| Hotline: 0983.970.780

Tuyệt đối không để đứt gãy các chuỗi cung ứng nông sản

Thứ Năm 22/07/2021 , 18:47 (GMT+7)

Các địa phương cần chủ động rà soát kế hoạch sản xuất và cụ thể hóa danh mục vật tư nông nghiệp trong điều kiện dịch Covid-19.

Bộ NN-PTNT yêu cầu các địa phương chủ động rà soát kế hoạch sản xuất và cụ thể hóa danh mục vật tư nông nghiệp. Ảnh: Nguyên Huân.

Bộ NN-PTNT yêu cầu các địa phương chủ động rà soát kế hoạch sản xuất và cụ thể hóa danh mục vật tư nông nghiệp. Ảnh: Nguyên Huân.

Thực hiện Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 20/7/2021 của Chính phủ về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và bảo đảm lương thực, thực phẩm cho nhân dân tại các địa phương thực hiện giãn cách xã hội, Bộ NN-PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan, ban ngành trực thuộc chủ động rà soát kế hoạch sản xuất và cụ thể hóa danh mục vật tư nông nghiệp trong điều kiện dịch Covid-19.

Cụ thể, các đơn vị cần rà soát tình hình, kế hoạch sản xuất các loại nông sản trên địa bàn; có phương án cụ thể, phù hợp đối với các loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản bảo đảm thúc đẩy sản xuất.

Đối với các loại nông sản vào vụ thu hoạch cần thiết huy động các lực lượng tham gia thu hoạch, vận chuyển, tiêu thụ, tuyệt đối không để đứt gãy các chuỗi cung ứng nông sản, hàng hoá nhằm bảo đảm ổn định nguồn cung lương thực, thực phẩm cho người dân nhất là tại các địa phương thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ và phục vụ xuất khẩu.

Cùng với đó cần thường xuyên rà soát, cập nhật Danh mục các mặt hàng vật tư nông nghiệp (gồm: nguyên liệu, vật liệu, phụ liệu, trang thiết bị, thuốc, vacxin thú y…) phục vụ sản xuất chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng trọt, lâm nghiệp và chế biến nông sản, phòng, chống dịch bệnh động vật, kiểm dịch động thực vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm.

Đồng thời cần linh hoạt để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người và phương tiện vận chuyển các loại vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất và chế biến nông sản.

Song song tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở có chuỗi sản xuất khép kín, đáp ứng các yêu cầu xuất khẩu như Masan, Japfa, CP,… bảo đảm nguồn cung ứng kịp thời các mặt hàng thực phẩm thiết yếu.

  • Tags:
Xem thêm
Tổng Bí thư tiếp Đại sứ Úc Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt

Chiều 23/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác.

Xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD, kỳ vọng vào 2025

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam tổ chức Lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD năm 2024, kỳ vọng tăng trưởng tốt hơn trong năm 2025.

Muốn khôi phục sản xuất cần giãn nợ, mở rộng chính sách bảo hiểm nông nghiệp

Khoanh nợ, giãn nợ, bổ sung gói vay mới, mở rộng chính sách bảo hiểm trong nông nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất bền vững.