| Hotline: 0983.970.780

Tương lai nào cho nông dân khi thời tiết ngày một ấm hơn?

Thứ Tư 15/07/2020 , 17:36 (GMT+7)

Giới khoa học tiếp tục “đào sâu” vào lĩnh vực nông nghiệp để xem khả năng thích nghi của nông dân sẽ ra sao khi hành tinh ấm lên lộ ra những thách thức mới.

Hạn hán giữa mùa xuân

Kết quả nghiên cứu mới nhất về vấn đề biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu cho thấy, nền nhiệt độ trung bình ghi nhận trong tháng 5/2020 mà nhân loại vừa trải qua đã trở thành tháng ấm nhất khi tăng tới 0,6 độ C cao hơn mức trung bình giai đoạn từ năm 1981 đến 2010.

Nền nhiệt độ trong tháng 5/2020 ghi nhận mức ấm kỷ lục. Ảnh: Euronews

Nền nhiệt độ trong tháng 5/2020 ghi nhận mức ấm kỷ lục. Ảnh: Euronews

Theo đó, nhân loại nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức, bao gồm hạn hán và sóng nhiệt nghiêm trọng kèm với độ ẩm cao.

Chủ đề này tiếp tục được bàn thảo khi chứng kiến tình trạng khí hậu năm nay có rất nhiều biến động bất thường. Trải dài từ Scandinavia xuống Biển Đen đã ghi nhận nền nhiệt độ lạnh hơn mức trung bình nhiều năm do một luồng không khí lạnh kéo dài đổ xuống từ phía tây bắc.

Ngoài ra một trong những xu hướng chủ đạo khác trong vài tháng qua là nhiệt độ ấm hơn ở khu vực Siberia và những thay đổi khác thường hồi tháng trước cũng không ngoại lệ, khi nền nhiệt độ ấm hơn tới 10 độ.

Tại Australia và nhiều vùng miền của Brazil và Canada thì trải qua 30 ngày mát hơn mức trung bình nhiều năm, nhưng ở nhiều nơi khác lại chứng kiến những gam màu đỏ và hồng trên bản đồ nhiệt khi thời tiết ấm hơn so với mức trung bình của tháng trước.

Mặt khác theo EuroNews, có một xu hướng quan trọng khác trong mùa xuân năm nay là nó đã khô hanh hơn nhiều so với mức trung bình trên khắp các khu vực lớn ở châu Âu. Các số liệu đo đạc cho thấy, độ ẩm của đất đã khô hơn và lượng mưa bất thường lại thấp hơn trung bình nhiều năm.

"Chúng tôi đã phải hứng chịu ba đợt hạn hán nghiêm trọng do thời tiết khô ráo ở châu Âu, ảnh hưởng lớn đến hoạt động canh tác”, ông Aurélien Mourier- chủ một trang trại chăn nuôi của gia đình có tuổi đời từ năm 1880, rộng 80 ha mang tên "La Ferme de l'Amélie" cho biết, đây là điều chưa từng xảy ra trong suốt 15 năm qua.

“Chúng tôi sẽ không thể làm việc theo cái cách giống như chúng tôi đã từng làm. Sự thật này quả thực là hơi khó chịu khi đàn gia súc của chúng tôi sẽ không thể còn được uống nước tự nhiên trên các cánh đồng nữa", ông Mourier nói.

Ông Mourier cho rằng, một trong những xu hướng chính của tình trạng biến đổi khí hậu là hạn hán sẽ xảy ra thường xuyên hơn và lâu hơn và đó chính là mối quan tâm lớn đối với sản xuất nông nghiệp.

Trước đây trang trại chăn nuôi của những người nông dân như ông Mourier vẫn tự sản xuất đủ nguồn thức ăn thô xanh cho đàn vật nuôi quanh năm nhưng giờ đây họ có thêm gánh nặng mới và điều đó có nghĩa là sẽ đẩy chi phí mua thức ăn ngay từ thời điểm cuối mùa xuân.

"Những thay đổi lớn nhất trong vài năm qua chính là những đợt hạn hán liên tiếp, khiến cho việc sản xuất thức ăn thô xanh bị hao hụt lớn. Vấn đề nước cũng lâm cảnh tương tự, khi cánh đồng này mùa xuân những năm trước vẫn đầy mạch nước chảy nhưng nay hầu như chúng đều không chảy cả năm. Vì vậy, chúng tôi phải tự nghĩ ra cách có nguồn nước để cho bò uống bằng việc xây thêm những bể chứa này", ông Mourier cho hay.

Thách thức chưa từng có

Sự khan hiếm nguồn nước ngọt cộng với nền nhiệt độ tăng lên, cùng với rất nhiều bất trắc  trong ngành nông nghiệp chính là những vấn đề mà nhiều nông dân ở khắp nơi đang phải đối mặt. Trong khi đó, họ vẫn sẽ phải tiếp tục sản xuất ra thực phẩm và xoay xở đối phó với những áp lực vĩ mô là cắt giảm khí thải nhà kính.

Chăn nuôi gia súc nói riêng và sản xuất nông nghiệp thế giới nói chung đang đối diện những thách thức rất lớn từ biến đổi khí hậu. Ảnh: AFP

Chăn nuôi gia súc nói riêng và sản xuất nông nghiệp thế giới nói chung đang đối diện những thách thức rất lớn từ biến đổi khí hậu. Ảnh: AFP

Nhà khoa học Patrick Bertuzzi, chuyên gia Viện nghiên cứu quốc gia về nông nghiệp, thực phẩm và môi trường Pháp nói: "Nhìn nhận một cách tổng quan, nếu chúng ta chỉ thay đổi để thích nghi nhất thời thì có lẽ là không đủ bởi điều đó chỉ có ý nghĩa chiến thuật mà lâu dài là phải thay đổi các hệ thống nông nghiệp"

Theo ông Patrick, những thay đổi tức thời không thể nào tiến xa được và nhất định phải có một cuộc chuyển đổi cơ bản mang tính sống còn, nhất là khi các kịch bản khí hậu có thể sẽ còn “phân nhánh” tạo ra các con đường khác nhau trong giai đoạn từ năm 2040 đến 2050, tùy thuộc vào mức độ hành động của từng quốc gia để hạn chế lượng khí thải nhà kính hiện nay.

"Nếu chúng ta tiếp tục sản xuất, kinh doanh như kịch bản thông thường hiện nay, có nghĩa là chúng ta không làm gì để hạn chế lượng khí thải thì theo tính toán đến năm 2070-2100, hệ thống nông nghiệp của chúng ta sẽ biến mất hoàn toàn và thậm chí cả vùng nông thôn", ông Bertuzzi nhấn mạnh.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bị đá đè tử vong khi đào dúi rừng

Ông Tẩn Phù Dìn ở xã Trịnh Tường (huyện Bát Xát, Lào Cai) đã bị đá đè tử vong trong khi đào bới đất để bắt dúi rừng tại khu vực rừng vầu.

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm