| Hotline: 0983.970.780

TTK Trần Quốc Tuấn rút khỏi VFF

Thứ Ba 27/12/2011 , 09:38 (GMT+7)

Nghị quyết của BCH VFF ngày 22/12, với 100% ý kiến ủng hộ đã không thể cứu được TTK Trần Quốc Tuấn trước sức ép ngày một gia tăng của dư luận xã hội. Ngày 26/12, lãnh đạo VFF và ông Tuấn đã chính thức tuyên bố rút lui khỏi vị trí TTK để trở về Tổng cục TDTT.

Ông Trần Quốc Tuấn (trái) kiên quyết rời vị trí TTK

Nghị quyết của BCH VFF ngày 22/12, với 100% ý kiến ủng hộ đã không thể cứu được TTK Trần Quốc Tuấn trước sức ép ngày một gia tăng của dư luận xã hội. Hôm qua, lãnh đạo VFF và ông Tuấn đã chính thức tuyên bố rút lui khỏi vị trí TTK để trở về Tổng cục TDTT.

Bốn ngày sau phiên họp BCH VFF diễn ra hôm 22/12 với nghị quyết 100% ý kiến không đồng ý để TTK Trần Quốc Tuấn từ chức, chiều qua VFF đã bất ngờ tổ chức cuộc họp bất thường để thông báo quyết định xin rút lui của ông Tuấn.

Phó chủ tịch Nguyễn Lân Trung cho biết: “Như chúng ta đã biết, trong cuộc họp của Thường trực VFF ngày 7/12, TTK Trần Quốc Tuấn đã có đơn xin từ chức. Thường trực sau đó đã gặp gỡ, trao đổi với anh Tuấn và đưa vấn đề ra BCH để giải quyết. Mặc dù đánh giá cao những đóng góp của anh Tuấn cho bóng đá VN nhưng VFF đã thống nhất tôn trọng quyết định cuối cùng của anh Tuấn. Hôm nay, anh Tuấn đã có đơn lên Tổng cục TDTT đề đạt nguyện vọng xin rút lui”.

Trả lời các câu hỏi của báo giới, TTK Trần Quốc Tuấn nói: “Tôi xin khẳng định đây là quyết định cá nhân của tôi, chứ không phải vì sức ép dư luận hay bất kỳ vấn đề gì. Trong thời gian qua, tôi đã nỗ lực hết mình để hoàn thành trách nhiệm đối với bóng đá VN. Tuy nhiên, đội tuyển U23 VN ở SEA Games vừa qua đã thi đấu không thành công, tôi nghĩ rằng mình có một phần trách nhiệm. Hơn nữa, tôi cũng muốn có thời gian để tĩnh lặng sau giai đoạn khó khăn vừa qua. Vừa qua BCH VFF đã biểu quyết tín nhiệm tôi tiếp tục công việc. Tôi rất cảm động vì điều đó. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng đây là thời điểm bóng đá VN cần có sự thay đổi để tốt hơn. Chính vì thế tôi đã nộp đơn xin từ chức lên Thường trực VFF và Tổng cục TDTT”.

Sau khi rút khỏi vị trí TTK, ông Tuấn sẽ tiếp tục đảm nhiệm các công việc hiện tại ở AFC và AFF. Theo ông Tuấn, mặc dù Tổng cục TDTT chưa bố trí công việc mới, nhưng nguyện vọng của mình là được làm công việc liên quan đến bóng đá. “Tôi được đào tạo cho bóng đá, nên vẫn mong muốn được làm các công việc liên quan. Sau khi rút lui, tôi sẽ vẫn đảm nhiệm các công việc hiện tại ở AFC và AFF. Dù ở vị trí nào, tôi nghĩ là mình cũng sẽ cố gắng hết khả năng”.

Được biết, trong thời gian qua, lãnh đạo ngành thể thao và VFF cũng đã xác định phương án thay thế TTK Trần Quốc Tuấn. Tuy nhiên, chưa ứng viên nào thật sự gây được ấn tượng. Phó Chủ tịch Nguyễn Lân Trung nói: “Vị trí TTK rất quan trọng, và theo quy định sẽ do Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ bổ nhiệm hoặc bãi miễn. Thường trực và BCH tới đây sẽ nghiên cứu tìm phương án thích hợp để chủ tịch quyết định. Dĩ nhiên, đây sẽ không phải là công việc dễ dàng, nhưng chúng tôi nghĩ không có việc gì lại khó đến mức không giải quyết được”.

Cũng tại cuộc họp báo hôm qua, ông Trung đã “nói lại” về nghị quyết sa thải HLV Falko Goetz của BCH VFF ngày 22/12. “VFF vẫn chưa có quyết định cuối cùng về HLV Falko Goetz. Sắp tới chúng tôi sẽ trao đổi ý kiến với Hội đồng HLV quốc gia trước khi ra quyết định. Hội đồng HLV quốc gia dù không phải là nơi ra quyết định về ông Goetz, nhưng ý kiến tư vấn chuyên môn sẽ đóng vai trò rất quan trọng để VFF xem xét”.

Trước đó, rất nhiều ý kiến các thành viên Hội đồng HLV quốc gia như Phó Chủ tịch Lê Thế Thọ, Ủy viên Dương Ngọc Hùng đều cho rằng, VFF đã “đẩy trách nhiệm” khi thông qua BCH và Hội đồng HLV quốc gia để sa thải HLV Falko Goetz.

Ông Nguyễn Công Khế làm Trưởng ban Đạo đức VPF

Thông tin từ Công ty cổ phần Bóng đá VN (VPF), trong tuần này Ban Đạo đức VPF sẽ được thành lập. Ban Đạo đức sẽ đứng độc lập với BTC giải, có nhiệm vụ đánh giá, thẩm định các trận đấu có dấu hiệu tiêu cực.

Dự kiến, đứng đầu Ban Đạo đức sẽ là ông Nguyễn Công Khế, TGĐ Công ty cổ phần Truyền thông Thanh Niên. Thành viên Ban Đạo đức bao gồm một số chuyên gia, HLV bóng đá có uy tín của VN như Trần Văn Phúc, Nguyễn Văn Vinh…

NA

Xem thêm
Bộ phim tài liệu ‘Chiến tranh Việt Nam’ có gì đáng chú ý?

Bộ phim tài liệu ‘Chiến tranh Việt Nam’ (The Vietnam War) qua đánh giá chuyên môn của nhà phê bình điện ảnh Tô Hoàng, nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất đất nước.

Lật mặt 7 chạm mốc hơn 60 tỷ sau 2 ngày công chiếu

Sau hai ngày công chiếu, tính cả những suất chiếu sớm, phim 'Lật mặt 7: Một điều ước' đã thu về hơn 60 tỷ đồng, vượt xa phim Mai của Trấn Thành.

Nhận định Man United vs Burnley: Thắng để hy vọng

Trận đấu giữa Man United vs Burnley trong khuôn khổ vòng 35 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 21h00 ngày 27/4/2024 trên sân vận động Old Trafford.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm