| Hotline: 0983.970.780

Nam Định sẵn sàng lấy nước đổ ải

Thứ Bảy 02/01/2021 , 17:31 (GMT+7)

Các công ty thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Nam Định đã sẵn sàng cho việc lấy nước đổ ải, phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân 2020 - 2021.

Các công nhân thuộc Công ty KTCTTL Bắc Nam Hà bảo dưỡng máy móc trước khi vào vận hành. Ảnh: Mai Chiến.

Các công nhân thuộc Công ty KTCTTL Bắc Nam Hà bảo dưỡng máy móc trước khi vào vận hành. Ảnh: Mai Chiến.

Ngành nông nghiệp tỉnh Nam Định cho biết, vụ xuân 2021 toàn tỉnh dự kiến gieo cấy khoảng 72.100ha lúa, giảm 365ha so với vụ xuân năm 2020.
Kế hoạch, gieo mạ trước Tết Nguyên đán, tập trung từ ngày 2 - 5/2/2021; cấy từ ngày 16/2. Phấn đấu hoàn thành trước ngày 25/2.

Nếu thời tiết thuận lợi, ủng hộ thì lúa sẽ trỗ tập trung vào khoảng giữa tháng 5/2021, như thế tránh được rét nàng Bân.

Ông Trần Ngọc Chính, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt - BVTV Nam Định thông tin, theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, dưới tác động của hiện tượng La Nina, thời tiết diễn biến khá phức tạp, không khí lạnh có xu hướng hoạt động sớm. Các đợt rét đậm, rét hại sẽ tập trung vào cuối tháng 12 đến hết tháng 2/2021, đúng vào thời kỳ gieo cấy lúa xuân.

Ngoài ra, dự báo nguồn nước trên các lưu vực sông tiếp tục thiếu hụt so với trung bình nhiều năm từ 20 - 40% và khả năng mặn sẽ xâm nhập sâu.

“Do vậy, các địa phương cần chủ động, tích cực khắc phục khó khăn, bám sát diễn biến của thời tiết, phấn đấu sản xuất vụ xuân đạt kết quả cao trong mọi tình huống…”, ông Chính nói.

Ông Chính cho biết thêm, vừa qua UBND tỉnh Nam Định đã hỗ trợ hơn 30 máy cấy cho các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, nhằm giúp các địa phương đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, đặc biệt là khâu gieo cấy.

Để đảm bảo các điều kiện phục vụ tốt cho công tác tưới, tiêu nước trên địa bàn tỉnh, ông Trần Đức Việt, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Nam Định chia sẻ, thời gian qua Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương và các Công ty KTCTTL xây dựng và đẩy nhanh tiến độ làm thủy lợi nội đồng. Phấn đấu trước ngày 10/1/2021 đảm bảo thông thoáng dòng chảy từ các công trình đầu mối đến mặt ruộng…

Cống Ngô Đồng (huyện Giao Thủy) hoạt động hiệu quả sau 1 năm đi được đầu tư mới. Ảnh: Mai Chiến.

Cống Ngô Đồng (huyện Giao Thủy) hoạt động hiệu quả sau 1 năm đi được đầu tư mới. Ảnh: Mai Chiến.

Phó Giám đốc Sở NN-PTNT chia sẻ thêm, theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Nam Định, năm nay thủy triều tiếp tục hoạt động mạnh, độ mặn cao và xấp xỉ cao hơn vụ Đông Xuân 2019 - 2020. Do đó, đây là thách thức rất lớn đối với sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

Trước tình hình khó khăn như vậy, UBND tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các địa phương, Công ty KTCTTL tập trung bố trí cơ cấu sản xuất nông nghiệp, thời vụ gieo trồng phù hợp với khả năng nguồn nước; tránh gieo ở những vùng không đảm bảo chủ động về nguồn nước trong cả vụ sản xuất. Bố trí vùng sản xuất cây trồng có khả năng chịu hạn, mặn và nhu cầu dùng nước để thuận tiện cho việc gieo cấy.

Đẩy nhanh tiến độ làm thủy lợi nội đồng, khơi thông dòng chảy, tăng cường nạo vét các cửa lấy nước, hệ thống kênh mương; thực hiện các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.

Thực hiện tốt việc làm đất, lấy nước theo kế hạch và linh hoạt theo tình hình cụ thể của từng khu vực; chủ động các giải pháp để phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn…

“Nhìn chung đến nay, công tác làm thủy lợi nội đồng của các địa phương và các Công ty tương đối đảm bảo tiến độ, đảm bảo kênh mương thông thoáng; sẵn sàng vận hành công trình, chủ động lấy nước phục vụ làm đất”, ông Việt cho hay.

Nạo vét kênh mương, khởi thông dòng chảy. Ảnh: Mai Chiến.

Nạo vét kênh mương, khởi thông dòng chảy. Ảnh: Mai Chiến.

Phó Giám đốc Công ty TNHH 1TV KTCTTL Hải Hậu Nguyễn Văn Cam chia sẻ, thời gian qua Công ty đã chủ động phối hợp với các địa phương kiểm tra, rà soát hiện trạng hệ thống công trình thủy lợi từ đầu mối đến mặt ruộng; tổ chức nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy để đảm bảo lưu lượng dẫn nước tưới, tiêu. Nhờ vậy, nhiều địa phương đã hoàn thành chiến dịch thủy lợi nội đồng và vượt kế hoạch đề ra.

“Để đảm bảo hiệu quả của các đợt lấy nước, Công ty tiếp tục phối hợp với các xã, thị trấn tăng cường tuyên truyền, phổ biến lịch lấy nước trên các phương tiện đại chúng. Đến nay, Công ty đã chuẩn bị cơ bản và sẵn sàng lấy nước đổ ải.

Dự kiến, Công ty phải đảm bảo tưới tiêu trên 12.000ha lúa, hơn 3.000ha hoa màu… cho toàn huyện Hải Hậu và 6 xã miền 3, miền 4 thuộc huyện Trực Ninh”, ông Cam thổ lộ.

Còn ông Ngô Xuân Đằng, Giám đốc Công ty TNHH 1TV KTCTTL Xuân Thủy bộc bạch, Công ty đang quản lý 60 kênh cấp I với tổng chiều dài 244.134m; 772 kênh cấp II với tổng chiều dài 856.452m; 28 trạm bơm; 55 cống qua đê sông, biển; 124 cống trên kênh cấp I; 729 cống, đập trên kênh cấp II. Công ty có nhiệm vụ khai thác nước, phục vụ sản xuất cho hơn 40 xã, thị trấn của 2 huyện Xuân Trường và Giao Thủy.

Ngay từ đầu vụ, đơn vị đã chỉ đạo lực lượng duy tu công trình hư hỏng; đôn đốc các đia phương làm thủy lợi nội đồng. Chuẩn bị các dụng cụ đo thử mặn; lên phương án tưới, tiêu phù hợp với lịch sản xuất… Với tinh thần quyết liệt, đến nay Công ty đã sẵn sàng cho việc lấy nước đổ ải.

Dự kiến trong vụ xuân 2021, hệ thống công trình thủy lợi Nam Định phải đảm bảo tưới tiêu nước cho 72.100ha lúa, 12.200ha rau màu, 15.000ha nuôi trồng thủy sản, 688ha sản xuất muối.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm