Những thước phim nhìn lại sau 10 năm các giống ngô kháng sâu được chính thức gieo trồng tại Việt Nam. Những nghiên cứu ứng dụng cùng cách tiếp cận mới trong chỉnh sửa gen.
Cây trồng công nghệ sinh học - 10 năm bén rễ tại Việt Nam
Sapo: Những thước phim nhìn lại sau 10 năm các giống ngô kháng sâu được chính thức gieo trồng tại Việt Nam. Những nghiên cứu ứng dụng cùng cách tiếp cận mới trong chỉnh sửa gen giúp tạo ra các giống cây trồng kháng chịu sâu bệnh hại, chống chịu tốt với các điều kiện khắc nghiệt một cách nhanh chóng, hiệu quả, tiết kiệm chi phí sản xuất.
Hạn hán.
Nước biển dâng.
Sâu bệnh phát triển không theo quy luật.
Các hình thái thời tiết khốc liệt đã và đang gây tổn thất nặng nề về kinh tế, hạ tầng và đặt biệt là hoạt động sản xuất nông nghiệp, đe dọa trực tiếp đến an ninh lương thực toàn cầu.
Để góp phần giải quyết vấn đề nói trên, một thế hệ cây trồng mới đã được tạo ra, có khả năng kháng một số loại sâu, bệnh nguy hiểm, chống chịu với các hình thái thời tiết cực đoan với tên gọi: cây trồng chuyển gen.
73 quốc gia trên khắp thế giới đã đón nhận những loại cây trồng này, trong đó có Việt Nam.
Kể từ năm 2014, những cây ngô này đã được Bộ NN và PTNT cho phép trồng tại Việt Nam.
10 năm qua, từ chỗ xa lạ, những giống ngô kháng sâu đục thân và sâu keo mùa thu đã được trồng thương mại ở nhiều địa phương. Hiện, mỗi năm có có khoảng 92.000 ha, chiếm khoảng 10% tổng diện tích trồng ngô cả nước.
Ông NGÔ VĂN TÙNG
Tiểu khu Sao Đỏ 1, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, Sơn La
“Trồng năm thứ 9 rồi, đều sinh trưởng tốt cả, một năm nhà tôi trồng hơn 2 tạ giống ngô này nên tôi chả phải do dự gì cả, trồng toàn bộ bằng giống này”.Trong khi đó, hành lang pháp lý về cây trồng chuyển gen tại Việt Nam không ngừng được hoàn thiện, các nhà khoa học trong nước cũng đã và đang nỗ lực ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất, rút ngắn thời gian nghiên cứu, tạo ra những giống cây trồng công nghệ sinh học thế hệ mới “made in Vietnam” trên nền tảng các giống cây trồng sẵn có.
Tiến sỹ NGUYỄN DUY PHƯƠNG
Trưởng Bộ môn bệnh học phân tử, Viện Di truyền Nông nghiệp“Chúng tôi tạo ra đột biến trên nó và chúng tôi không làm ảnh hưởng đến tất cả những cái gen khác ở trong hệ gen của cây trồng”.
Hàng chục năm nay, một ngày mới của ông Tùng - một nông dân nuôi bò sữa ở Sơn La thường bắt đầu từ rất sớm…
Hàng chục năm nay, một ngày mới của ông Tùng - một nông dân nuôi bò sữa ở Sơn La thường bắt đầu từ rất sớm…
Ông NGÔ VĂN TÙNG
Tiểu khu Sao Đỏ 1, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, Sơn La
“Tất cả bò vắt sữa hằng ngày hai lần, một lần buổi sáng 4h sáng cho đến 5h, buổi chiều từ 4h đến 5h, mình cũng chia đều ra như vậy thì bầu sữa nó không bị to quá. Tuỳ vào thời điểm và chu kỳ vắt, con bò này đang là lứa thứ 3, tháng thứ hai thì nó sẽ cho vào khoảng 33 đến 34 kg sữa một ngày”.
Mỗi con bò sữa cần khoảng 50 kg thức ăn mỗi ngày, trong đó 90% là thức ăn thô xanh được ủ chua, băm nhuyễn.
Để chủ động nguồn thức ăn cho đàn bò 100 con trong suốt cả năm, nhất là trong mùa đông giá rét ở vùng cao nguyên này, kể từ 2015, ông đã tiến hành trồng giống ngô kháng sâu này, đảm bảo năng suất lại đỡ công sức và chi phí phun thuốc, giảm độc hại.
Ông NGÔ VĂN TÙNG
Tiểu khu Sao Đỏ 1, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, Sơn La
“Mùa đông khí hậu Tây Bắc nó hay lạnh giá, cỏ thô xanh thì không còn nữa, dùng ngô ủ chua cho bò ăn vào mùa đông thì nó sẽ tốt hơn. Bò rất chi là thích ăn, ăn quen quá rồi. Như nhà chủ là cả đàn vẫn thấy bình thường, không có ảnh hưởng gì cả, sức khỏe vẫn tốt mà”.
Những hố ủ chua thức ăn cho bò của nhà ông Tùng lúc nào cũng đầy ắp. Ông cho biết, nhiều thời điểm bò ăn không hết, ông còn bán cho các hộ lân cận.
Học theo ông, rất nhiều hộ dân khác cũng đã trồng ngô kháng sâu để lấy sinh khối làm thức ăn cho gia súc.
Ông HÀ XUÂN LƯƠNG
Tiểu khu Sao Đỏ 1, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, Sơn La
“Thực tiễn 4-5 năm nay chúng tôi không thấy ảnh hưởng gì mà nó lại đạt được những cái yêu cầu của nhà nông chúng tôi là năng suất, sản lượng, cây bắp của nó cũng tốt nên chúng tôi tin tưởng”.
Ông NGÔ VĂN TÙNG
Tiểu khu Sao Đỏ 1, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La
“Lúc đầu bảo là ngô biến đổi gen thì bà con mình lần đầu tiên nghe thấy, về trồng cũng rụt rè, cũng không không dám trồng nhiều, năm thứ 2 là mình thấy cái hiệu quả nó tốt hơn từ đấy trở đi là trồng liên tục”.
Những cây ngô chuyển gen kháng sâu là kết quả của quá trình chọn tạo giống cây trồng bằng công nghệ sinh học hiện đại. Quá trình này được diễn ra như sau:
Xác định một gen mang chức năng mong muốn của một sinh vật ngoại lai. Ví dụ như gen quy định tính trạng chịu hạn, gen quy định tính trạng chống chịu thuốc trừ cỏ, gen qui định tính trạng kháng sâu hay bất cứ một gen nào mong muốn nào khác.
Sau đó, gen này sẽ được đưa vào hệ gen của cây trồng thông qua một vector chuyển gen.
Quá trình chỉnh sửa gen được coi là thành công khi gen mong muốn tích hợp trong hệ gen cây chủ nhưng không làm ảnh hưởng đến hệ gen sẵn có, duy trì ổn định qua nhiều thế hệ, tạo ra giống cây trồng mang thêm một tính trạng mới đúng như mong muốn của các nhà chọn tạo giống, đáp ứng mong muốn của nhà nông.
Ông TRẦN QUỐC KÍNH
Xã Bình Lưu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc
“Ngô thường trước 1 sào chỉ đạt 2 tạ đến 2 tạ 2 thôi, những ngô này nó cho năng suất 2 tạ 7 đến 3 tạ, nói chung năng suất vượt trội so với giống ngô thường”.
Bà TRẦN THỊ MAI
Tiểu khu Sao Đỏ 1, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, Sơn La
“Thích nhất là nó không sâu, cái thứ 2 nương mình làm tốt từ đợt đầu thì cỏ cũng không phải phun, năng suất nó cho mình đạt hiệu quả. Nếu như các loại kia thì phải phun 3-4 lần”.
NGUYỄN ĐỨC MẠNH
Bản Yên Thi, xã Lóng Phiên, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La
“Chúng tôi áp dụng ở vụ thứ 6, 6 năm liên tục. Ngày công chúng tôi tiết kiệm được rất là nhiều chính vì vậy nên nó mang lại hiệu quả kinh tế rất là cao”. Cây trồng công nghệ sinh học
Bà NGUYỄN THỊ LIỄU
Xã Bình Lưu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc
“Mong sao công ty giống đầu tư cho bà con cái giống tốt để cho bà con được công, được mùa màng bội thu”.
Cây trồng chuyển gen là một thành tựu khoa học hiện đại của nhân loại đã được nghiên cứu thành công từ những năm 80 của thế kỷ XX. Đến năm 1996, cây trồng chuyển gen chính thức được thương mại hóa trên thế giới và việc ứng dụng cây trồng này đã phát triển với tốc độ nhanh chưa từng có. Theo thống kê của Tổ chức Quốc tế về Ứng dụng Công nghệ sinh học trong Nông nghiệp - ISAAA, đến nay đã có 73 nước tên toàn thế giới chấp nhận cây trồng chuyển gen bởi chúng thể hiện vai trò quan trọng trong việc nâng cao thu nhập cho người nông dân, tiết kiệm thời gian và công sức lao động trên đồng ruộng, tiết giảm đáng kể lượng thuốc trừ sâu mỗi vụ.
Tại Việt Nam, đầu năm 2010, Bộ NN và PTNT đã cấp giấy phép khảo nghiệm ngô BĐG. Đến tháng 8/2014, Bộ NN&PTNT đã chính thức có các Quyết định về việc công nhận ngô biến đổi gen trồng khảo nghiệm đủ điều kiện làm thức ăn chăn nuôi. Tiếp sau đó, tháng 11/2014, Bộ Tài nguyên- Môi trường cũng đã có các Quyết định phê duyệt và cấp giấy chứng nhận an toàn sinh học cho ngô biến đổi gen trồng tại Việt Nam. Tháng 3/2015, Bộ NN&PTNT ký Quyết định số 69/QĐ-CT-CLT về việc công nhận đặc cách với 3 giống của Công ty Syngenta, đánh dấu việc cây ngô chuyển gen chính thức được phép thương mại hóa đưa vào sản xuất đại trà tại Việt Nam.
Ông PHẠM ĐỨC TUẤN
Giám đốc pháp chế, cây trồng chuyển gen Châu Á, Tập đoàn Syntenta
Chúng tôi luôn luôn tuân thủ các quy định pháp luật của Việt Nam, làm sao để đánh giá tất cả các sản phẩm mới, để các sản phẩm mới là an toàn, kể cả với vật nuôi, môi trường sinh thái, làm sao có thể đưa đến cho bà con nông dân cũng như là khách hàng có những sản phẩm an toàn nhất.
Bà NGUYỄN THỊ HẠNH NGUYÊN
Công ty TNHH Bayer Việt Nam
Theo Hiệp hội Thương mai Giống Cây trồng Việt Nam, đã có đã có 16 giống ngô chuyển gen của 3 công ty được công nhận lưu hành tại Việt Nam, trong đó có 8 giống hiện đang được nông dân canh tác. Hiệu quả kinh tế của ngô biến đổi gen qua điều tra nông hộ quy mô toàn quốc cho thấy: năng suất ngô chuyển gen trồng tại Việt Nam đạt bình quân 8,72 tấn/ha/vụ; trong khi năng suất bình quân các giống ngô truyền thống đạt 6,69 tấn/ha/vụ
Bà NGUYỄN VIẾT XUÂN
Chi cục trưởng, Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh Vĩnh Phúc
“Trong thời gian vừa qua khi mà sử dụng giống ngô biến đổi gen thì hiệu quả kinh tế mang lại rất rõ rệt, theo đánh giá của các địa phương và bà con nông dân khi sử dụng ngô biến đổi gen thì năng suất ngô được nâng cao. Thứ hai nữa giá kinh tế sau khi trừ chi phí sản xuất sẽ cao hơn so với sản xuất ngô thường từ 5-6,5 triệu/ha”.
Ông HỒ TRUNG KIÊN
Chi cục trưởng, chi Cục trồng trọt và BVTV tỉnh Sơn La
“Những năm gần đây thì rõ ràng là diện tích ngô biến đổi gen tăng theo hàng năm và cho đến năm 2024 này thì tỉnh Sơn La chúng tôi tạm tạm thống kê thì cũng đã phát triển cái giống ngô biến đổi gen đưa vào canh tác khoảng trên 13.000 ha so với 78 .000 ha tổng diện tích ngô toàn tỉnh, giống ngô biến đổi gen đang chiếm cái tỉ lệ rơi vào khoảng trên dưới 20 %.
Chọn giống cây trồng có lịch sử rất lâu đời, xuất hiện và phát triển đồng thời với hoạt động trồng trọt của con người. Bản chất của chọn giống là quá trình con người cố gắng thay đổi bản chất di truyền tự nhiên của cây trồng một cách có chủ đích để cải tiến đặc điểm nông sinh học nào đó theo hướng có lợi.
Và quá trình chọn tạo giống dường như không có điểm dừng. Từ phương pháp chọn giống dựa trên kĩ thuật gây đột biến truyền thống, rồi chuyển gen thì hiện nay tại nhiều nước trên thế giới và Việt Nam, các nhà khoa học cũng đã và đang áp dụng phương pháp gây đột biến chính xác bằng kĩ thuật chỉnh sửa gen thông qua hệ thống CRISPR/Cas. Bằng công cụ này, các nhà sinh học phân tử có thể kiểm soát toàn bộ hệ gen sinh vật, nghĩa là có thể thêm hay xóa một đoạn gen, tùy chỉnh mức độ biểu hiện của gen đích hay thay đổi cấu trúc nhiễm sắc thể… theo chủ đích nhưng đảm bảo tất cả các tính trạng nông sinh học vốn có của cây trồng không bị thay đổi.
TBR225 vốn là giống lúa thuần với rất nhiều ưu điểm, được công nhận là giống quốc gia vào năm 2015. Tuy nhiên, như nhiều giống lúa chủ lực khác, nhược điểm của giống lúa này là nhiễm bệnh bạc lá tương đối nặng ở vụ mùa. Thế nhưng, hiện nay, thông qua việc gây đột biến chính xác đồng thời vùng khởi động của 2 gene nhiễm OsSWEET13 và OsSWEET14, các nhà khoa học đã cải tiến tính kháng bệnh bạc lá phổ rộng cho giống lúa này với các chủng vi khuẩn gây bệnh bạc lá của Việt Nam; tính kháng đã được đánh giá qua 3 thế hệ liên tục để chứng minh sự di truyền ổn định. Điều đặc biệt là các đặc tính nông sinh học cũng như chất lượng của các dòng lúa TBR225 đột biến được duy trì tương tự so với giống gốc ban đầu, khắc phục hoàn toàn nhược điểm của các chương trình chọn giống phân tử tạo giống lúa kháng bệnh bạc lá bằng các phương pháp khác trước đây.
TS NGUYỄN DUY PHƯƠNG
Trưởng Bộ môn bệnh học phân tử, Viện Di truyền Nông nghiệp
“Chúng tôi sử dụng công nghệ này để tập trung vào một gen liên quan đến tính mẫn cảm với bệnh bạc lá của cây trồng, của cây lúa, cụ thể là giống lúa chủ lực của Việt Nam. Chúng tôi tạo ra đột biến trên nó và chúng tôi không làm ảnh hưởng đến tất cả những cái gen khác ở trong hệ gen của cây trồng. Với cái ưu điểm như thế, chúng tôi sẽ không phải có những bước đánh giá mất thời gian, mất nhiều tiền của, công sức cho việc đánh giá cây sau khi đã tạo ra, giống như là cái phương pháp nghiên cứu bằng chuyển gen truyền thống. Tất cả các nghiên cứu về chỉnh sửa gen trên thế giới họ cũng đều chứng minh rằng là việc mà chúng ta chỉ chỉnh sửa gen mục tiêu sẽ không làm ảnh hưởng đến các tính trạng khác của cây. Và vì thế chúng tôi cũng tin rằng nếu cái giống lúa của chúng tôi mà được đưa ra trồng khảo nghiệm ở các vùng sinh thái thì chúng tôi cũng tin rằng nó cũng sẽ thích ứng tương tự như với cái giống gốc như ban đầu”.
Không chỉ thành công với giống lúa TBR25, các nhà khoa học Việt Nam đã làm hoàn thiện và làm chủ quy trình chỉnh sửa gen trên các giống lúa chủ lực khác như Bắc thơm 7, BC15, Khang dân 18, quy trình chỉnh sửa gen trên giống đậu tương DT22, quy trình chỉnh sửa gen trên sắn, quy trình chỉnh sửa gen trên giống ngô K4, K7…
AHLĐ TRẦN MẠNH BÁO
Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam
Cần sớm có hành lang pháp lý, chính sách cho cây trồng chỉnh sửa gen để nông nghiệp Việt Nam tiếp cận nhanh hơn với khoa học nhân loại
TS NGUYỄN THỊ THANH THỦY
Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ NN và PTNT
Tham mưu cho Bộ để hoàn thiện hành lang pháp lý về cây trồng chỉnh sửa gen
Liên Hợp quốc dự đoán dân số thế giới sẽ đạt 10 tỷ người vào năm 2057.
Trong khi hiện nay, trên thế giới, cứ 4 giây lại có một người chết đói, tương đương khoảng 19.700 người chết đói mỗi ngày.
Tối ưu hoá năng suất và chất lượng dinh dưỡng của các loại cây trồng này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giải quyết an ninh lương thực toàn cầu.
Trong khi hành lang pháp lý về cây trồng chuyển gen tại Việt Nam không ngừng được hoàn thiện thì việc quản lý cây trồng chỉnh sửa gen hiện chưa có bất cứ một quy định nào.
Khoảng trống ấy cần được lấp đầy bởi chính sách, để những giống cây trồng CNSH mới này sớm được đưa vào sản sản xuất, giúp ngành nông nghiệp nước nhà có được những bước tiến xứng tầm với vị thế của quốc gia.