Nhờ làm tốt công tác chọn tạo giống, chăn nuôi an toàn sinh học, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý cho gà Mía Sơn Tây.
Giống gà mía Sơn Tây: Định vị thương hiệu ở vùng đất hai vua
Nhờ làm tốt công tác chọn tạo giống, chăn nuôi an toàn sinh học, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý cho gà mía Sơn Tây.
Giữa cảnh sắc yên bình của vùng ngoại ô thị xã Sơn Tây, Hà Nội, có một giống gà được chăn thả trong điều kiện đặc thù với địa hình bán sơn địa có độ cao từ 20 đến 70 mét. Cùng với chất lượng thịt thơm ngon, dai ngọt, chính là giống gà mía Sơn Tây, một giống gà đã khẳng định thương hiệu và được nhiều người tiêu dùng biết đến.
Gắn bó với nghề nuôi gà mía hơn 10 năm nay, chị Cấn Thị Quy thành viên của Hợp tác xã Đoài Phương, xã Đường Lâm đã có nhiều kinh nghiệm trong việc nuôi và chọn tạo giống gà mía. Trang trại của gia đình chị hiện có quy mô chăn nuôi lên đến 10 nghìn con, tất cả đều là giống gà mía bản địa.
Từ nhiều năm nay, gia đình chị đã áp dụng mô hình chăn nuôi theo hướng hữu cơ.
Phỏng vấn
Bà CẤN THỊ QUY
Xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội
Thức ăn của gà được chia thành hai giai đoạn, ở giai đoạn đầu gà sẽ được ăn thức ăn công nghiệp. Ở giai đoạn từ 60 ngày đến 120 ngày gà sẽ được ăn theo công thức sử dụng 1/3 thức ăn công nghiệp, 2/3 thức ăn từ các sản phẩm nông nghiệp như hạt ngô. Giai đoạn từ 120-150 ngày tuổi gà mía Sơn Tây được ăn hoàn toàn thức ăn từ các sản phẩm nông nghiệp hạt ngô và thức ăn tự nhiên như cỏ, lá cây trong vườn.
Phỏng vấn
Bà CẤN THỊ QUY
Xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội
Với không gian chuồng trại được thiết kế nhiều cây xanh thoáng giúp gia tăng tối đa diện tích để gà được chăn thả tự nhiên.
Phỏng vấn
Bà CẤN THỊ QUY
Xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội
HTX Đoài Phương đã quan tâm đến chất lượng con giống bằng cách lựa chọn con giống bố mẹ thật tỉ mỉ. Đối với con trống thường có lông màu mã lĩnh đỏ tía; cường ở cổ đỏ, chân có màu vàng; má ngoài da chân có một đường chỉ màu đỏ chạy từ trên đến ngón chân.
Con mái thời có đặc điểm như có lông ngắn, ép sát thân, màu lá chuối khô, đuôi có pha đen. Hợp tác xã đã và đang tích cực bảo tồn giống gà mía Sơn Tây bản địa để phục vụ nhu cầu chăn nuôi của người dân.
Phỏng vấn
Anh NGUYỄN HUY BA
Giám đốc Hợp tác xã Đoài Phương, thị xã Sơn Tây, Hà Nội
Từ những đặc điểm về màu sắc việc lựa chọn con giống bố mẹ cũng đòi hỏi sự khắt khe, để lựa chọn được 2000 con giống mẹ thì mỗi trang trại phải nuôi ít nhất từ 4000 đến 5000 con gà mái. Để chọn được ra 30 con giống bố thì phải chọn từ 3000 con trống. Việc lựa chọn con giống càng kỹ càng giúp người chăn nuôi có được những con giống chất lượng.
Phỏng vấn
Anh NGUYỄN HUY BA
Giám đốc Hợp tác xã Đoài Phương, thị xã Sơn Tây, Hà Nội
Không chỉ chăn nuôi theo hướng hữu cơ an toàn sinh học, thời gian qua các thành viên của hợp tác xã Đoài Phương đã liên kết với nhau để tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm gà mía cũng như bảo vệ duy trì giống gà bản địa.
Nhờ làm tốt công tác chọn tạo giống, chăn nuôi an toàn tháng 8 vừa qua, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý cho gà mía Sơn Tây. Điều này càng khẳng định thương hiệu gà mía Sơn Tây trên thị trường.
Phỏng vấn
Anh NGUYỄN HUY BA
Giám đốc Hợp tác xã Đoài Phương, thị xã Sơn Tây, Hà Nội
Mặc dù việc bảo tồn giống gà mía Sơn Tây đã có những chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn nhiều thách thức đối với hợp tác xã Đoài Phương. Một trong những khó khăn lớn là vấn đề thị trường tiêu thụ không ổn định.
Thịt gà mía Sơn Tây được đánh giá cao về chất lượng, nhưng giá thành của gà mía Sơn Tây thường cao hơn so với gà công nghiệp, dẫn đến việc gà mía không còn được người tiêu dùng ưa chuộng như trước.
Nhờ phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại, hợp tác xã Đoài Phương đã tạo công ăn việc làm cho người dân tại các xã Đường Lâm, Sơn Đông, Kim Sơn với mức thu nhập ổn định từ 6 đến 7 triệu đồng.
Phỏng vấn
Ông BÙI DUY TRƯỜNG
Công nhân
Giống gà mía Sơn Tây không chỉ là một phần di sản nông nghiệp mà còn là niềm tự hào của người dân Sơn Tây. Việc bảo tồn giống gà này không chỉ góp phần bảo vệ sự đa dạng sinh học mà còn mang lại những cơ hội phát triển bền vững cho ngành chăn nuôi và kinh tế nông thôn.
Hy vọng rằng, với sự chung tay của các cơ sở chăn nuôi và sự hỗ trợ từ các cơ quan chức năng, giống gà mía Sơn Tây sẽ được bảo tồn và phát triển mạnh mẽ, trở thành một sản phẩm nông sản đặc trưng mang lại lợi ích lâu dài cho người chăn nuôi.