Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc: Cần sự minh bạch, hợp tác

Văn Việt - Thứ Năm, 19/09/2024 , 12:08 (GMT+7)

Doanh nghiệp Việt Nam cho rằng cần có sự hợp tác chặt chẽ với nông dân, hợp tác xã, để hướng tới môi trường xuất khẩu lành mạnh.

Bà Vũ Ngọc Hà, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Vusavi, tại vườn sầu riêng ở Krông Pắc. Ảnh: Ngọc Nguyễn.

Bà Vũ Ngọc Hà, Tổng giám đốc Công ty cổ phẩn Vusavi, một trong các doanh nghiệp đang chuẩn bị xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc, cho biết: “Tôi nghĩ điều cần nhất là đảm bảo tính minh bạch và truy xuất nguồn gốc sẽ giúp ngăn chặn tình trạng gian lận và làm tăng độ tin cậy của sầu riêng Việt Nam trên thị trường quốc tế”.

Bà Hà cho rằng doanh nghiệp cần hợp tác chặt chẽ hơn với các tổ chức kiểm định độc lập để đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi xuất khẩu. Điều này cũng bao gồm việc cập nhật và tuân thủ các quy định mới từ cơ quan chức năng của cả Việt Nam và nước nhập khẩu, nhằm tránh các sự cố về chất lượng hoặc quy trình không đạt tiêu chuẩn.

Sau nhiều vòng đàm phán, hai nước Việt - Trung đồng ý với tiêu chí cấp đông sầu riêng ở -18 độ C trong 1 tiếng đồng hồ. Tổng giám đốc Vusavi nhận định điều này mang lại thuận lợi và cả khó khăn. Thuận lợi đầu tiên là bảo quản chất lượng sản phẩm: “Cấp đông ở -18 độ C giúp bảo quản sầu riêng tốt hơn, giữ nguyên chất lượng, hương vị, và dinh dưỡng, đặc biệt trong quá trình vận chuyển đường dài”.

Tiếp đó là kéo dài thời gian bảo quản: Quy trình cấp đông sẽ làm chậm quá trình chín và hỏng, giúp doanh nghiệp có thể lưu trữ sản phẩm trong thời gian dài mà không lo bị hư hỏng, đảm bảo sầu riêng đến tay khách hàng ở trạng thái tốt nhất.

Bà Vũ Ngọc Hà cũng cho rằng đây là tiêu chí phù hợp với thông lệ quốc tế. Điều này không chỉ giúp sầu riêng Việt Nam chinh phục thị trường Trung Quốc, mà còn đáp ứng các yêu cầu khắt khe của thị trường quốc tế, tăng tính cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các thị trườngnhư EU, Mỹ.

Khó khăn đầu tiên với doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sầu riêng đông lạnh là chi phí đầu tư cao. Doanh nghiệp phải đầu tư vào hệ thống cấp đông hiện đại, kho lạnh và các trang thiết bị liên quan. Điều này tạo ra chi phí ban đầu lớn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Bà Hà cho rằng doanh nghiệp cần hợp tác chặt chẽ hơn với các tổ chức kiểm định độc lập để đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi xuất khẩu. Ảnh: Ngọc Nguyễn.

Quy trình cấp đông sầu riêng cũng không đơn giản do phải tuân thủ nghiêm ngặt về thời gian và nhiệt độ, đòi hỏi sự chuẩn xác cao và tay nghề kỹ thuật tốt. Doanh nghiệp phải đào tạo nhân lực và theo dõi kỹ thuật để đảm bảo hiệu quả.

Khó khăn tiếp theo là tăng chi phí vận hành. Việc duy trì nhiệt độ thấp trong suốt quá trình vận chuyển và bảo quản đòi hỏi chi phí năng lượng và kho bãi, từ đó có thể tăng chi phí vận hành, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.

Một điều nữa ít được đề cập là sự hao hụt sản phẩm. Nếu quy trình cấp đông không đúng chuẩn, có thể dẫn đến hư hỏng sản phẩm, gây thiệt hại về kinh tế và làm mất uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.

Doanh nghiệp dự kiến xuất khẩu sầu riêng đông lạnh cũng nhắc tới các yếu tố như quản lý kho lạnh, bảo trì định kỳ, phân loại và sắp xếp kho...

Theo bà Hà, để có được thị trường ổn định, đầu tiên là nông dân cần được đào tạo và cập nhật về các yêu cầu của thị trường quốc tế đối với sản phẩm sầu riêng, bao gồm tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, và truy xuất nguồn gốc. Điều này giúp họ hiểu rõ hậu quả nghiêm trọng của hành vi gian lận.

Nông dân cần được đào tạo và cập nhật về các yêu cầu của thị trường quốc tế đối với sản phẩm sầu riêng. Ảnh: Vusavi.

Việc cần làm tiếp theo là nông dân và doanh nghiệp xây dựng mối liên kết với doanh nghiệp. Ngoài ra, các hợp tác xã nông nghiệp cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát quy trình sản xuất, từ đó ngăn chặn các hành vi gian lận. “Tôi nghĩ giải pháp là doanh nghiệp nên có hợp đồng rõ ràng và minh bạch với các nhà cung cấp, đảm bảo nông dân được trả công xứng đáng cho sản phẩm đạt chuẩn. Điều này sẽ giúp giảm thiểu động cơ gian lận từ phía nông dân do lo sợ về giá cả hoặc đầu ra không ổn định”, bà Hà nói.

Cụ thể có thể là xây dựng mô hình hợp tác. Ví dụ, các hợp tác xã có thể đóng vai trò trung gian để hỗ trợ nông dân về kỹ thuật, quản lý chất lượng, trong khi doanh nghiệp cung cấp đầu ra và cơ quan nhà nước kiểm soát chất lượng.

Chia sẻ thông tin và cảnh báo rủi ro: Các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và nông dân cần xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin về thị trường, tiêu chuẩn và những thay đổi về yêu cầu nhập khẩu. Điều này giúp tránh được những sai sót do thiếu thông tin và ngăn chặn kịp thời các hành vi gian lận.

“Để chấm dứt hành vi gian lận trong xuất khẩu sầu riêng, tất cả các bên liên quan cần chung tay thực hiện các biện pháp từ đào tạo, giám sát đến xử lý nghiêm minh. Khi có sự hợp tác chặt chẽ giữa nông dân, doanh nghiệp và cơ quan quản lý, việc duy trì uy tín của ngành xuất khẩu sầu riêng Việt Nam sẽ trở nên bền vững và hiệu quả hơn”, bà Hà tin tưởng.

Văn Việt
Tin khác
Ra mắt câu lạc bộ 'Doanh nông xanh ba miền'
Ra mắt câu lạc bộ 'Doanh nông xanh ba miền'

Câu lạc bộ 'Doanh nông xanh ba miền' chính thức ra mắt, đánh dấu bước ngoặt phát triển nông nghiệp bền vững. 18 thành viên Ban chủ nhiệm là những doanh nông tiêu biểu.

Bí kíp của tỷ phú thanh trà ngọt Năm Cập
Bí kíp của tỷ phú thanh trà ngọt Năm Cập

Vĩnh Long Hơn 1 thập kỷ nghiên cứu, ông Huỳnh Văn Cập đã tìm ra cách để cây thanh trà ngọt tăng khả năng ra hoa đậu trái, không còn phụ thuộc vào thời tiết.

Doanh nghiệp vì cộng đồng 2024: Dấu ấn tự hào của Syngenta Việt Nam
Doanh nghiệp vì cộng đồng 2024: Dấu ấn tự hào của Syngenta Việt Nam

Syngenta Việt Nam vừa được vinh danh “Doanh nghiệp vì cộng đồng” tại sự kiện Saigon Times CSR 2024 vì những đóng góp tích cực trên hành trình thúc đẩy nông nghiệp bền vững.

Đầu tư nuôi đông trùng hạ thảo bởi một 'chữ duyên'
Đầu tư nuôi đông trùng hạ thảo bởi một 'chữ duyên'

QUẢNG NINH Để nuôi cấy đông trùng hạ thảo, Mai Phương đã chi cả tỷ đồng để đầu tư dây chuyền, thiết bị hiện đại và tiếp nhận chuyển giao công nghệ từ chuyên gia đầu ngành.

Đa dạng sản phẩm canh tác xanh cho cây chè
Đa dạng sản phẩm canh tác xanh cho cây chè

Ông Nguyễn Quốc An, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cho biết, canh tác xanh trên các cây công nghiệp, trong đó có cây chè, là một trong những ưu tiên của công ty thời gian qua, nhằm nâng cao sức khỏe đất, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Vinaseed và Viện Nghiên cứu Năng lượng Nguyên tử Tứ Xuyên ký kết hợp tác và chuyển giao khoa học công nghệ
Vinaseed và Viện Nghiên cứu Năng lượng Nguyên tử Tứ Xuyên ký kết hợp tác và chuyển giao khoa học công nghệ

Bản ghi nhớ mở ra chương mới trong quan hệ hợp tác sâu rộng trong hoạt động nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng và đào tạo nguồn nhân lực giữa doanh nghiệp trong nước và cơ quan nghiên cứu khoa học nước ngoài.

Trai '9x' làm giàu nhờ suy nghĩ táo bạo
Trai '9x' làm giàu nhờ suy nghĩ táo bạo1

Mỗi năm trang trại tuần hoàn của Ngô Đình Tuấn cho thu nhập hơn 300 triệu đồng. Thanh niên này còn sử dụng hiểu quả mạng xã hội để bán hàng.

Doanh nhân Nguyễn Ngọc Luận với cuốn sách đầu tay 'Tôi & Meet More… more'
Doanh nhân Nguyễn Ngọc Luận với cuốn sách đầu tay 'Tôi & Meet More… more'

TP.HCM Cuốn sách kể về quá trình khởi nghiệp của doanh nhân Nguyễn Ngọc Luận - CEO cà phê nông sản Meet More xuất khẩu sang 12 quốc gia.

Xâm nhập thị trường Halal bằng tiêu chí dinh dưỡng
Xâm nhập thị trường Halal bằng tiêu chí dinh dưỡng

Việc phát triển các sản phẩm dinh dưỡng từ nông sản Việt Nam không chỉ là chiến lược kinh doanh mà còn là mong muốn khẳng định giá trị của nông sản Việt.

Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh Việt Nam năm 2024 có thể đạt 300 triệu USD
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh Việt Nam năm 2024 có thể đạt 300 triệu USD

Trung Quốc là một trong những thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất thế giới, với số lượng dân số đông đảo, nhu cầu tiêu dùng sầu riêng đông lạnh cao.

4 lưu ý đối với doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc
4 lưu ý đối với doanh nghiệp xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc

Việc thực hiện điểm kiểm soát tới hạn do doanh nghiệp quyết định để đảm bảo sản phẩm sầu riêng đông lạnh đáp ứng yêu cầu.