| Hotline: 0983.970.780

Quản lý sản xuất trồng trọt trong biến đổi khí hậu

Thứ Ba 12/05/2020 , 08:12 (GMT+7)

Để ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng đến một nền nông nghiệp phát triển bền vững thì công tác quản lý sản xuất trồng trọt đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Để ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng đến một nền nông nghiệp phát triển bền vững thì công tác quản lý sản xuất trồng trọt đóng vai trò vô cùng quan trọng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Để ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng đến một nền nông nghiệp phát triển bền vững thì công tác quản lý sản xuất trồng trọt đóng vai trò vô cùng quan trọng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

ĐBSCL nói chung và TP. Cần Thơ nói riêng đã và đang chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái, tài nguyên môi trường, cuộc sống của người dân và nhất là sản xuất nông nghiệp.

Để hiểu và thích ứng, từ đó biến thách thức thành cơ hội trong sản xuất nông nghiệp, nhất là trong canh tác cây lúa.

Ông Phạm Trường Yên, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP. Cần Thơ cho biết: Vụ lúa Đông Xuân 2019-2020, ngành nông nghiệp địa phương đã chủ động xuống giống sớm vừa né hạn cuối vụ mà còn né rầy và sâu bệnh. Năng suất trung bình đạt 7,2 tấn/ha. Riêng vụ Hè Thu hiện đã xuống giống được 75.000 ha, đạt 100% kế hoạch đưa ra, trà lúa đang phát triển xanh tốt, ít sâu bệnh…

Tuy nhiên vụ này bị ảnh hưởng thời tiết nắng nóng kéo dài, làm chi phí bơm tưới của bà con tăng từ 20-25% so với các vụ trước.

Theo ghi nhận, đến thời điểm này Cần Thơ chưa xảy ra tình trạng hạn mặn nào, nhờ địa phương đã chủ động các biện pháp khuyến cáo từ ngành nông nghiệp đưa ra, như áp dụng “3 giảm 3 tăng” và “1 phải 5 giảm”. Vụ Hè Thu còn khoảng 15-20 ngày nữa có lúa thu hoạch, hứa hẹn thắng lợi như mong muốn.

Ông Phạm Văn Quỳnh, nguyên Giám đốc Sở NN-PTNT TP. Cần Thơ, chuyên gia tư vấn Dự án VnSAT TP. Cần Thơ cho biết: Thời gian qua ngành nông nghiệp Cần Thơ có những dự án để triển khai hỗ trợ kịp thời cho nông dân, HTX và các mô hình sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu, phát huy hiệu quả thông qua chương trình sản xuất nông nghiệp bền vững (VnSAT Cần Thơ) như mô hình cánh đồng mẫu lớn, an toàn kiểm soát dịch bệnh, “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm” và kỹ thuật trồng lúa SRI nhằm nâng cao hiệu quả, góp phần giảm phát thải khí nhà kính. Mô hình giảm lượng giống gieo sạ trong sản xuất lúa, tiêu thụ lúa gạo cho bà con nông dân, tập huấn kỹ thuật…

Theo ông Quỳnh, mục tiêu của VnSAT Cần Thơ nhằm giúp nông dân áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, giảm được chi phí tối đa mà đem lại lợi nhuận cao nhất có thể.

Các HTX nông nghiệp trên địa bàn Cần Thơ, thông qua dự án VnSAT Cần Thơ ngày càng được nâng cao năng lực quản lý, sản xuất quy mô hơn và có liên kết để hình thành vùng nguyên liệu lớn đủ năng lực cung cấp theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo.

Bên cạnh đó VnSAT Cần Thơ còn hỗ trợ các HTX đẩy mạnh phát triển cơ giới hóa trong khâu làm đất, máy gặt đập liên hợp, trạm bơm, nhà kho…Từ đó giúp HTX phát huy được chuỗi sản xuất nông nghiệp dần dần tốt hơn.

Nhiều năm qua VnSAT Cần Thơ đã hỗ trợ nông dân và HTX áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhằm giảm được chi phí mà tăng lợi nhuận trong sản xuất. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Nhiều năm qua VnSAT Cần Thơ đã hỗ trợ nông dân và HTX áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhằm giảm được chi phí mà tăng lợi nhuận trong sản xuất. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Cao Văn Tân, ở phường Thạnh Hòa, quận Thốt Nốt cho biết: Nhiều năm gần đây nông dân trồng lúa luôn gặp khó khăn về thời tiết, trong khi đó chi phí ngày càng tăng cao mà lợi nhuận giảm. Gia đình có 5 công ruộng, sản xuất được 3 vụ/năm nhưng không có dư.

Hai năm qua, ông được dự án VnSAT Cần Thơ hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, áp dụng “3 giảm 3 tăng” và “1 phải 5 giảm”, giúp chi phí giảm.

"Vụ lúa Đông Xuân rồi chi phí đầu tư giảm còn khoảng 1,2-1,3 triệu đồng/công/vụ, thay vì trước đây canh tác theo truyền thống phải tốn từ 1,6-1,7 triệu đồng/công.

Riêng vụ Hè Thu này giảm lượng lúa giống gieo sạ gần 30-40%. Trước đây sử dụng hơn 200 kg giống/ha/vụ, giờ giảm xuống còn 110kg/ha/vụ. Nhờ giảm giống, sạ thưa nên vụ Hè Thu này rất ít sâu bệnh, lúa hơn 40 ngày tuổi mới sử dụng phân bón và thuốc BVTV, hứa hẹn bội thu", ông Tân nói.

“Để xây dựng một nền nông nghiệp bền vững thì không chỉ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, liên kết bền vững giữa sản xuất và tiêu thụ mà còn phải chủ động thích ứng với những thay đổi của biến đổi khí hậu. Đây cũng chính là nhiệm vụ cấp thiết, đầy khó khăn và thách thức, qua đó biến thách thức thành cơ hội cho ngành nông nghiệp”, ông Phạm Trường Yên, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT TP. Cần Thơ.

Xem thêm
Nâng cao chất lượng đào tạo ngành chăn nuôi thú y: [Bài 2] Sinh viên ngồi ghế nhà trường đã khỏi lo đầu ra

Đào tạo ngành chăn nuôi và thú y là yếu tố quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững với nguồn nhân lực chất lượng.

Giám sát sức khỏe đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

ĐBSCL Ngành chuyên môn khuyến cáo người dân chú trọng tiêm phòng vacxin đầy đủ cho vật nuôi để an toàn trong thời điểm giao mùa và dịp người chăn nuôi tăng đàn phục vụ Tết.

Trồng bưởi đạt chuẩn GlobalGAP, ong mật dập dìu về làm tổ

BÌNH PHƯỚC Nhờ tuân thủ quy trình sản xuất theo hướng hữu cơ, đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, những vườn bưởi của HTX Bưởi da xanh GlobalGAP Bù Đốp thu hút rất nhiều ong mật về làm tổ.