| Hotline: 0983.970.780

Thủ tướng phê duyệt đề án nâng cao hiệu quả thực thi SPS

Thứ Tư 19/06/2024 , 17:20 (GMT+7)

Theo Quyết định số 534/QĐ-TTg ban hành ngày 19/6, 100% địa phương kiện toàn đầu mối hỏi đáp về SPS, đồng thời hoàn thành xây dựng Cổng thông tin quốc gia về SPS.

Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam Ngô Xuân Nam (thứ 2 từ phải sang) và Phó tổng biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam (thứ 3 từ phải sang) đi khảo sát mô hình trồng rau trong nhà màng.

Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam Ngô Xuân Nam (thứ 2 từ phải sang) và Phó tổng biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam (thứ 3 từ phải sang) đi khảo sát mô hình trồng rau trong nhà màng.

Đề án “Nâng cao hiệu quả thực thi Hiệp định về áp dụng các biện pháp vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động, thực vật (SPS) của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và cam kết SPS trong khuôn khổ các Hiệp định thương mại tự do” vừa được Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký ban hành hôm nay 19/6, tại Quyết định số 534/QĐ-TTg.

Theo đó, đề án đặt mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản hài hòa tiêu chuẩn quốc tế đạt 70%. Đồng thời, 100% cán bộ quản lý an toàn thực phẩm và kiểm dịch động, thực vật các cấp được bồi dưỡng, cập nhật hàng năm về chuyên môn nghiệp vụ.

80% các mặt hàng và thị trường trọng điểm tương ứng được xây dựng cẩm nang hướng dẫn tuân thủ các biện pháp SPS và 100% các địa phương kiện toàn đầu mối hỏi đáp các quy định SPS của thị trường.

Đề án cũng xây dựng hoàn thành Cổng thông tin quốc gia về SPS trong thời gian này, nhằm kết nối và chia sẻ thông tin về các biện pháp SPS của thị trường giữa HTX, doanh nghiệp, hội, hiệp hội, cơ quan quản lý ở địa phương và hệ thống SPS của Việt Nam. 

Định hướng đến năm 2030, đề án phấn đấu tỷ lệ tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản tương đương quy chuẩn quốc tế đạt 100%. Cùng với đó, đẩy mạnh cơ sở dữ liệu kết nối thông tin tương tác giữa HTX, doanh nghiệp, hội, hiệp hội, cơ quan quản lý ở địa phương và hệ thống SPS của Việt Nam.

8 nhiệm vụ, 9 giải pháp và 10 hoạt động ưu tiên được nêu trong đề án. Trong đó, Bộ NN-PTNT được giao nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng Cổng thông tin quốc gia về các biện pháp SPS, dự kiến triển khai từ 2024 đến 2025.

Bên cạnh đó, dựa theo lĩnh vực quản lý, Bộ sẽ rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, đánh giá sự phù hợp liên quan đến quản lý an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh động, thực vật phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế về SPS.

Hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức về lĩnh vực SPS cho các chủ thể tham gia chuỗi quản lý, sản xuất, chế biến, thương mại và tiêu dùng thực phẩm cũng được đẩy mạnh.

Kết hợp với đó, Bộ NN-PTNT cũng được giao đào tạo nhân lực về: Kiểm nghiệm, kiểm chứng an toàn thực phẩm; Đánh giá nguy cơ và quản lý dựa trên nguy cơ; Giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm an toàn thực phẩm; Điều tra, truy xuất, xử lý sự cố an toàn thực phẩm.

Chương trình giám sát, đánh giá, cảnh báo nguy cơ an toàn thực phẩm trong nông sản thực phẩm sẽ do Bộ NN-PTNT phối hợp Bộ Y tế, Bộ Công thương thực hiện. Liên bộ cùng tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật và nguồn lực cho các điểm hỗ trợ kỹ thuật của Văn phòng SPS Việt Nam.

Xem thêm
Thêm những công trình giao thông biểu tượng cho quan hệ Việt - Trung

Sáng 27/6, tại Bắc Kinh, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị hợp tác Việt Nam - Trung Quốc về phát triển hạ tầng chiến lược giao thông và vai trò của các doanh nghiệp.

Đồng Tháp xây dựng Đề án tiên phong về 'tam nông'

Mục tiêu đề án nhằm đưa Đồng Tháp trở thành tỉnh tiên phong kiểu mẫu về nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh đến năm 2030.

VinFast VF 3 - 'chân ái' sang xịn mịn của dân văn phòng

Với mức giá chỉ từ 240 triệu đồng, chính sách trả góp hơn 2 triệu đồng/tháng, thiết kế nhỏ gọn và phong cách, VF 3 đang là cái tên 'hot rần rần' với người dùng Việt, đặc biệt là giới văn phòng, công sở.

'Nhọc nhằn tiếp cận chính sách lớn' đoạt Giải Nhì Báo chí Nghệ An

Tuyến bài phản ánh những mặt hạn chế của Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại Nghệ An.

Bình luận mới nhất