| Hotline: 0983.970.780

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: Gấp rút lấy nước đổ ải, tiết kiệm tài nguyên

Thứ Tư 22/01/2020 , 15:15 (GMT+7)

Kiểm tra lấy nước tại một số tỉnh phía Bắc vào sáng 22/1, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT chỉ đạo: “Phải tích cực lấy nước để sản xuất vụ đông xuân, nhưng đồng thời cần tiết kiệm nước để phát điện vào cao điểm mùa khô”.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường kiểm tra công tác lấy nước tại huyện Vụ Bản (Nam Định). Ảnh: Minh Phúc

Tại cánh đồng huyện Vụ Bản, Nam Định, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết: Một trong những khó khăn lớn nhất trong sản xuất vụ đông xuân năm nay là dung tích 3 hồ chứa lớn thủy điện Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang thiếu hụt 40- 60% so với trung bình nhiều năm.

Tuy nhiên, chúng ta đã nhận diện được vấn đề này từ rất sớm và có kế hoạch chuẩn bị từ tháng 10/2019. Bộ NN-PTNT cũng đã tổ chức hội nghị, mời 12 tỉnh, thành khu vực Trung du và đồng bằng Bắc bộ để quán triệt công tác lấy nước, đảm bảo hiệu quả cao.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, đến thời điểm hiện tại diện tích đã cấp nước đạt 55% tổng diện tích gieo trồng vụ đông xuân 2019 - 2020. Ảnh: Minh Phúc

“Tôi rất hoan nghênh các tỉnh đã hoàn toàn chủ động phương án lấy nước trong điều kiện khó khăn về nguồn nước. Đặc biệt, các tỉnh ven biển nằm ở cuối nguồn đã tận dụng các đợt triều cường để đưa nước vào nội đồng”, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT chia sẻ.

Bên cạnh việc lấy nước, các địa phương cũng đẩy mạnh tiến độ làm đất, qua đó nâng cao hiệu quả giữ nước. Đây là biện pháp canh tác để thâm canh lúa tốt.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trao đổi với báo chí về phương châm lấy nước tiết kiệm, hiệu quả trong vụ đông xuân 2019 - 2020. Ảnh: Minh Phúc

“Tại các khu vực chân đất cao, khó khăn về nguồn nước, các địa phương cũng đã chủ động chuyển đổi hơn 1 vạn héc ta lúa sang cây trồng cạn (điển hình như Hà Nội, Bắc Ninh, Phú Thọ), qua đó góp phần giảm chi phí sản xuất vụ đông xuân”, Bộ trưởng thông tin.

Điểm nhấn trong công tác lấy nước năm nay, đó là các địa phương trước đây thường xuyên lấy nước chậm như TP Hà Nội, thì đã chuẩn bị các phương án từ rất sớm như lắp đặt thêm các trạm bơm dã chiến, bơm cưỡng bức... Do đó, tiến độ lấy nước được đẩy nhanh.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trao đổi với lãnh đạo tỉnh Nam Định về công tác lấy nước vụ đông xuân.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, sắp tới chúng ta phải cấp nước cho khoảng 45% diện tích gieo trồng vụ đông xuân còn lại. Do đó, đợt lấy nước lần thứ 2 (kéo dài trong 8 ngày từ 5/2 đến 12/2, cần tiếp tục đẩy nhanh làm đất để phá ải. Trong thời điểm này, mực nước tại Trạm thủy văn Hà Nội sẽ đạt từ 2,1 - 2,2m, các công trình lấy nước từ sông Hồng sẽ lấy nước thuận lợi để cơ bản cấp đủ nước cho sản xuất.

“Phương châm là phải tích cực lấy nước để đảm bảo sản xuất nông nghiệp, nhưng cũng phải tích cực nhất để dự trữ nước cho phát điện vào tháng 2 - 3, là tháng đỉnh điểm của mùa hạn”, Bộ trưởng chỉ đạo.

Xem thêm
Ông Nguyễn Đình Việt giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La

SƠN LA Ông Nguyễn Đình Việt, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khóa XV giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy Sơn La nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Tìm nguyên nhân khiến ngành chè 'ngại đổi mới'

'Cây chè là cây truyền thống và từng được bao cấp một cách triệt để về doanh nghiệp và đầu ra. Như vậy, đây có phải là nguyên nhân khiến ngành chè ngại đổi mới?' - nguyên Thứ trưởng Lê Quốc Doanh trăn trở.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Nước, nguồn sống và nỗi lo: Khi ngập úng 'kéo lên' đô thị vùng cao

Sơn La Tình trạng ngập úng kéo dài không chỉ gây xáo trộn cuộc sống hàng ngày mà còn ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp của người dân tại TP Sơn La.