Ngân sách Nhà nước đầu tư lớn nhưng thiếu hiệu quả, nhiều khu tái định cư của tỉnh Bắc Kạn vắng người ở gây lãng phí nguồn lực đầu tư.
Khu tái định cư Pù Pết ở huyện Ngân Sơn được xây dựng năm 2008, có 11 hộ dân chuyển đến đây sinh sống. Nhưng chỉ sau thời gian ngắn, khó khăn bắt đầu ập đến. Về đây mỗi hộ được cấp 300m2 đất ở nên chỉ đủ làm nhà, không có đất để làm chuồng trại, không có đất trồng rau, đất sản xuất nông nghiệp được cấp cũng trơ toàn sỏi đá. Cuộc sống quá khó khăn, 8 trên 11 hộ đã bỏ về nơi ở cũ, 3 hộ bất đắc dĩ phải ở lại khu tái định cư.
Phỏng vấn: Ông TẠ VĂN CHIẾN, Phó Chủ tịch UBND xã Bằng Vân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn
Năm 2012 huyện Ngân Sơn đầu tư hơn 20 tỷ đồng xây dựng Khu tái định cư Nà Cháo ở xã Cốc Đán. Sau khi hoàn thành có 26 hộ đến ở, mỗi hộ được cấp hơn 2 trăm m2 đất ở, 3 nghìn m2 đất ruộng. Sau hơn chục năm, khu tái định cư này ngày càng trở nên hoang phế, các hộ lần lượt bỏ về nơi ở cũ. Trong 26 hộ đến ở ban đầu, đến nay chỉ còn 12 hộ sinh sống trong khu tái định cư.
Phỏng vấn: Anh BÀN VĂN SINH, XãCốc Đán, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn
Phỏng vấn: Bà ĐỒNG THỊ THÙY, Chủ tịch UBND xã Cốc Đán, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn
Từ năm 2006 tới nay, tỉnh Bắc Kạn triển khai khoảng 20 dự án tái định canh, định cư nhưng có đến 7 dự án không hiệu quả hoặc hiệu quả thấp như: Dự án tái định cư Tát Vạ - Đán Đeng ở huyện Chợ Mới; khu tái định cư khu Nam Đèo Gió, tái định Nà Cháo, tái định cư Bản Piêng ở huyện Ngân Sơn. Ngoài ra còn có dự án tái định cư Khau Ban và tái định cư Đồn Đèn - Khuổi Luông ở huyện Ba Bể.
Phỏng vấn: Ông NGUYỄN TRỌNG LĂNG, Chủ tịch UBND huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn
Thực tế cho thấy, các khu tái định cư này xây dựng trong tình thế cấp bách, không khảo sát kỹ nhu cầu về chỗ ở, đất sản xuất ít, chỗ ở mới không phù hợp với tập quán của người dân địa phương. Những nguyên nhân này dẫn đến tình trạng tái định cư nhưng người dân không an cư