| Hotline: 0983.970.780

Tục dùng trứng gà để gọi hồn của đồng bào người Mông đêm 30 Tết

Thứ Hai 23/01/2023 , 13:18 (GMT+7)

SƠN LA Đồng bào người Mông vùng Tây Bắc đến nay vẫn lưu giữ những tập tục độc đáo từ thời xa xưa, điển hình như dùng trứng gà để gọi hồn đêm 30 Tết.

Dùng trứng gà để gọi hồn đêm 30 Tết là tập tục độc đáo của đồng bào người Mông tại huyện Thuận Châu (Sơn La).

Dùng trứng gà để gọi hồn đêm 30 Tết là tập tục độc đáo của đồng bào người Mông tại huyện Thuận Châu (Sơn La).

Năm nay, đồng bào Mông ở vùng cao huyện Thuận Châu (Sơn La) đón Tết muộn hơn mọi năm. Ngay từ 25 tháng Chạp, khi những bông đào, nhánh mận nở rộ khắp bản làng, nhà nhà khấp khởi cùng nhau làm bánh dày, tiếng người cười nói rộn ràng, đan xen cùng ánh lửa bập bùng, báo hiệu một năm mới an lành, sung túc.

Đêm 30 Tết, nhà anh Và Sếnh Vừ, bản Co Mạ (xã Co Mạ, huyện Thuận Châu) đông vui, nhộn nhịp hơn thường ngày khi anh em, người thân cùng nhau tập trung đông đủ đón giao thừa.

Việc gọi hồn có thể do người trong nhà trực tiếp làm, hoặc nhờ già làng, người có uy tín, người thân đảm nhiệm.

Việc gọi hồn có thể do người trong nhà trực tiếp làm, hoặc nhờ già làng, người có uy tín, người thân đảm nhiệm.

Trong đêm 30 Tết, những quả trứng luôn được đặt trang trọng trên bàn thờ của người Mông. Với đồng bào nơi đây, đó là nghi thức bắt buộc, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để thực hiện nghi lễ gọi hồn. Việc này có thể do trụ cột trong gia đình tự làm, hoặc nhờ già làng, người có uy tín, người thân hiểu rõ nằm lòng đảm nhiệm thay.

Gia đình anh Và Sếnh Vừ có 5 thành viên, trước đêm 30 Tết, anh đã chuẩn bị 7 quả trứng gà. Theo lý giải của anh Vừ, 5 quả trứng sẽ tượng trưng cho các thành viên. 2 quả còn lại, 1 sẽ được dùng để gọi hồn mùa màng, 1 được dùng gọi hồn những vật nuôi trong gia đình.

Những quả trứng gà có ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn đối với đất trời đã cho mưa thuận gió hòa, đồng thời tỏ lòng biết ơn những vật nuôi.

Những quả trứng gà có ý nghĩa thể hiện lòng biết ơn đối với đất trời đã cho mưa thuận gió hòa, đồng thời tỏ lòng biết ơn những vật nuôi.

Già Và Khoa Ly, bản Co Mạ cho biết thêm: “Tục gọi hồn ngày Tết là nghi lễ không thể thiếu của người Mông chúng tôi, với ý nghĩa mời ông bà tổ tiên về chung vui cùng con cháu để đón một năm mới tràn đầy niềm vui, ngập tràn sức khỏe”.

Việc gọi hồn đêm 30 Tết sau một năm lao động vất vả còn thể hiện lòng biết ơn đối với đất trời đã cho mưa thuận gió hòa, cho bắp ngô đầy hạt, bông lúa nặng trĩu trên nương. Đồng thời cũng bày tỏ lòng biết ơn những vật nuôi nhờ phát triển, sinh sôi đầy chuồng, góp phần mang lại ấm no, hạnh phúc cho bản làng.

Người Mông gìn giữ những phong tục độc đáo với mong muốn hướng đến một năm mới sung túc, an lành.

Người Mông gìn giữ những phong tục độc đáo với mong muốn hướng đến một năm mới sung túc, an lành.

Sau khi hoàn thành các bước, những quả trứng sẽ được đặt lên bàn, vị trí gần bàn thờ linh thiêng để sáng hôm sau mọi người đến chúc Tết còn thắp nén hương cầu chúc cho gia chủ một năm mới an lành, hạnh phúc.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Điện Biên đưa cửa khẩu thành mũi nhọn phát triển kinh tế

Mường Nhé bây giờ vẫn là một trong những huyện nghèo, chậm phát triển bậc nhất trong cả nước, nhưng người Mường Nhé không thể chấp nhận điều ấy trong 10, 20 năm nữa.