| Hotline: 0983.970.780

Triệt để lấy nước đổ ải trong đợt 3, đảm bảo đủ nước gieo cấy

Thứ Sáu 05/02/2021 , 13:21 (GMT+7)

Cần nhanh chóng rà soát các vùng khó khăn về nguồn nước để thực hiện điều tiết, bảo đảm đủ nước phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân 2020-2021, theo Bộ NN-PTNT.

Tính đến hết ngày 2/2/2021, diện tích có nước toàn khu vực là 430.401/522.490 ha kế hoạch (đạt 82,4%).

Tính đến hết ngày 2/2/2021, diện tích có nước toàn khu vực là 430.401/522.490 ha kế hoạch (đạt 82,4%).

Bộ NN-PTNT vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ về việc tăng cường lấy nước đảm bảo phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2020-2021.

Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, trong đợt 2 lấy nước đổ ải, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã vận hành tối đa công suất các nhà máy thủy điện để bổ sung nước cho vùng hạ du. Tuy nhiên, do tình trạng biến động lòng dẫn sông tiếp tục diễn ra nên mực nước tại trạm Thủy văn Hà Nội nhiều thời điểm không bảo đảm dâng đạt mức yêu cầu là 2,0m.Vì vậy, tiến độ lấy nước của các địa phương chậm hơn so với một số năm gần đây.

Tính đến hết ngày 2/2/2021, diện tích có nước toàn khu vực là 430.401/522.490 ha kế hoạch (đạt 82,4%). Trong đó, một số địa phương có diện tích đủ nước thấp hơn như: Thành phố Hà Nội (đạt 64,6%), Bắc Ninh (đạt 64,1%) và Vĩnh Phúc (đạt 70,5%)…

Trước tình hình đó, để đảm bảo đủ nước phục vụ gieo cấy vụ Đông Xuân 2020-2021. Trong đợt 3 lấy nước, Bộ NN-PTNT đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tiếp tục chỉ đạo các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi.

Trong thời gian giữa đợt 2 và đợt 3, tăng cường hoạt động để đưa nước lên ruộng từ nguồn nước đã tích trữ trong hệ thống kênh mương, nguồn nước sẵn có trong nội địa và nguồn nước sông nếu đủ điều kiện vận hành.

Nhanh chóng rà soát các vùng khó khăn về nguồn nước để thực hiện điều tiết, hỗ trợ nguồn nước từ công trình khác hoặc lắp đặt bổ sung trạm bơm dã chiến. Bảo đảm chủ động vận hành, tận dụng tối đa nguồn nước để đẩy nhanh quá trình lấy nước nhằm kịp tiến độ chung toàn khu vực.

Trong đó, đặc biệt lưu ý đến một số khu vực khó khăn về nguồn nước thuộc khu tưới của trạm bơm Phù Sa, cống Liên Mạc (TP Hà Nội), cống Long Tửu (tỉnh Bắc Ninh).

Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân sử dụng nước tiết kiệm, tránh lãng phí nước, khẩn trương tổ chức làm đất, gia cố bờ vùng, bờ thửa để giữ nước trên ruộng, bảo đảm đủ nước phục vụ gieo cấy. Tổ chức vận động, hướng dẫn người dân sớm thu hoạch dứt điểm diện tích cây vụ đông canh tác trên đất lúa để hoàn trả mặt bằng gieo cấy.

Bộ NN-PTNT cũng đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố bám sát, chủ động theo dõi thông tin trực tuyến mực nước hạ du trên hệ thống sông Hồng để điều hành công tác lấy nước cho phù hợp.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Giá đất bồi thường thấp hơn giá thị trường ảnh hưởng đến giải phóng mặt bằng

THỪA THIÊN - HUẾ Giá bồi thường đất ở, đất trồng rừng sản xuất thấp hơn nhiều so với giá thị trường dẫn đến công tác giải phóng mặt gặp rất nhiều khó khăn.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm