| Hotline: 0983.970.780

Trùng tu hay xâm hại di tích? [Bài 2] Tầm thường hoá công tác bảo tồn

Thứ Tư 19/02/2020 , 10:15 (GMT+7)

Đó là chia sẻ của PGS.KTS Khuất Tân Hưng (Khoa Di sản kiến trúc – Đại học Kiến trúc Hà Nội) về những bất cập trong bảo tồn, trùng tu di tích hiện nay.

Đình Trùng Hạ khi chưa trùng tu...

Đình Trùng Hạ khi chưa trùng tu...

Biến cái không thể thành có thể

Nhận được thông tin sơn mới đình Trùng Hạ, một thành viên trong nhóm Đình làng Việt đã chia sẻ một cách mỉa mai: “Tin vui chưa từng có: Đình Trùng Hạ, xã Gia Tân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, ngôi đình có kiến trúc thế kỷ 17 với nhiều chạm khắc thể hiện trình độ thẩm mỹ và tài hoa của nghệ nhân, đã được xếp hạng di tích cấp Bộ vừa mới được sơn toàn bộ mầu đỏ và vàng. Chúc mừng ngành di sản văn hóa Việt Nam, chúc mừng lãnh đạo và nhân dân tỉnh Ninh Bình đã thành công trong việc biến những điều không thể thành có thể”.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, xã Gia Tân, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình sở hữu 2 di tích quốc gia đó là đình Trùng Thượng và đình Trùng Hạ. Đây là hai ngôi đình có phong cách kiến trúc và điêu khắc trang trí thế kỷ 17, thời Lê Trung Hưng. Có lẽ bởi sự độc đáo về nghệ thuật chạm lộng - đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc trang trí kiến trúc Việt Nam mà hai ngôi đình trên đã được xếp hạng là di tích Quốc gia.

Nghệ thuật điêu khắc trang trí ở đình Trùng Hạ không những có giá trị về nghệ thuật đình làng ở Ninh Bình hoặc ở vùng Hà Nam Ninh cũ, mà còn tiêu biểu cho nghệ thuật đình làng ở Bắc Bộ.

Từ những năm 1999 - 2000, PGS Trần Lâm Biền cùng các học trò yêu mến di sản đã đến đây nghiên cứu.

“Giai đoạn đó đình, Trùng Hạ xuống cấp trầm trọng, trong đình còn buộc trâu, phân trâu ngập đến mắt cá chân, nóc đình dột nát. Nhưng đặc biệt, các mảng chạm khắc gỗ tuy có bị long mộng nhưng vẫn còn tốt, vẫn còn bừng sáng trong không gian ẩm thấp.

Thời gian sau này đình đã được tôn tạo khang trang, các mảng chạm khắc trang trí được chắp ghép đúng vị trí. Các mảng chạm khắc đình Trùng Hạ hầu như vẫn còn nguyên vẹn”, ông Nguyễn Đức Bình – Trưởng nhóm Đình làng Việt chia sẻ.

Theo ông Bình, trong nghệ thuật điêu khắc của Việt Nam, nghệ thuật điêu khắc kiến trúc đình làng thế kỷ 16, 17, 18 là giai đoạn chiếm lĩnh đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc dân gian mà điêu khắc trên kiến trúc đình làng Trùng Thượng, Trùng Hạ là những minh chứng rõ nét nhất. Những tác phẩm điêu khắc ở đây như những ví dụ trong bài học lịch sử mỹ thuật Việt Nam.

Trước việc sơn toàn bộ kiến trúc, cho đình Trùng Hạ “mặc áo mới”, khi bắt đầu làm nước sơn đầu tiên đã có ý kiến can ngăn nhưng sự việc vẫn tiếp tục. Vì thế, có ý kiến đề nghị sao những người phê duyệt việc làm này không phê duyệt luôn cả việc sơn lên mái đình cho tổng thể đồng bộ.

Ông Nguyễn Đức Bình cho rằng, những giá trị kiến trúc điêu khắc chỉ phát huy khi nó được để mộc không sơn thếp.

“Bởi vì để mộc thì tiếng nói, ngôn ngữ hình khối của nghệ thuật điêu khắc đình làng mới có thể phát huy hiệu quá, giá trị của nó mới được đánh giá cao. Các chi tiết chạm khắc trên hoa văn, linh vật mới bộc lộ vẻ tinh tế tài hoa của người thợ. Nay sơn thếp đậm đặc, sặc sỡ như thế thì tất cả giá trị của di sản này toàn toàn biến mất”.

... và sau khi được

... và sau khi được "mặc áo mới".

Tầm thường hóa công tác bảo tồn di tích

Nhà nước đã ban hành Luật di sản Văn hóa nhưng trong quá trình thực hiện, để luật đi vào đời sống hình như vẫn còn cả một khoảng cách xa.

Nhiều chuyên gia, nhiều người yêu di sản đã phải sững sờ khi chứng kiến đình Đồng Kỵ (thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) sau khi tu bổ đã được thay mới toàn bộ.

PGS.KTS Khuất Tân Hưng bình luận, dù đã có một số nỗ lực nhưng trong thời gian qua vẫn còn quá nhiều bất cập, trong đó có cả những bất cập về mặt pháp lý. Chẳng hạn theo thông tư 18/2012/TT - BVHTTDL, không chỉ kiến trúc sư, mà cả kỹ sư xây dựng đều có thể được cấp chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích sau khi hoàn thành khoá ngắn hạn bồi dưỡng tu bổ di tích (thường trong khoảng 4 tuần) và thực hiện tư vấn ít nhất 3 dự án liên quan.

“Việc cả kỹ sư xây dựng cũng có thể được cấp chứng chỉ sau 1 chương trình đào tạo "cấp tốc" như vậy vô hình chung đã làm tầm thường hoá công tác bảo tồn di tích, trong khi đó lại là công việc hết sức phức tạp mà ngay cả những người có bằng kiến trúc sư cũng cần rất nhiều thời gian và công sức mới có thể nắm bắt được, bởi di tích ngoài giá trị khoa học còn có giá trị lịch sử, giá trị thẩm mỹ, giá trị sử dụng và giá trị biểu trưng”, ông Khuất Tân Hưng thẳng thắn nói.

"Việc tu bổ cầu ngói Thượng ở Nam Định, hoặc sơn kiến trúc đình Trùng Thượng, Trùng Hạ ở Ninh Bình là một trong những công việc tu tạo di tích không thể chấp nhận được về mặt khoa học tu bổ di tích, đặc biệt đối với di tích đã được xếp hạng. Trong điều 13 Luật Di sản văn hóa Nghiêm cấm chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa vậy mà ở 2 di sản nói trên bằng mắt thường chúng ta đã thấy rõ sự vi phạm Luật", ông Nguyễn Đức Bình - Trưởng nhóm Đình làng Việt.

Xem thêm
Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV 'Going Home' - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam.

Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm