| Hotline: 0983.970.780

Dự án triệu USD của Hàn Quốc ưu tiên nguồn lực cho nông nghiệp

Thứ Năm 19/10/2023 , 15:06 (GMT+7)

Cùng với tăng trưởng xanh, phát triển tài nguyên nước, xây dựng cơ sở hạ tầng... dự án MKCF mong muốn cùng các đối tác Mekong tìm ra nhiều giải pháp phát triển bền vững.

Các đại biểu dự hội nghị chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: TLU.

Các đại biểu dự hội nghị chụp ảnh lưu niệm. Ảnh: TLU.

Nguồn lực từ quỹ 10 triệu USD

Ngày 18/10, Trường Đại học Thủy lợi phối hợp với Viện Mekong, cơ quan điều phối của Quỹ Hợp tác Mekong – Hàn Quốc (MKCF), tổ chức Hội thảo về “Hướng dẫn xây dựng đề xuất dự án khu vực” trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao năng lực về thiết kế, thực hiện, giám sát và đánh giá dự án khu vực của các dự án MKCF”.

Bà Hyeyoung Lee, Quản lý Dự án MKCF chia sẻ 6 lĩnh vực ưu tiên trong Tuyên bố Mekong - sông Hàn năm 2011. Đó là: Cơ sở hạ tầng; Công nghệ thông tin và viễn thông; Phát triển tài nguyên nước; Tăng trưởng xanh; Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Phát triển nguồn Nhân lực.

Năm quốc gia Mê Công (Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam và Thái Lan) và Hàn Quốc đã nhất trí MKCF sẽ được tài trợ thông qua đóng góp hàng năm của Hàn Quốc cho Viện Mê Công (MI), Viện MI quản lý và đóng vai trò là Cơ quan điều phối Quỹ.

Các hoạt động của MKCF nằm trong khuôn khổ Sáng kiến Đoàn kết ASEAN - Hàn Quốc (KASI). Trong đó, Chính phủ Hàn Quốc cam kết tăng cường quy mô hoạt động cho các dự án. Riêng Quỹ MKCF, ngân sách có thể lên tới 10 triệu USD/năm.

So với trước, kế hoạch hành động của hợp tác ASEAN - Hàn Quốc có một nội dung mới, đó là giải quyết các thách thức phi truyền thống. Quản lý Lee cam kết, Quỹ MKCF sẽ ưu tiên nguồn lực để giải quyết các dự án liên quan tới vấn đề này.

PGS.TS Nguyễn Cảnh Thái đánh giá cao tác động của dự án MKCF. Ảnh: TLU.

PGS.TS Nguyễn Cảnh Thái đánh giá cao tác động của dự án MKCF. Ảnh: TLU.

Làm rõ thêm ý kiến của bà Hyeyoung Lee, TS Bùi Thái Quyên, Viện Khoa học lao động và xã hội lưu ý về lĩnh vực hợp tác nông nghiệp trong việc thực hiện Tuyên bố Mekong - sông Hàn. Trên cơ sở thịnh vượng nhờ chia sẻ kinh nghiệm, hai bên sẽ tập trung phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp vùng, tăng cường chuỗi cung ứng nông nghiệp khu vực.

Đồng thời, hợp tác nâng cao năng suất nông nghiệp tại khu vực sông Mekong, phát triển dịch vụ tài chính nông thôn, phát triển thị trường và đẩy mạnh chuyển đổi số.

Trong quá trình triển khai, Quỹ MKCF sẽ tài trợ cho các dự án có tính chất khu vực, phù hợp với các ưu tiên của đất nước nhằm giải quyết các vấn đề đa quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập khu vực.

Dự án được tài trợ có thể được thực hiện ở một quốc gia duy nhất, đồng thời chia sẻ lợi ích giữa các nước trong khu vực Mekong và Hàn Quốc để thúc đẩy hợp tác và hội nhập trong tiểu vùng sông Mekong nói chung.

Hợp tác chặt chẽ với đơn vị đào tạo, nghiên cứu

Là đơn vị được tài trợ tổ chức hội thảo, PGS.TS Nguyễn Cảnh Thái, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi chia sẻ, rằng hội thảo là cơ hội để các bên liên quan và quan tâm cùng nâng cao năng lực đề xuất các dự án nghiên cứu, đào tạo phục vụ cộng đồng và phát triển xã hội.

"Nhà trường rất mong, thông qua hội thảo, đại diện các đơn vị và các thầy cô giáo sẽ nắm bắt được các quy trình và định hướng xây dựng đề xuất dự án phù hợp, góp phần thúc đẩy hợp tác nghiên cứu giữa Việt Nam và các quốc gia tiểu vùng Mekong mở rộng thông qua các Đề xuất dự án nghiên cứu được Quỹ MKCF hỗ trợ", ông Thái nói.

Bà Hyeyoung Lee nêu một số lĩnh vực ưu tiên trong khung dự án MKCF. Ảnh: TLU.

Bà Hyeyoung Lee nêu một số lĩnh vực ưu tiên trong khung dự án MKCF. Ảnh: TLU.

Thông qua các tham luận được trình bày bởi các chuyên gia đến từ Văn phòng Ủy ban Mekong Việt Nam, lãnh đạo Trường Đại học Thủy lợi mong muốn, toàn bộ quy trình và định hướng xây dựng đề xuất dự án sẽ được thảo luận để phù hợp với thực tiễn, góp phần thúc đẩy hợp tác nghiên cứu giữa Việt Nam và các quốc gia tiểu vùng Mekong mở rộng thông qua các Đề xuất dự án nghiên cứu được Quỹ MKCF hỗ trợ.

Trong những năm qua, với định hướng phát triển là trường đa ngành, Trường Đại học Thuỷ lợi đã tích cực mở rộng hợp tác với các đối tác quốc tế và trong nước. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học đã hỗ trợ đội ngũ các thầy cô giáo và sinh viên của trường tiếp cận nhiều vấn đề thực tế, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, đồng thời là nguồn hỗ trợ lớn cho công tác đào tạo các thế hệ sinh viên.

Hiện nay có nhiều chương trình, dự án, các quỹ hỗ trợ thường xuyên kêu gọi các đơn vị nghiên cứu, các cơ sở đào tạo đề xuất các dự án với nhiều mục tiêu đổi mới sáng tạo, tìm kiếm các giải pháp hữu ích phục vụ cộng đồng và góp phần phát triển xã hội bền vững, thúc đẩy các mục tiêu riêng của từng cơ quan tài trợ.

"Mỗi đơn vị tài trợ có những mục tiêu riêng và có những tiêu chí riêng để lựa chọn các nghiên cứu phù hợp với định hướng phát triển. Đó là điều chúng ta cần cân nhắc, nghiên cứu kỹ lưỡng", ông Thái nhấn mạnh.

Đại diện Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ NN-PTNT thông tin, các dự án triển khai từ Quỹ MKCF cần lưu ý về tiến độ triển khai, bởi khâu tổng hợp và trình Bộ Ngoại giao tốn thời gian và thủ tục đăng ký.

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Hạn hán ở Gia Lai gây thiệt hại gần 10 tỷ đồng

Bên cạnh 380ha cây trồng bị thiệt hại do hạn hán, tỉnh Gia Lai còn ghi nhận hàng trăm ha cây trồng khác đang thiếu nước và chưa thể thống kê đủ mức độ thiệt hại.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

'Hạ nhiệt' những 'điểm nóng' thiếu nước sinh hoạt

Những xã khu Đông huyện Phù Mỹ (Bình Định) luôn là 'điểm nóng' về thiếu nước sinh hoạt trong mùa khô hạn, nhưng năm nay khu vực này đã được hạ nhiệt căng thẳng.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm