Siêu bò đắt nhất thế giới giá 101 tỷ đồng

Hoa Lay Ơn - Thứ Ba, 11/06/2024 , 15:22 (GMT+7)

Một ‘siêu bò’ thuộc giống bò bản địa của Brazil đã lập kỷ lục Guinness thế giới với giá bán lên tới hơn 4 triệu USD (khoảng 101 tỷ đồng).

'Siêu bò' Viatina-19 đã giành hai giải thưởng ấn tượng “Hoa hậu Bò Nam Mỹ” và “Hoa hậu Bò Thế giới” được tổ chức tại Texas.

Cô bò tên Viatina-19 là giống bò bản địa Nelore của Brazil, gần đây đã lập kỷ lục Guiness thế giới với giá bán lên tới hơn 4 triệu USD (101 tỷ đồng). Kỷ lục này đưa Viatina sớm nổi tiếng trên thế giới, trở thành biểu tượng của ngành chăn nuôi Brazil.

Mục tiêu của Brazil là đưa ngành chăn nuôi gia súc của nước này thống trị thị trường thực phẩm thịt đỏ trên thế giới với mong muốn thực khách ở bất kỳ đâu cũng có thể được thưởng thức món thịt bò hảo hạng. 

Bò Nelore là giống bò có nguồn gốc từ Ấn Độ, được đưa sang Brazil từ thế kỷ 19 và trở thành nguồn kinh tế chủ lực, đem lại sự giàu có cho các chủ trang trại nuôi bò tại Brazil. Giống bò này được khai thác lấy thịt thương phẩm, không lấy sữa, vì đặc tính là giống bò có năng suất thịt chất lượng cao vượt trội hơn các giống bò khác. Viatina-19 là siêu bò hiếm có trong tổng số 230 triệu con bò của Brazil.

Viatina-19 đã giành hai giải thưởng ấn tượng “Hoa hậu Bò Nam Mỹ” và “Hoa hậu Bò Thế giới” được tổ chức tại Texas (Hoa Kỳ).

Bác sĩ thú y Lorrany Martins lý giải, bò Viatina-19 đắt đỏ nhờ sở hữu tốc độ phát triển cơ bắp nhanh, khả năng sinh sản và quan trọng là tần suất truyền những gen tốt cho hậu duệ. “Đây là con bò gần như đạt được sự hoàn hảo nhất từ trước tới nay, mang đặc điểm khiến nhiều chủ trang trại chăn nuôi muốn săn đón. Đó là nguyên nhân khiến nó có mức giá cao nhất hiện nay”, bác sĩ thú y Martins nói.

Bò Viatina-19 đắt đỏ nhờ sở hữu gen vượt trội.

Để sở hữu được gen của Viatina-19, chủ trang trại phải bỏ ra số tiền khoảng 250.000 USD (6,3 tỷ đồng) phục vụ cho mục đích thụ tinh ống nghiệm tạo ra những chú bê mang đặc tính giống Viatina-19 với phương pháp mang thai hộ. Tuy nhiên, các chủ trang trại vẫn đang cân nhắc khi Viatina-19 mới chỉ được ba năm tuổi, chưa có điều gì chắc chắn, trứng của Viatina thời điểm này có thể đảm bảo được yếu tố gen tốt, phát triển cơ bắp nhanh cho đời sau.

Brazil đang nỗ lực mở các thị trường mới. Vào cuối tháng 4 vừa qua, Tổng thống Brazil đã gặp gỡ Thủ tướng Fumio Kishida của Nhật Bản, quê hương của thịt bò Wagyu. Tổng thống Brazil tin rằng người tiêu dùng Nhật Bản sẽ trở thành tín đồ của thịt bò tới từ Brazil. 

Đồng thời, ông cũng khẳng định xuất khẩu thịt bò sẽ đem lại nguồn lợi hàng tỷ USD cho người chăn nuôi cũng như các công ty và tập đoàn chăn nuôi bò tại Brazil. Ông yêu cầu Tổ chức Thú Y Thế giới công bố Brazil hết dịch lở mồm long móng vào tháng 8 tới đây.

Tuy nhiên, là quốc gia có nền chăn nuôi gia súc lớn nhất thế giới, Brazil cũng gặp phải những vấn đề khó giải quyết. Theo báo cáo thường niên của Ngân hàng Thế giới, lượng phát thải khí nhà kính tại Brazil lên tới 86%, chủ yếu là do sản xuất thịt bò và đậu nành. 

Ngoài ra, chuyên gia nghiên cứu thương mại thịt bò Rodrigo Gomes cho biết, một trong những cách giải quyết tốt nhất cho vấn đề này là vỗ béo nhanh cho bò, giảm độ tuổi của bò thương phẩm. 

Cũng có một nhận định khác của các nhà nông học Brazil rằng, bên cạnh cải thiện nguồn gen thì có một phương pháp đơn giản hơn. Đó là tăng cường trồng cỏ, tạo ra nguồn thức ăn lớn, thực hiện chương trình chăn thả luân phiên thâm canh, qua đó giảm khai thác thức ăn tự nhiên và tăng cường trồng rừng. Chính phủ Brazil quan tâm và thực hiện các chương trình này sẽ tạo ra một ngành sản xuất thịt bò bền vững gắn, giảm phát thải khí nhà kính.

Viatina-19 là biểu tượng tham vọng của Brazil nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thịt bò. Trong năm 2022 - 2023, xuất khẩu thịt bò của Brazil đạt kỷ lục với 2 triệu tấn kể từ khi bắt đầu xuất khẩu thịt bò vào năm 1997. Thị trường nhập khẩu thịt bò lớn nhất của Brazil là Trung Quốc.

Hoa Lay Ơn
Tin khác
Bí ẩn ‘vàng đen’ ở lưu vực sông Amazon
Bí ẩn ‘vàng đen’ ở lưu vực sông Amazon

Những bí ẩn về loại đất được mệnh danh là ‘vàng đen’ ở lưu vực sông Amazon được các nhà khoa học hé lộ và những tranh cãi chưa có hồi kết.

EC ‘tuýt thẻ vàng’ IUU với Senegal
EC ‘tuýt thẻ vàng’ IUU với Senegal

EC đã đưa ra cảnh báo ‘thẻ vàng’ với Senegal, nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết của nước này là tăng cường nỗ lực trong cuộc chiến chống khai thác IUU.

Những nữ kiểm lâm dũng cảm của bản làng Indonesia
Những nữ kiểm lâm dũng cảm của bản làng Indonesia

Ở Indonesia, đội ngũ nữ kiểm lâm không ngại khó khăn, ngày đêm giữ rừng, đã truyền cảm hứng mạnh mẽ cho người dân trong công tác tuyên truyền bảo vệ rừng bền vững.

Nhu cầu sầu riêng lớn của Trung Quốc giúp nông dân Đông Nam Á đổi đời
Nhu cầu sầu riêng lớn của Trung Quốc giúp nông dân Đông Nam Á đổi đời

Trong bối cảnh mặt hàng sầu riêng phát triển nhanh chóng, nhiều nông dân đã trở thành triệu phú và một công ty Thái Lan sắp niêm yết trên sàn chứng khoán.

Mỹ: Hàng chục đơn vị tham gia phát triển vacxin cúm gia cầm ở gia súc
Mỹ: Hàng chục đơn vị tham gia phát triển vacxin cúm gia cầm ở gia súc

Bộ trưởng Nông nghiệp Mỹ Tom Vilsack hôm 12/6 cho biết 24 đơn vị đang phát triển vacxin cúm gia cầm cho gia súc trong bối cảnh virus lây lan rộng ở bò sữa.

New Zealand hủy kế hoạch đánh thuế khí thải nhà kính đối với nông nghiệp
New Zealand hủy kế hoạch đánh thuế khí thải nhà kính đối với nông nghiệp

New Zealand hôm 11/6 đã tuyên bố loại bỏ lĩnh vực nông nghiệp khỏi kế hoạch đánh thuế khí thải nhà kính nhằm giảm bớt áp lực tài chính cho nông dân.

Ngựa hoang trở lại thảo nguyên Kazakhstan sau hai thế kỷ vắng bóng
Ngựa hoang trở lại thảo nguyên Kazakhstan sau hai thế kỷ vắng bóng

Bảy con ngựa Przewalski hoang dã cực hiếm trên thế giới đã được chuyển đến quốc gia Trung Á từ các vườn thú ở châu Âu.

Những công nghệ và kỹ thuật nổi bật của nông nghiệp Trung Quốc
Những công nghệ và kỹ thuật nổi bật của nông nghiệp Trung Quốc

Trung Quốc gần đây đã triển khai nhiều công nghệ và kỹ thuật canh tác hiệu quả cao, trong đó phải kể đến 'bộ não kỹ thuật số', siêu lúa 8022 và hạn canh.

Thái Lan hưởng lợi từ việc hạn chế hóa chất bảo vệ thực vật
Thái Lan hưởng lợi từ việc hạn chế hóa chất bảo vệ thực vật

Thái Lan đã ghi nhận những kết quả tích sau khi cấm thuốc diệt cỏ paraquat và thuốc trừ sâu chlorpyrifos độc hại, cũng như hạn chế sử dụng thuốc diệt cỏ glyphosate.

Trung Quốc 'khoe' nhà kính trồng lúa trên sa mạc trong 60 ngày
Trung Quốc 'khoe' nhà kính trồng lúa trên sa mạc trong 60 ngày

Ở Tân Cương, Trung Quốc, các nhà khoa học đang ứng dụng các công nghệ nhà kính tiên tiến để phát triển nông nghiệp trên vùng đất khô cằn.

Tân Cương - Miền đất thép và những hạt bông vàng rực rỡ
Tân Cương - Miền đất thép và những hạt bông vàng rực rỡ

Câu chuyện về những người nông dân Tân Cương dũng cảm, sáng tạo, làm nên kỳ tích trên vùng đất khô cằn.