Sơn La một thập kỷ leo đồi: [Bài 1] Ghi bên bờ sông Mã

Hoàng Anh - Tùng Đinh - Quang Dũng - Thứ Ba, 16/07/2024 , 07:00 (GMT+7)

Từ thành phố Sơn La theo Quốc lộ 4G ngược sông Mã lên huyện lỵ cùng tên là bạt ngàn cây trái, vùng đất nghèo khó ngày trước đang vươn lên tốp đầu tỉnh Sơn La.

LTS: Còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng sau đúng 10 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng về lĩnh vực nông nghiệp, bức tranh nông nghiệp Sơn La hôm nay có nhiều thành tựu. Loạt bài là những ghi chép ở những vùng đất, gặp gỡ những con người đã góp phần làm nên kỳ tích mà nhiều người vẫn gọi là hiện tượng nông nghiệp Sơn La.

Trung tâm huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. Ảnh: Tùng Đinh.

Cuộc cách mạng trên sườn dốc

Bài liên quan

Chúng tôi lên Sông Mã, huyện vùng cao biên giới của tỉnh Sơn La đúng vào thời điểm Ban chỉ đạo 598 về sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản của tỉnh vừa mới sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2024. Ông Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La chia sẻ, chọn Sông Mã làm nơi sơ kết bởi nơi này là một trong những địa phương có sự chuyển mình mạnh mẽ nhất về chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất dốc của tỉnh Sơn La tròn 10 năm về trước. 10 năm Sông Mã leo đồi, Sơn La leo đồi từ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La nhiệm kỳ 2015 - 2021 về nông nghiệp, để cùng nhau tạo nên kỳ tích mà nhiều người vẫn thường gọi là hiện tượng Sơn La.

Phó Chủ tịch tỉnh Nguyễn Thành Công sơ qua vài nét về nông nghiệp Sơn La hiện tại: Trên 82.000ha cây ăn quả, năm nay xuất khẩu hơn 12.200 tấn, đã thu về hơn 81 triệu USD. Hơn 20.000ha cà phê chè, xuất khẩu hơn 16.900 tấn, thu 53,9 triệu USD. Cùng với đó là các loại cây công nghiệp như chè, sắn và một số loại cây trồng khác, mấy năm nay mang lại cho người Sơn La hàng trăm triệu USD.

Từ Sông Mã đến Mai Sơn, từ Cao nguyên Mộc Châu lên Cao nguyên Nà Sản, rồi Yên Châu, Thuận Châu, Quỳnh Nhai, Phù Yên, Mường La…, mỗi một vùng đất với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu đặc trưng, bằng ý chí, bằng sức lao động của con người dần trở thành những vùng nguyên liệu lớn. Đó là vùng nhãn gần 20.000ha ở Sông Mã, Mai Sơn, Thuận Châu… với sản lượng hàng năm gần 80.000 tấn. Vùng mận hơn 12.400ha ở Mộc Châu, Yên Châu, Vân Hồ; vùng xoài hơn 19.692ha; vùng na, chuối, dâu tây, chanh leo…

Cuộc cách mạng tái cơ cấu nông nghiệp, không một vạt núi, khoảnh nương, bờ khe nào có thời gian nghỉ dưới đôi tay lao động của người Thái, người Kinh, người Mông, người Khơ Mú, đã và đang tiếp tục xây dựng Sơn La thành thủ phủ nông nghiệp của Tây Bắc nói riêng và cả nước nói chung.

Cuộc cách mạng trên miền đất dốc. Ảnh: Tùng Đinh. 

Như vùng đất Sông Mã nằm trải dài theo biên giới Việt - Lào với dòng sông cùng tên cũng chạy dọc theo sườn dãy núi biên giới. Một miền rừng xanh thẳm. Em là dòng sông Mã, anh là núi Mường Hung. Cả hai địa danh trong lời bài hát "Tình ca Tây Bắc" đều nằm ở vùng đất này. Trong buổi sáng mát lành hôm nay, bản nhạc ấy lại văng vẳng đâu đây giữa màu xanh cây trái. Màu xanh từ dưới bờ sông Mã leo tít lên tận đồi cao của núi Mường Hung, vờn nhau với làn mây trắng trên đỉnh núi.

Nghe anh Nguyễn Tiến Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện thông tin, diện tích nhãn của huyện đã xấp xỉ 8.000ha, nghĩa là gần gấp đôi diện tích nhãn của tỉnh Hưng Yên, quê hương của nhãn Sông Mã. “Sau đúng một thập kỷ leo đồi, từ một huyện vùng cao nghèo khó, nay Sông Mã đang trên hành trình vươn lên tốp đầu, cầm ngọn cờ tiên phong xây dựng vùng nguyên liệu, phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Sơn La”, Phó Chủ tịch huyện Sông Mã nói giọng hào hứng.

Rời trung tâm huyện lỵ chúng tôi xuôi dọc bờ sông, qua mỗi xã là qua một miền cây trái. Miền nhãn Chiềng Khương, vùng mận Nà Nghịu, xoài ở Mường Hung, nho hạ đen ở Mường Cai… Màu xanh ngút tầm mắt và kéo dài tưởng chừng như vô tận. Nhà tầng mái Thái, mái Nhật nổi lên giữa những bản làng yên bình, trù phú. Những tên bản, tên làng như Quyết Tiến, Quyết Thắng, Cánh Kiến… là dấu tích về một thời kinh tế mới, người miền núi và miền xuôi cùng nhau khai hoang trong các nông trường, lâm trường, để làm cùng nhau vẽ nên bức tranh Sông Mã hôm nay.

Giữa lúc chúng tôi đang ngỡ ngàng, trầm trồ về Sông Mã, chợt nghe giọng anh Hải đột nhiên chùng xuống. Đó là khi ông Phó Chủ tịch huyện kể lại những ngày tháng chưa xa lắm của vùng đất này. Chỉ độ hơn mười năm trước, quãng thời gian anh Hải ví von, nếu so với bây giờ chẳng khác gì một trời và một vực.

Sông Mã, miền cây trái. Ảnh: Tùng Đinh. 

Trước những năm 2010, Sông Mã cũng như bao địa phương khác trên miền đất dốc Sơn La, toàn ngô và cây lâm nghiệp. Những vụ ngô đau đớn. Được mùa mất giá, được giá lại mất mùa. Đời sống bà con lao đao đã đành, chính quyền cơ sở cũng luôn đau đầu bởi vấn nạn phá rừng làm nương rẫy. Sau mỗi mùa ngô, trên những vạt sườn đồi nghi ngút khói còn dưới những mái nhà sàn của người Thái, người Xin Mun, người Kháng, đói nghèo đeo bám hệt như đám bồ hóng trên gác bếp, dai dẳng không có cách nào xóa bỏ. Đã có biết bao gia đình lâm cảnh gán nợ để rồi lại đi làm thuê trên chính mảnh đất mình đốt rẫy khai hoang.

Đi giữa Sông Mã hôm nay, dễ dàng nhận thấy mỗi một nhà dân, trước cửa đều trồng một cây nhãn, hoặc xoài, cắt ghép, tỉa cành đẹp không khác gì bonsai của Nhật Bản. Họa hoằn lắm mới bắt gặp một vài vạt đồi trống, đó là những nơi nước không đến được, bà con để hoang nhằm tái sinh rừng.

Cũng trong những năm tháng ấy, khi Chính phủ có chủ trương triển khai trồng rừng, gắn với phát triển sinh kế cho vùng cao biên giới, Sông Mã là vùng đất tiên phong bởi có nhiều nông, lâm trường đứng chân. Đủ loại cây trồng được đưa vào thử nghiệm, cuối cùng chỉ còn lại cây nhãn do người Hưng Yên đưa lên và cây cánh kiến đỏ, trồng bạt ngàn lấy nhựa. Mỗi một lần chuyển đổi là một cuộc cách mạng. Anh Hải bảo thế. Cuộc cách mạng đầu tiên khoảng năm 2010, khi Viện Nghiên cứu rau quả đưa dự án ghép cải tạo cây ăn quả lên Sông Mã, ông Phó Chủ tịch UBND huyện còn là anh Trạm trưởng Trạm Khuyến nông, ngày ngày đi vận động bà con chặt cây nhãn cũ trồng từ những năm 1960 để cải tạo tăng năng suất.

Nói gãy cả lưỡi ra rồi mà chỉ một vài gia đình đồng thuận. Mô hình ghép cải tạo đầu tiên thực hiện tại gia đình anh Nguyễn Văn Ba ở bản Quyết Tiến, xã Nà Nghịu. Khi lưỡi cưa chém xuống gốc nhãn gần 50 năm tuổi, bà mẹ anh ba không nói không rằng, lặng lẽ ngồi khóc. Trong suy nghĩ của người đàn bà ấy dường cây cối cũng là thân phận. Nhất lại là cây nhãn lồng của quê cha đất tổ, gắn bó với cả hành trình ly hương lên đây làm kinh tế mới, gắn với những ngày tháng cơ cực khó khăn, giờ chỉ một lưỡi cưa đã không còn nữa, bảo không đau, không tiếc sao được. Cũng may mà cuộc cách mạng ấy thành công. Gốc nhãn lồng Hưng Yên đem ghép với giống nhãn T6, chỉ sau 2 năm đã bắt đầu bói quả, đến năm thứ 3 thì bùng nổ, thu đến 900 triệu đồng/ha, cao nhất tỉnh Sơn La thời điểm đó.

Cây trái đẹp tựa bonsai ở huyện Sông Mã. Ảnh: Tùng Đinh. 

Đến năm 2015, sau Đại hội Đảng, Sơn La thực hiện Nghị quyết thay đổi cơ cấu cây trồng trên vùng đất dốc, Sông Mã nhanh chóng trở thành vùng cây ăn quả trọng điểm của tỉnh, diện tích đã xấp xỉ 11.000ha, sản lượng hằng năm gần 50.000 tấn, vượt kế hoạch, mục tiêu đại hội đề ra. Hiện nay, ngoài diện tích nhãn gần 8.000ha, huyện vùng cao biên giới này còn có 1.820ha xoài, 312ha chuối, 112ha mận, 117ha dứa, 160ha bưởi… Cộng với các loại cây trồng khác như sắn, ngô ngọt, rau chân vịt…, trở thành vùng nguyên liệu rộng lớn phục vụ chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Sơn La.

Phó Chủ tịch huyện khoe thêm, nếu nói về trình độ ghép cây ăn quả, người Sông Mã hôm nay không thua bất cứ nơi nào. Một con dao sắc, một cuộn túi bóng, một chiếc bật lửa, gần như tất cả các loại cây trái lưu hành bà con đều có thể ghép, lai tạo hiệu quả. Thích trái vụ, rải vụ như thế nào sẽ ra thế ấy. “Nhiều cán bộ khoa học về đây còn phải bái phục trình độ của bà con”, anh Hải nửa đùa nửa thật.

Ngọn gió Chiềng Khương

Trụ sở UBND xã Chiềng Khương nằm trên một sườn đồi, có lẽ đây chính là công sở đẹp nhất mà chúng tôi từng đến. Bốn bề cây trái, thỉnh thoảng mây từ trên đỉnh núi cao sà xuống, len lỏi đến tận phòng làm việc của cán bộ xã. Cà Văn Thắng, một người Thái vùng Mai Sơn hiện đang làm Phó Chủ tịch UBND xã Chiềng Khương tiết lộ: Ngày trước, cả Chiềng Khương này là nương rẫy trồng ngô và cây cánh kiến đỏ, nhưng bây giờ không còn một tấc nào để hoang, trồng cây ăn quả hết rồi.

Nhãn Chiềng Khương. Ảnh: Tùng Đinh. 

Chiềng Khương có gần 3.000 hộ dân, 21 bản, trong đó có 3 bản người dưới xuôi lên khai hoang, còn lại là người Thái, người Khơ Mú, Xinh Mun. Nằm sát ngay bên Cửa khẩu Quốc tế Chiềng Khương nhưng những hộ giàu nhất ở đây lại là mấy ông nông dân trồng nhãn, trồng xoài. Sau cuộc cách mạng trên đất dốc, bây giờ Chiềng Khương có xấp xỉ 1.000ha cây ăn quả, chủ yếu là nhãn. Giống Miền Thiết, T6, Ánh vàng… gần như tất cả những giống nhãn quý, giá trị kinh tế cao Chiềng Khương đều có. Mấy năm nay phong trào thành lập hợp tác xã ở Chiềng Khương phát triển rầm rộ. Từ nghiên cứu giống, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kết hợp với công nghệ chế biến, tìm kiếm thị trường…, mỗi lĩnh vực là một vài hợp tác xã hoạt động đã đưa Chiềng Khương trở thành chuỗi sản xuất khép kín, mang sứ mệnh cùng nhau đưa nhãn Sông Mã đi xa.

Mùa nhãn chín sớm ở Chiềng Khương. Ảnh: Tùng Đinh. 

Hưng Lộc, An Phú, Ngoan Hậu… mỗi giám đốc hợp tác xã là một tỷ phú miền cây trái. Đang giữa vụ nhãn chín sớm, tưởng phải đầu tắt mặt tối lắm, vậy mà đến tìm mấy ông đại gia chân đất ấy đang đi du lịch mãi tận miền Tây, là bởi vì mọi quy trình bây giờ theo barem hết. Tưới tiêu, chăm sóc đã có máy móc làm, đến ngày hái thương lái vào tận vườn năn nỉ, nhân công thu hái vào cân đến đâu chuyển khoản đến đó, chủ vườn gần như chẳng phải động tay động chân gì.  

Hỏi chuyện bà An ông Quang được biết hai ông bà có 4 người con. Trong số ấy chỉ anh con cả là nối nghiệp vườn tược, còn lại 6 người dâu rể đều làm công chức ở huyện, ở tỉnh, bà An nhắc đến họ với giọng thở dài: Trót theo rồi thì phải chịu chứ vất vả mà thu nhập chẳng ăn thua, không bằng một góc gia đình thằng cả.

Như vườn nhãn của đôi vợ chồng Bùi Văn Quang và Trần Thị Minh An ở bản Quyết Thắng, rộng đến gần 10ha, mỗi năm thất lắm cũng thu tầm 100 tấn nhãn. Năm nay có ảnh hưởng đôi chút của biến đổi khí hậu, nắng nóng kéo dài, tỷ lệ đậu bông không nhiều nên dự kiến chỉ thu tầm 50 tấn. Đổi lại giá nhãn chín sớm cao kỷ lục, khoảng 50.000 đồng/kg, hai ông bà nhẹ nhàng thu đôi ba tỷ. Bảo sao cả bản Quyết Thắng này, 63 hộ dân, nhà nào cũng chỉ nhãn và nhãn. Nhờ nhãn mà đường hoa, nhà sáng, ô tô, biệt thự nhà vườn, giàu có, sung túc còn hơn cả dưới xuôi. Năm nào giá nhãn cao, số thu nhập tiền tỷ của bản, của xã nhiều không đếm xuể.

Sự trù phú, giàu có của Chiềng Khương giống như ngọn gió mát lành thổi sang Chiềng Phung, Huổi Một, Nà Nghịu, Nậm Mằn… Song song với sản xuất, nghề chế biến long nhãn cũng trở nên thịnh hành. Mấy bản Hải Sơn, Hồng Nam của xã Chiềng Khoong trở thành làng nghề chế biến long nhãn, liên kết với các doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu sản phẩm, đưa thương hiệu long nhãn Sông Mã đi khắp muôn nơi.

Thống kê sơ bộ hiện cả huyện Sông Mã có hơn 3.000 lò sấy long nhãn, ngoài chế biến trong huyện còn nhập nhãn từ Mường La, Mai Sơn, Yên Châu,… về, mỗi vụ sấy khoảng hơn 40.000 tấn, năm 2023 đã có gần 4.000 tấn long nhãn khô từ Sông Mã được chuyển đi tiêu thụ các thị trường trong nước và quốc tế. Nghề xoáy long nhãn ở đây bây giờ thu nhập từ 300.000 - 400.000 đồng mỗi ngày, chẳng cần phải đi đâu kiếm việc.

Cùng nhau đưa nhãn Sông Mã đi xa. Ảnh: Tùng Đinh. 

Sản xuất đi kèm với xây dựng thương hiệu. 6 tháng đầu năm 2024 huyện Sông Mã cấp quyền sử dụng thương hiệu “Nhãn Sông Mã” cho thêm 25 hợp tác xã trên địa bàn. Xây dựng thương hiệu dứa, xoài, thanh long và liên kết với các doanh nghiệp như Doveco, Minh Khai Lào Cai... để vừa xây dựng vùng nguyên liệu vừa tìm kiếm thị trường xuất khẩu.

“Đến thời điểm này, Sông Mã đã ký liên kết cung ứng nguyên liệu cho nhà máy Doveco Sơn La 169ha, trong đó có 102ha dứa, 25ha ngô ngọt, 41ha rau chân vịt. Cũng trong 6 tháng đầu năm Doveco Sơn la đã thu mua 520 tấn xoài để chế biến, xuất khẩu sang thị trường các nước Nga, Nhật và thu mua 84 tấn dứa để chế biến làm nước ép. Chủ trương của Sông Mã bây giờ là tập trung thâm canh diện tích cây ăn quả hiện có, đưa giống cây trồng mới vào để đa dạng hóa sản phẩm, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đẩy mạnh liên kết với doanh nghiệp. Với tiềm năng, lợi thế và trình độ sản xuất của bà con, nếu thị trường ổn định, thủ phủ cây ăn quả của tỉnh Sơn La sẽ ngày càng giàu mạnh”, Phó Chủ tịch UBND huyện Sông Mã chia sẻ.

Rời Sông Mã khi mùa nhãn chín sớm đang còn tấp nập, dọc hai bên đường là những bản làng trù phú, cây trái trĩu cành. Đó dường như là những quả ngọt sau hơn 10 năm Sông Mã leo đồi.

Hoàng Anh - Tùng Đinh - Quang Dũng
Tin khác
Ấn Độ giám sát hoạt động khai thác IUU bằng máy bay không người lái
Ấn Độ giám sát hoạt động khai thác IUU bằng máy bay không người lái

Maharashtra trở thành bang đầu tiên ở Ấn Độ sử dụng máy bay không người lái để thực thi các quy định liên quan đến luật biển.

Người nuôi biển Vân Đồn làm lớn, xây chuỗi liên kết rong - hàu 5 sao
Người nuôi biển Vân Đồn làm lớn, xây chuỗi liên kết rong - hàu 5 sao

QUẢNG NINH Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam tin tưởng Chi hội Nuôi biển Vân Đồn sẽ đem lại thành công cho dự án chuỗi liên kết rong - hàu 5 sao.

Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La
Dưa bao tử, hy vọng mới cho vụ đông Sơn La

Phối hợp với Doveco, nông dân xã Chiềng Sung giờ đã có hướng đi mới cho vụ đông, vươn lên làm mô hình tiêu biểu cho toàn huyện.

Tác giả trẻ có một ‘dị bản’ được trao giải thưởng văn học
Tác giả trẻ có một ‘dị bản’ được trao giải thưởng văn học

Tác giả trẻ Nguyễn Đinh Khoa với truyện dài ‘Dị bản’ vừa được Hội Nhà văn TP.HCM trao giải thưởng văn học dành cho các cây bút dưới 40 tuổi.

‘Minh đạo sách’ trong ý thức sáng tạo của một người trẻ
‘Minh đạo sách’ trong ý thức sáng tạo của một người trẻ

‘Minh đạo sách’ là tác phẩm mới của nhà thơ Khúc Hồng Thiện, vừa được Nhà xuất bản Nghệ An ấn hành, mang nhiều suy tư về tinh thần văn hóa Việt.

Hướng dẫn nhặt lá mai đúng cách để hoa nở vàng đúng dịp Tết 2025
Hướng dẫn nhặt lá mai đúng cách để hoa nở vàng đúng dịp Tết 2025

Hoa mai là biểu tượng quen thuộc của Tết cổ truyền Việt Nam. Nhặt lá đúng cách là kỹ thuật quan trọng giúp mai nở đúng dịp.

Tổng Bí thư: Công nghệ chỉnh sửa gen là đột phá lớn của nông nghiệp
Tổng Bí thư: Công nghệ chỉnh sửa gen là đột phá lớn của nông nghiệp

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, công nghệ chỉnh sửa gen là đột phá lớn của sinh học, y học và nông nghiệp.

Chính sách logistics xanh của Bỉ
Chính sách logistics xanh của Bỉ

Những biện pháp logistics xanh mà Bỉ áp dụng gồm giảm phát thải carbon, tăng cường sử dụng vận tải đa phương thức, phát triển đội xe điện...

‘Linh khí quốc gia’ góp một ý tưởng cho bài ca giữ nước
‘Linh khí quốc gia’ góp một ý tưởng cho bài ca giữ nước

‘Linh khí quốc gia’ là ý tưởng được đại tá Trần Thế Tuyển viết thành trường ca, nhằm kêu gọi hành động thiết thực cho những người đã ngã xuống vì độc lập dân tộc.

Có 3 vua Quang Trung giả sang mừng thọ vua Càn Long 80 tuổi năm 1790?
Có 3 vua Quang Trung giả sang mừng thọ vua Càn Long 80 tuổi năm 1790?

Cuốn sách 'Danh nhân Phan Huy Ích (1751 – 1822)' do Nguyễn Tuấn Cường- Đỗ Thị Bích Tuyển (chủ biên) phát hiện thêm 2 vua Quang Trung giả trong chuyến mừng thọ vua Càn Long.

Nợ đời - tập truyện và ký gây nhiều suy nghĩ
Nợ đời - tập truyện và ký gây nhiều suy nghĩ

Trong cuốn 'Nợ đời' Lê Chín còn in những bài viết chân dung, ca ngợi những người tài, những người giàu nhiệt huyết mà tác giả ngưỡng mộ, quý mến.

Hoa Kỳ: Bang Florida đang làm gì để chống lại bệnh héo cam?
Hoa Kỳ: Bang Florida đang làm gì để chống lại bệnh héo cam?

Trước những thách thức về dịch bệnh và thiên tai, các sáng kiến mới như cây bẫy côn trùng và cải tiến gen giúp gượng dậy ngành công nghiệp cam tại Florida.