| Hotline: 0983.970.780

Vì sao nhiều doanh nghiệp đến Cao Bằng coi thường pháp luật?

Thứ Năm 01/11/2018 , 06:01 (GMT+7)

Doanh nghiệp cứ thỏa sức đào núi, lấp sông, và tiến hành xây dựng dù chưa đủ thủ tục theo quy định pháp luật. Tình trạng này đang diễn ra ở nhiều dự án đầu tư và trở thành tiền lệ xấu ở tỉnh miền núi Cao Bằng. Vì sao có tình trạng này?

Công trình khách sạn Hoàng Gia – Royal hotel được khởi công xây dựng từ năm 2017 tại số 42, đường Kim Đồng, phường Hợp Giang, TP Cao Bằng. Nằm giữa trung tâm, trên tổng diện tích lên đến 3.168m2, công trình dự kiến cao tới 25 tầng.

20-48-14_cong_trinh_royl_hotel_
Công trình khách sạn Hoàng Gia – Royal hotel thi công 1 năm mới có giấy phép

Người dân sống quanh khu vực này bị tra tấn bởi tiếng ồn của máy móc, xe cộ hoạt động ngoài công trường suốt ngày đêm gần 1 năm qua, thì thanh tra xây dựng mới mò đến kiểm tra, lập biên bản vì DN đã có hành vi vi phạm hành chính là “Tổ chức thi công công trình không có giấy phép xây dựng”.

Đến ngày 13/8 vừa qua, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng Cao Bằng đã ban hành quyết định xử phạt số 38, phạt tiền chủ đầu tư là Công ty CP Hoàng Gia Cao Bằng 30 triệu đồng. Đồng thời yêu cầu đơn vị vi phạm trong 60 ngày phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép. Nhưng oái oăm là DN vẫn được xây dựng tiếp, mà lẽ ra công trình này phải bị đình chỉ thi công.

20-48-14_xu_pht_khch_sn_royl
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính chủ đầu tư công trình Royal hotel

Một dự án tai tiếng khác của tỉnh là công trình thủy điện Bạch Đằng được xây dựng tại xã Bạch Đằng, huyện Hòa An từ cuối năm 2017. Tuy nhiên, dự án chưa hoàn thành việc giải phóng mặt bằng, chưa có đánh giá tác động môi trường, DN vẫn vô tư san đồi, bạt núi, đổ đất thẳng xuống sông Hiến.

Đến tháng 08/05/2018, chủ đầu tư là Công ty CP tập đoàn Xây dựng Thăng Long mới được Bộ TN- MT quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Thế mà dự án cứ điềm nhiên thi công, đến khi dư luận phản ánh dòng sông bị đổ đất đá chặn dòng chảy, lo lắng sẽ ảnh hưởng tới nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu nông nghiệp thì công trình mới bị Thanh tra Sở TN- MT kiểm tra và ra quyết định xử phạt 90 triệu đồng.

Ngoài ra còn buộc đơn vị này phải khôi phục lại tình trạng ban đầu khu vực đoạn sông đã bị thay đổi do hành vi đổ đất xuống sông. Tiền phạt thì đã nộp, nhưng việc hót đất đã đổ xuống sông lên thì chưa được DN thực hiện đầy đủ.

20-48-14_thuy_dien_bch_dng
Thủy điện Bạch Đằng chưa hoàn thiện về ĐTM, giải phóng mặt bằng nhưng đã thi công

Ông Lý Văn Thẳng, PGĐ Sở Xây dựng Cao Bằng cho hay các dự án đầu tư khi đến là nhiệm vụ của tỉnh, của các Sở, ngành liên quan. Còn khi họ thực hiện triển khai ở địa phương nào thì trách nhiệm kiểm tra, giám sát là của chính quyền sở tại. Như việc để cho tòa nhà Royal hotel xây dựng không có giấy phép là trách nhiệm của UBND TP Cao Bằng.

Có thể thấy các dự án này đều có một điểm chung, là khi đến Cao Bằng đầu tư các đơn vị không tuân thủ các quy định pháp luật. Sẵn sàng vi phạm về môi trường, về yêu cầu xây dựng. Còn các cơ quan chức năng khi xử lý vi phạm cũng chỉ dừng ở mức nhắc nhở nhẹ nhàng.

Rất nhiều vi phạm nghiêm trọng như không có giấy phép xây dựng, không có đánh giá tác động môi trường, vùi lấp sông và chặn dòng chảy sông,... Cùng lắm cũng chỉ phạt tiền mà cơ quan liên quan không có biện pháp dừng thi công hoặc bắt tháo dỡ công trình vi phạm.

20-48-14_xu_pht_thuy_dien_bch_dng
Chủ đầu tư công trình thủy điện Bạch Đằng bị phạt vi phạm hành chính vì để đất đá tràn xuống sông
Việc DN đến Cao Bằng đầu tư được tỉnh trải thảm đỏ là điều đáng biểu dương. Nhưng những vi phạm các quy định của pháp luật đang xảy ra tràn lan, thường xuyên, ở nhiều dự án khác nhau đang là tiền lệ xấu diễn ra ở tỉnh vùng cao này.

 

Xem thêm
Bàn cách tận dụng hết dư địa cho tinh dầu quế

HÀ NỘI Thiếu hụt nhân lực có kỹ năng và chuyên môn, quy trình sản xuất chưa hoàn thiện và chưa có phương pháp tiếp cận thị trường toàn cầu là khó khăn chung của ngành quế.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm