| Hotline: 0983.970.780

Vẻ đẹp của rừng tràm Trà Sư đất An Giang

Thứ Bảy 11/01/2020 , 20:04 (GMT+7)

Rừng tràm Trà Sư thuộc xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên - An Giang. Đây là khu rừng ngập nước tiêu biểu cho vùng Tây sông Hậu, là nơi sinh sống của nhiều loài động vật và thực vật thuộc hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam.

Rừng tràm Trà Sư rộng 845ha, là nơi sinh sôi của nhiều loại cò, dơi và rất nhiều loài chim, thú quý hiếm như: Giang sen, cò Ấn Độ, cò lạo, điêng điểng... Hiện ở rừng tràm có 140 loài thực vật, 11 loài thú, 22 loài bò sát, 23 loài cá có cả cá đen và cá trắng.
Chính sự đa dạng và phong phú về tài nguyên khiến rừng tràm Trà Sư trở thành điểm đến lý tưởng đối với các nhà nghiên cứu và những người đam mê khám phá thiên nhiên hoang dã. Mùa nước nổi là quãng thời gian thích hợp nhất để đến với rừng tràm.
Ngoài những giá trị phong phú về mặt tài nguyên thiên nhiên, rừng tràm Trà Sư còn chứa đựng những yếu tố văn hóa độc đáo của cộng đồng dân cư sống ven rừng.


Những mô hình tổ chim trên cao ngộ nghĩnh. Ngoài ra, vì đây là nơi làm tổ của chim bồ câu nên thỉnh thoảng bạn sẽ thấy những đàn chim sà xuống trông rất thích mắt, lên hình tự nhiên.
Rừng tràm Trà Sư là địa điểm check-in không còn xa lạ với nhiều du khách. Đến đây, bạn có thể tìm được rất nhiều góc "sống ảo" mang đậm màu sắc điển hình vẻ đẹp miền Tây Nam Bộ. Để phục vụ nhu cầu đi lại ở rừng tràm, nơi đây đã xuất hiện bến tàu với thiết kế độc đáo, mới lạ.
Quanh rừng Trà Sư có khá nhiều đồng bào Khmer và Kinh sinh sống với nhiều ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống như dệt thổ cẩm, nấu đường thốt nốt, chưng cất tinh dầu tràm, nuôi ong lấy mật…

Thực vật của rừng tràm Trà Sư mang tính đặc trưng của vùng ngập lũ ĐBSCL.
Những cây tràm ngã vào nhau, khiến lối đi vào khu vực trung tâm đầy thơ mộng.
Đặc biệt, lên đài quan sát cao 25m, du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh rừng Trà Sư, xa xa có thể thấy cây tràm nở hoa, thấp thoáng những cánh cò trắng điểm xuyến cho thảm xanh của cây lá bạt ngàn. Khi hoàng hôn xuống, đàn cò bay về đậu trên những vạt rừng như những dải lụa phơi trên đầu cây.
Ở ĐBSCL, tràm trổ bông quanh năm. Trên đường tham quan, du khách có thể thấy người dân địa phương thu hoạch mật ong hoa tràm. Loại mật này có giá từ 300.000 đến hơn một triệu đồng mỗi lít tuỳ chất lượng.
Rừng tràm cũng là nơi sinh sống của khoảng 70 loài chim như cò, vạc, giang sen, điêng điểng… Trong ảnh là một cá thể gà lôi Ấn Độ sống ở đầm sen trên lối vào rừng tràm. Loài gà này có thể chạy trên các lá sen, bèo ở vùng ngập nước, phân bố chủ yếu ở miền Nam Việt Nam.
Cây cầu tre trong rừng được dựng lên chủ yếu để phục vụ việc ngắm cảnh, chụp hình của khách. Cây cầu có chiều dài 2,4km, được xem cầu tre dài nhất Việt Nam.
Theo Sở Văn hóa - Thể thao& Du lịch An Giang, sắp tới rừng tràm sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn du khách như bơi thuyền kayak khám phá, câu cá giải trí, trải nghiệm nuôi và thu hoạch mật ong dưới tán rừng. Bên cạnh đó, còn tham quan và mua sắm tại khu sản xuất sản phẩm mỹ nghệ từ tràm, tham gia thu hoạch các sản vật từ rừng, trải nghiệm ngủ tại rừng và tham gia các trò chơi dân gian tại khu cắm trại.

 

Xem thêm
Nuôi mực thương phẩm bán tự nhiên hiệu quả kinh tế cao

Nuôi mực thương phẩm bán tự nhiên hiệu quả kinh tế cao. Hậu Giang đẩy nhanh 2 dự án xử lý sạt lở bờ sông. Hoa hoàng hậu đua nở trên tuyến đường Sa Đéc. Canada nhập khẩu hơn 8 triệu USD cá tra từ Việt Nam.

Tọa đàm triển khai Chiến lược phát triển ngành Trồng trọt

Nhà báo Trịnh Bá Ninh trao đổi triển khai thực hiện Chiến lược phát triển ngành Trồng trọt cùng TS Bùi Bá Bổng, nguyên Thứ trưởng Bộ NN-PTNT; TS Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt và ông Vương Đắc Hùng - PGĐ Sở NN-PTNT tỉnh Hòa Bình.

Mẹo né mặn, tránh hạn ở 'rốn phèn' Hậu Giang

Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt, người dân và chính quyền địa phương vùng trũng phèn của tỉnh Hậu Giang đã triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo sản xuất và sinh hoạt.

Video: Giải cứu sơn dương quý hiếm bị đánh bẫy

Quảng Nam Lực lượng bảo vệ rừng thực hiện tuần tra phát hiện một con sơn dương rất lớn bị mắc bẫy của thợ săn đã gỡ bẫy, giải cứu cho sơn dương, kiểm tra sức khỏe rồi thả về với môi trường tự nhiên.