việt được quan tâm trên đất nước Triệu Voi

Đào tạo tiếng Việt tại Lào có thêm một địa chỉ mới ở Viên Chăn, với sự phối hợp giữa Trường Đại học Cửu Long và Viện Nghiên cứu khoa học giáo dục Lào.

Ký ức không phai một thời học sinh miền Nam trên đất Bắc
Ký ức không phai một thời học sinh miền Nam trên đất Bắc

‘Ký ức không phai’ là cuốn sách ghi lại kỷ niệm gắn bó với Trường Học sinh miền Nam trên đất Bắc, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Hiệp định Genève.

Tâm sự nghề nghiệp của một nhà giáo trường huyện
Tâm sự nghề nghiệp của một nhà giáo trường huyện

Tâm sự nghề nghiệp của những người đã và đang đứng trên bục giảng với nhiều kỷ niệm khó quên, càng trở nên ấm áp nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Cô giáo Nùng khơi chuyện văn chương cùng học trò
Cô giáo Nùng khơi chuyện văn chương cùng học trò

Cô giáo người Nùng Lý Thị Thủy đang dạy văn ở Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Phú Yên, vừa ra mắt cuốn sách lý luận phê bình có tên gọi ‘Khơi chuyện’.

Tủ sách Văn Hóa Việt ra mắt độc giả Trung Quốc
Tủ sách Văn Hóa Việt ra mắt độc giả Trung Quốc

Tủ sách Văn Hóa Việt của Chibooks chính thức ra mắt độc giả đất nước tỷ dân tại Tuần lễ văn hóa sách Trung Quốc – Đông Nam Á 2024 tại thành phố Nam Ninh.

Ai chém đầu nhà yêu nước Lương Ngọc Quyến?
Ai chém đầu nhà yêu nước Lương Ngọc Quyến?

Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật mới cho ra mắt cuốn sách 'Nguyễn An Ninh – Không ăn mày tự do' (2024) của tác giả Trần Viết Nghĩa. Sách mới mà quá nhiều lỗi sai hết sức sơ đẳng.

Sứ mệnh người thầy gửi gắm từng trang sách nhỏ
Sứ mệnh người thầy gửi gắm từng trang sách nhỏ

Sứ mệnh người thầy luôn gắn liền với sách, được các diễn giả đề cao tại talk show diễn ra ở Đường sách TP.HCM nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11).

Họa sĩ Xu Man trở thành ‘Con thiêng của rừng’
Họa sĩ Xu Man trở thành ‘Con thiêng của rừng’

Họa sĩ Xu Man được nhà văn Trung Trung Đỉnh lấy làm cảm hứng sáng tác truyện dài ‘Con thiêng của rừng’ dày 124 trang, do Nhà xuất bản Trẻ vừa ấn hành.

Nhà thơ Mai Thìn lắng nghe ‘tiếng của thiên lương’
Nhà thơ Mai Thìn lắng nghe ‘tiếng của thiên lương’

Nhà thơ Mai Thìn gây ấn tượng cho người đọc, bởi một lối viết coi ý tứ là trọng, coi tổng thể nặng hơn chi tiết và rất nặng lòng trước thế thái nhân tình.

Hoa hậu H’Hen Niê đưa thư viện thân thiện về nông thôn
Hoa hậu H’Hen Niê đưa thư viện thân thiện về nông thôn

Từ khi đăng quang đến nay, Hoa hậu H’Hen Niê đã có nhiều hoạt động hỗ trợ cộng đồng, trong đó có chương trình đưa ‘Thư viện thân thiện’ về nông thôn.

Người quê lúa lặng lẽ viết lại những trang đời
Người quê lúa lặng lẽ viết lại những trang đời

Người quê lúa Đặng Đình Liêm sau chuỗi ngày tham gia quân đội và công tác xa nhà, đã trở về Thái Bình thanh thản viết lại những câu chuyện đời mình.

Thức dậy một dòng sông để thương nhớ làng quê
Thức dậy một dòng sông để thương nhớ làng quê

‘Thức dậy một dòng sông’ của tác giả Trần Nam Phong hình thành một bút pháp với những câu thơ ngân như ngọn gió không lời vừa quen vừa lạ.