Dồn dập các sự kiện chào hàng của ngành dừa Việt Nam tại Trung Quốc

Nguyễn Thủy - Thứ Tư, 25/09/2024 , 10:15 (GMT+7)

Lần đầu tiên, Hiệp hội Dừa Việt Nam đẩy mạnh đưa hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia xúc tiến thương mại tại Trung Quốc, nhằm thu hút đầu tư, phát triển ngành dừa.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự khai mạc chương trình giao thương tại Hội chợ Thương mại ASEAN - Trung Quốc lần thứ 21 (CAEXO 2024) tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc.

Nhân chuyến thăm cấp Nhà nước đến Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, ngày 19/8, Bộ NN-PTNT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ký kết nghị định thư yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với xuất khẩu dừa tươi từ Việt Nam sang Trung Quốc.

Trước cơ hội mở cửa cho trái dừa tươi, Hiệp hội Dừa Việt Nam cho biết, đã triển khai kế hoạch tăng cường quảng bá thương hiệu dừa Việt Nam, giới thiệu tiềm năng và mời gọi đầu tư vào ngành dừa Việt Nam với các nhà đầu tư Trung Quốc.

Ông Cao Bá Đăng Khoa, Tổng Thư ký Hiệp hội Dừa Việt Nam cho biết, Hiệp hội đã giới thiệu các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu trái cây, sản phẩm trái cây, nông sản, đặc biệt là các hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp có sản phẩm chế biến sâu, có vùng trồng ổn định, tham gia các đoàn giao thương xúc tiến thương mại do Bộ NN-PTNT, Bộ Công thương tổ chức, nhằm mở ra cơ hội hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp hai nước Việt Nam - Trung Quốc, đưa ngành dừa Việt Nam ngày càng phát triển. 

Đơn cử như ngày 24 - 29/9, 4 doanh nghiệp ngành dừa thuộc Hiệp hội với các sản phẩm nước dừa đóng hộp, trái dừa tươi và một số sản phẩm từ dừa sẽ cùng đoàn công tác Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) tham gia xúc tiến thương mại trong lĩnh vực thương mại điện tử và thương mại số tại Chiết Giang và Giang Tô (Trung Quốc). 

"Đây là những doanh nghiệp có sản phẩm chế biến sâu, có vùng trồng ổn định. Do đó, việc tham gia xúc tiến thương mại lần này nhằm hướng đến mở rộng thị trường tại Trung Quốc thông qua môi trường số, đẩy mạnh tối ưu hóa các chuỗi liên kết và chuỗi gái trị cung ứng hàng hóa vào thị trường Trung Quốc", ông Khoa cho hay.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nghe chia sẻ của doanh nghiệp dừa Việt Nam tại CAEXO 2024 (Trung Quốc).

Từ ngày 24/9 đến ngày 1/10, 3 doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Dừa Việt Nam sẽ cùng đoàn công tác của Cục Chất lượng, Chế Biến và Phát triển thị trường (Bộ NN-PTNT) tham gia xúc tiến, quảng bá, kết nối giao thương sản phẩm trái cây, nông sản tại Nam Ninh, Bắc Kinh (Trung Quốc). 

"Đoàn sẽ làm việc với các Thương hội, Hiệp hội, các tập đoàn, doanh nghiệp liên quan về tăng cường xúc tiến xuất nhập khẩu trái dừa Việt Nam vào thị trường Trung Quốc", ông Khoa nói và cho biết thêm, đoàn sẽ làm việc với Cục Hải quan Nam Ninh, Quảng Tây và Trung tâm Kinh tế thương mại Trung Quốc - ASEAN. Đồng thời, tham dự, trưng bày giới thiệu sản phẩm, quảng báo thương hiệu ngành dừa Việt Nam tại Lễ hội trái cây tại Bắc Kinh, Trung Quốc.

Đặc biệt, với sự hỗ trợ của Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Quảng Châu, đoàn công tác của Hiệp hội Dừa Việt Nam do bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Chủ tịch Hiệp hội dẫn đầu gồm hợp tác xã nông nghiệp ngành dừa từ Bến Tre, Vĩnh Long, Tây Ninh và 11 doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu dừa, sầu riêng và nông sản các loại sẽ tham gia Hội chợ thực phẩm rau quả quốc tế CIFBE tại Quảng Châu (ngày 25/9).

Các doanh nghiệp tham gia quảng bá ngành dừa Việt Nam tại Trung Quốc.

Tại đây, các doanh nghiệp, hợp tác xã nông sản Việt Nam có cơ hội kết nối trực tiếp vào chợ đầu mối Giang Nam, Quảng Châu và một số doanh nghiệp buôn bán thực phẩm, trái cây từ Côn Minh, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam (Trung Quốc), cùng các tập đoàn lớn như Pagoda (trái cây), Kafelaku (thực phẩm, đồ uống, cà phê), Kingold (chuỗi cung ứng).

Dịp này, Hiệp hội Dừa Việt Nam cũng sẽ ký kết các biên bản ghi nhớ với Thương hội trái cây Quảng Châu về việc định hướng để doanh nghiệp xây dựng vùng trồng cung cấp cho hội viên Thương hội trái cây Quảng Châu.

Ngoài ra, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Bến Tre (Betrimex), đại diện Hiệp hội Dừa Việt Nam ký kết MOU với Phòng Thương mại trái cây nhập khẩu tại thị trường Giang Nam, Quảng Châu về việc đầu tư vùng trồng minh bạch, chất lượng cao, xây dựng nền tảng thương hiệu ngành dừa Việt Nam tại thị trường Giang Nam, Quảng Châu.

Hiệp hội Dừa Việt Nam cũng thỏa thuận với Hiệp hội Công nghiệp ngành dừa Hải Nam về việc xây dựng kênh thông tin thị trường, đại diện hỗ trợ xuất nhập khẩu ngành dừa Việt Nam tại Hải Nam, Trung Quốc.

Betrimex, đại diện Hiệp hội Dừa Việt Nam ký kết MOU với Hiệp hội Công nghiệp ngành dừa Hải Nam về việc tham gia chuỗi liên kết thông tin thương giá dừa tại thị trường Việt Nam cho thương nhân Trung Quốc và giá cả thị trường các sản phẩm ngành dừa Trung Quốc từng thời điểm cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

"Việc hợp tác ngày nhằm thúc đẩy hình thành các chuỗi liên kết bền vững cho cộng đồng doanh nghiệp ngành dừa Việt Nam và Trung Quốc tiến đến môi trường kinh doanh an toàn, minh bạch", ông Cao Bá Đăng Khoa, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dừa Việt Nam cho hay.

Nguyễn Thủy
Tin khác
Khu vực tưới ngập - khô xen kẽ chuẩn quốc tế được ưu tiên thanh toán tín chỉ carbon
Khu vực tưới ngập - khô xen kẽ chuẩn quốc tế được ưu tiên thanh toán tín chỉ carbon

Ngân hàng Thế giới đang tích cực tìm kiếm các giải pháp hỗ trợ Việt Nam tiếp cận tài chính carbon và thị trường tín chỉ carbon chất lượng cao trong lĩnh vực lúa gạo.

Xuất khẩu sầu riêng năm 2024 có thể vượt 3 tỷ USD
Xuất khẩu sầu riêng năm 2024 có thể vượt 3 tỷ USD

Dự báo xuất khẩu sầu riêng năm 2024 có thể vượt 3 tỷ USD, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam.

Giá cà phê Robusta cao hơn Arabia - điều chưa từng thấy
Giá cà phê Robusta cao hơn Arabia - điều chưa từng thấy

Lâu nay, giá cà phê Arabica luôn cao hơn nhiều so với cà phê Robusta. Nhưng năm nay, ở nhiều thời điểm, giá cà phê Robusta lại cao hơn Arabica.

Nhiều công ty không bán phá giá cá tra theo kết quả sơ bộ của DOC
Nhiều công ty không bán phá giá cá tra theo kết quả sơ bộ của DOC

Kết quả sơ bộ thuế chống bán phá giá phile cá tra Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ trong POR20 cho thấy nhiều doanh nghiệp Việt Nam không bán phá giá.

Thái Lan chia sẻ kinh nghiệm truy xuất nguồn gốc sản phẩm lúa gạo
Thái Lan chia sẻ kinh nghiệm truy xuất nguồn gốc sản phẩm lúa gạo

Chiều 10/9, đại diện Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan chia sẻ kinh nghiệm truy xuất nguồn gốc lúa gạo tại diễn đàn khu vực 'Canh tác lúa giảm phát thải'.

Cần 260 tỷ USD mỗi năm để ngành nông nghiệp đạt mục tiêu giảm phát thải
Cần 260 tỷ USD mỗi năm để ngành nông nghiệp đạt mục tiêu giảm phát thải

Để đạt các mục tiêu giảm phát thải vào năm 2030, thế giới cần đầu tư 260 tỷ USD mỗi năm cho lĩnh vực nông nghiệp, gấp 18 lần mức đầu tư hiện tại.

Thúc đẩy phát triển du lịch bền vững qua ESG
Thúc đẩy phát triển du lịch bền vững qua ESG

Với tốc độ phát triển nhanh chóng, ngành du lịch cũng đang phải đối mặt với những thách thức lớn về môi trường và xã hội.

Nhiều tiềm năng xuất khẩu trái cây giữa Hoa Kỳ - Việt Nam
Nhiều tiềm năng xuất khẩu trái cây giữa Hoa Kỳ - Việt Nam

Ngày 9/9, phái đoàn thương mại của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) do bà Alexis M. Taylor, Thứ trưởng Bộ Thương mại và Nông nghiệp đối ngoại dẫn đầu đã đến TP.HCM.

Thái Bình chia sẻ kinh nghiệm canh tác lúa bền vững với cộng đồng quốc tế
Thái Bình chia sẻ kinh nghiệm canh tác lúa bền vững với cộng đồng quốc tế

Chiều 9/9, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Thái Bình chia sẻ kinh nghiệm canh tác lúa bền vững tại Diễn đàn khu vực về 'Canh tác lúa giảm phát thải'.

Du lịch xanh - đòn bẩy phát triển kinh tế xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero
Du lịch xanh - đòn bẩy phát triển kinh tế xanh, hướng tới mục tiêu Net Zero

TP.HCM Những năm gần đây, du lịch xanh ngày càng được quan tâm và trở thành hướng phát triển quan trọng của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Việt Nam thiếu 150.000 nhân lực cho thị trường carbon
Việt Nam thiếu 150.000 nhân lực cho thị trường carbon

Bên cạnh nhân lực, phương pháp, tài chính và thiết bị, các chuyên gia cho rằng Việt Nam cần bổ sung thêm những hướng dẫn, quy định cụ thể khi vận hành thị trường.