| Hotline: 0983.970.780

TTC Biên Hòa lần đầu đạt lợi nhuận trên nghìn tỷ

Thứ Sáu 28/10/2022 , 21:01 (GMT+7)

Kết quả trên được thông tin tại Đại hội đồng cổ đông thường niên, niên độ tài chính 2021–2022 của Công ty cổ phần Thành Thành Công–Biên Hòa, diễn ra ngày 28/10 tại TPHCM.

Bứt phá ngoạn mục

Đứng trước bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam còn nhiều bất ổn, tập thể Ban lãnh đạo và CBCNV Công ty cổ phần Thành Thành Công – Biên Hòa (TTC Biên Hòa) đã không ngừng chủ động, linh hoạt thích ứng để biến thách thức thành cơ hội, bứt phá ngoạn mục và xuất sắc khép lại niên độ 2021 – 2022 với những thành quả đột phá.

Cụ thể, trong niên độ 2021 – 2022, tổng sản lượng tiêu thụ của Công ty TTC Biên Hòa tiếp tục vượt mốc 1 triệu tấn. Doanh thu thuần đạt 18.319 tỷ đồng, hoàn thành 108% so với kế hoạch và tăng 23% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế toàn Công ty đạt 1.046 tỷ đồng, hoàn thành 139% so với kế hoạch và tăng 33% so với cùng kỳ. Đây cũng là lần đầu tiên TTC Biên Hòa đạt lợi nhuận trên nghìn tỉ trong một niên độ kể từ khi thành lập.

Để đạt được những kết quả khả quan và vượt kế hoạch lợi nhuận đề ra, Công ty đã triển khai rất nhiều giải pháp, cụ thể:

Về công tác nguyên liệu, niên độ 2021 – 2022, tổng sản lượng mía Việt Nam của 26 nhà máy đạt 7,3 triệu tấn, tăng 7%, trong đó sản lượng mía của toàn Công ty tăng 25% và chiếm 30% tổng sản lượng mía của Việt Nam. Công ty cũng đã ứng dụng công nghệ canh tác số thông qua nền tảng quản trị FRM để kiểm soát định mức đầu tư, khoán tự canh tác, giám sát quá trình giải ngân chăm sóc, hoàn thành dự án quản lý xe vận chuyển mía TMS và dự án quản lý Flycam giám sát vận hành để phát hiện ngập úng, sâu bệnh hại để khuyến nghị trạm, nông dân xử lý kịp thời.

Về công tác tổ chức quản lý sản xuất, Công ty chủ trương nâng cao hiệu suất thu hồi, giảm thiểu tổng mất mát trong khâu sản xuất, hoạt động vận hành nhà máy đã và đang được cải thiện tốt hơn. Công tác chuyển đổi số, tối ưu vận hành cũng được triển khai thông qua việc xây dựng phần mềm DigiFactory tích hợp các dữ liệu về ERP Oracle để theo dõi và quản lý các báo cáo sản xuất, lệnh sản xuất, xây dựng quy trình nghiệm thu, kiểm tra chất lượng vật tư sản xuất, bán thành phẩm, thành phẩm.

Về công tác kinh doanh, bằng chiến lược kinh doanh linh hoạt, Công ty đã cung cấp đến khách hàng, người tiêu dùng hơn 1 triệu tấn đường các loại, tiếp tục giữ vững vị thế đầu ngành mía đường nội địa.

Với lợi thế trong việc sở hữu “Trading house” - Nhà thương mại hàng hóa quốc tế, TTC Biên Hòa tiếp tục đẩy mạnh tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới, chứng minh vai trò là một trong những đơn vị tiên phong trong việc chủ động tham gia giao dịch trên thị trường hàng hoá quốc tế, đem đường sạch Việt Nam vươn ra thế giới...

Với kết quả kinh doanh trên, SBT trình cổ đông thông qua chia cổ tức niên độ 2020 – 2021: tỷ lệ 7% bằng cổ phiếu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp chia cổ tức niên độ 2021 – 2022 và niên độ 2019 – 2020: tỷ lệ 10% bằng tiền mặt và/hoặc cổ phiếu, với số tiền hơn 629 tỷ đồng.

Phát triển chuỗi cung ứng xanh, tích hợp

Trong niên độ 2022 – 2023, Công ty TTC Biên Hòa đặt ra những chỉ tiêu kế hoạch như sau: Tổng sản lượng tiêu thụ dự kiến tăng nhẹ và giữ vững thị phần ở các phân khúc kinh doanh đã xây dựng. Doanh thu mục tiêu kế hoạch là 17.017 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế toàn Công ty ước đạt 850 tỷ đồng.

Để đạt được kế hoạch đã đề ra, Công ty đưa ra các định hướng, giải pháp tổng thể hoạt động niên 2022 – 2023. Cụ thể: Về công tác kinh doanh, tập trung chuyển đổi trở thành trung tâm kinh doanh tích hợp (Commercial Center) phát huy trên nền tảng công nghệ, trong đó trọng tâm là dịch chuyển thế mạnh từ doanh nghiệp thuần sản xuất, phân phối sang doanh nghiệp thương mại kinh doanh hàng tiêu dùng.

Công ty cũng tập trung phát triển thị trường kinh doanh tiêu dùng, trong đó định hình route to market theo định hướng Commercial Center, với mục tiêu đẩy mạnh triển khai hệ thống phân phối. Đối với phát triển thị trường và khách hàng mới: tập trung khai thác tại các thị trường còn dư địa miền Bắc.

Đối với thị trường xuất khẩu, tận dụng chi phí logistic đang giảm mạnh ở các tuyến hàng hải từ Việt nam đi EU để gia tăng sản lượng xuất khẩu đường Organic đi EU. Phát huy các lợi thế của các Hiệp định thương mại giữa ASEAN-Úc -New Zealand (FTA AANZ) để gia tăng sản lượng xuất khẩu tại chỗ GMA.

Đối với ứng dụng công nghệ số: tiếp tục triển khai công nghệ số hóa để quản trị hệ thống bán hàng và tối ưu kênh phân phối.

Tập trung mở rộng vùng nguyên liệu. Tiên phong phát triển ứng dụng CNTT hướng đến “Mô hình kinh doanh kinh tế nông nghiệp thông minh tích hợp” tại Việt Nam, cụ thể: Với nền tảng sở hữu vùng nguyên liệu mía hơn 68 nghìn ha tại Việt Nam, Lào, Campuchia và Úc, Công ty đặt mục tiêu đến 2025 sẽ mở rộng vùng nguyên liệu đạt 90.000 ha.

Tiếp tục kiên định với chiến lược kinh doanh “xanh”, theo đó, vùng nguyên liệu của Công ty luôn được đầu tư phát triển mạnh mẽ theo hướng xanh và hiện đại là nền tảng cho quá trình chuyển đổi trở thành Commercial Center. Hoạt động mở rộng vùng nguyên liệu tại Lào, Campuchia sẽ được đẩy mạnh theo hướng chuyển đổi mô hình canh tác hữu cơ, tối ưu hóa giá trị cây mía.

Bên cạnh đó, công ty tiếp tục chuẩn hoá nông học và tái cấu trúc mô hình nông nghiệp. Đồng thời, đẩy mạnh hợp tác khoa học kỹ thuật với Famarcist – Công ty hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp của Úc, và triển khai chương trình hợp tác với Viện Nghiên cứu Mía Đường Úc và chương trình hợp tác với Đại học Nông Lâm TPHCM để tư vấn, chuyển giao công nghệ.

Xây dựng và nâng cấp năng lực sản xuất của TTC Biên Hòa trở thành trung tâm Production Center tích hợp cùng chuyển đổi mô hình Commercial Center của Công ty và đồng thời cung cấp các giải pháp kỹ thuật (food processing solution) cùng các đối tác khách hàng

Tiếp tục phát triển bền vững trên nền tảng Chuỗi cung ứng xanh, tích hợp. Cụ thể: Xây dựng hệ thống Supply Chain Control Tower bao quát chuỗi cung ứng giúp thúc đẩy quy trình vận hành linh hoạt, liên tục cải tiến chất lượng dịch vụ và giúp kiểm soát chặt chẽ chi phí. Đẩy mạnh triển khai chương trình tự động hóa giải quyết bài toán khan hiếm nguồn công lao động và tăng hiệu suất vận hành. Xây thêm kho để tăng năng lực phân phối đến người tiêu dùng...

Về kế hoạch phân phối lợi nhuận niên độ 2022 - 2023, Công ty dự kiến trích lập quỹ đầu tư phát triển là 5%; trích lập quỹ công tác xã hội và quỹ khen thưởng phúc lợi là 7%; kinh phí hoạt động của HĐQT niên độ 2022 - 2023 để thực hiện nhiệm vụ do ĐHĐCĐ giao là 20 tỷ đồng.

Dự kiến chia cổ tức niên độ 2022 - 2023 với tỷ lệ 4 - 6% mệnh giá. Chia cổ tức cổ phiếu ưu đãi với mức cổ tức cố định là 5,5%/năm trong 1,5 năm đầu tiên và các năm tiếp theo theo thỏa thuận giữa Công ty và DEG nhưng không vượt quá 12%/năm (đã bao gồm cổ tức đã trả trước đó).

Trong trường hợp lợi nhuận trước thuế vượt hơn so với kế hoạch, đề nghị ĐHĐCĐ trích thưởng 5% của phần lợi nhuận trước thuế vượt so với kế hoạch cho HĐQT và Ban quản lý Công ty.

Tại Đại hội đồng cổ đông ngày 28/10, Công ty TTC Biên Hòa (HOSE: SBT) trình Đại hội đồng cổ đông thông qua phát hành hơn 31 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động của Công ty, tương đương 5% cổ phiếu đang lưu hành. Giá phát hành là 10.000 đồng/cp. Thời gian phát hành trước ngày 30/6/2023. Phương án sử dụng vốn tăng thêm:  Bổ sung nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh hằng năm.

Bên cạnh đó, SBT cũng trình Đại hội đồng cổ đông phương án chào bán gần 126 triệu cổ phiếu riêng lẻ. Đối tượng chào bán là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp (số lượng dưới 100 nhà đầu tư), chiếm 20% số lượng cổ phiếu đang lưu hành. Thời gian chào bán dự kiến trước ngày 30/6/2023. Giá chào bán ủy quyền cho HĐQT xác định. Mục đích chào bán: Bổ sung nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh hằng năm. Thời gian hoàn tất phát hành trong vòng 90 ngày kể từ ngày UBCKNN có văn bản chấp thuận. 

SBT cũng trình Đại hội đồng cổ đông thông qua việc nhận sáp nhập công ty con của Công ty cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa (TTC-BH) theo phương án tái cấu trúc vốn nhằm tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của TTC-BH.

Xem thêm
Giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh

Do nguồn cung khan hiếm vì cuối vụ chong đèn, cộng với thị trường Trung Quốc tiêu thụ ổn định nên giá thanh long Bình Thuận tăng mạnh.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Tập đoàn PAN đặt doanh thu 14.700 tỷ năm 2024 với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên

Trước lo ngại về biến đổi khí hậu, khó khăn chung của bối cảnh kinh tế, Tập đoàn PAN đặt mục tiêu doanh thu thận trọng tăng 12% với các giải pháp nông nghiệp thuận thiên.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm