Tiến sĩ Huỳnh Văn Hiền (Trường Thủy sản, Đại học Cần Thơ) và ông Nguyễn Văn Buội - Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bến Tre, cùng đưa giải pháp xây dựng chuỗi giá trị ngành nghêu ở ĐBSCL trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu.
Phát triển chuỗi giá trị nghêu tại một số tỉnh ĐBSCL
Khai thác lợi thế vùng biển, với nhiều bãi bồi, nhiều nông dân vùng ven biển ĐBSCL đã khoanh vùng mặt biển để nuôi nghêu.
Nghề này đang phát triển khá mạnh tại 1 số địa phương vùng ĐBSCL như: Bến Tre, Kiên Giang, Tiền Giang, Trà Vinh.
Từ năm 2009, toàn bộ vùng nghêu tỉnh Bến Tre đã được chứng nhận MSC của Hội đồng Quản lý Biển, đây là ngành ngư nghiệp đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á nhận được chứng nhận này.
Nhu cầu thị trường đối với sản phẩm nghêu ngày càng tăng. Năm 2023 xuất khẩu nghêu của Việt Nam đạt gần 79 triệu USD, là sản phẩm nhuyễn thể có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, thị trường chính tại Tây Ban Nha và Italy.
Đứng trước thách thức của biến đổi khí hậu, trong khi nghêu đặc biệt nhạy cảm với môi trường. Điều này đang đặt ra nhiều thách thức, rủi ro cho người nuôi nghêu. Đòi hỏi phải có các giải pháp kỹ thuật hiệu quả, áp dụng trong thực tế để mang lại hiệu quả bền vững cho nghề nuôi nghêu ở ĐBSCL.
MC: Mến chào quý vị và các bạn đến với chương trình tọa đàm của Báo Nông nghiệp Việt Nam.
Thưa quý vị, mới đây, nghề sản xuất và khai thác nghêu Bến Tre được Hội đồng quản lý biển Quốc tế công nhận đạt tiêu chuẩn MSC. Đây là lần thứ 3 nghêu Bến Tre đạt tiêu chuẩn này và cũng là địa phương đầu tiên trên cả nước và khu vực Đông Nam Á được cấp chứng nhận này.
Thành quả này là một sự nỗ lực rất lớn của các chủ thể trong chuỗi giá trị nghêu ở Bến Tre.
Tuy nhiên, để giữ vững vị thể này, cần hơn nữa các giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị.
Đây sẽ là nội dung chính chương trình tọa đàm hôm nay đặt ra để cùng trao đổi với các vị khách mời trao đổi.
Xin được giới thiệu đến quý vị:
+ Tiến sĩ HUỲNH VĂN HIỀN, Trưởng khoa, Khoa Quản lý và Kinh tế Thuỷ sản, Trường Thủy sản (ĐH Cần Thơ)
+ Ông NGUYỄN VĂN BUỘI – Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bến Tre
MC: Thưa quý vị, trước đây chuỗi giá trị nghêu chỉ đơn giản mối liên kết giữa người sản xuất và đơn vị tiêu thụ. Tuy nhiên, hiện nay chuỗi giá trị này cần có thêm nhiều chủ thể như: đơn vị cung cấp đầu vào, người sản xuất, doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm, nhà hoạch định chính sách…Trước tiên chúng tôi muốn lắng nghe những chia sẻ về định hướng phát triển nghề nghêu theo tiêu chuẩn MSC của tỉnh Bến Tre từ phía Sở NN-PTNT tỉnh?
Trả lời: Ông NGUYỄN VĂN BUỘI – Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bến Tre
MC: Được biết, TS Huỳnh Văn Hiền đã từng tham gia một số chương trình, dự án liên quan đến phát triển bền vững và toàn diện chuỗi giá trị nghêu tại Việt Nam. Thưa TS, theo ông để con nghêu Bến Tre nói riêng và một số địa phương vùng ĐBSCL giữ vững được tiêu chuẩn, chất lượng cần quan tâm đến vấn đề gì?
Trả lời: Tiến sĩ HUỲNH VĂN HIỀN, Trưởng khoa, Khoa Quản lý và Kinh tế Thuỷ sản, Trường Thủy sản (ĐH Cần Thơ)
MC: Hiện nay, nghề nuôi nghêu ở một số địa phương vùng ĐBSCL đang đối mặt với nhiều thách thức về môi trường, dịch bệnh và cả thị trường. Để con nghêu sản xuất ra đảm bảo an toàn thực phẩm, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình theo quy trình các tiêu chuẩn đề ra, đòi hỏi trách nhiệm rất lớn của các hộ nuôi, HTX. Ngay sau đây, mời các vị khách mời và quý vị cùng lắng nghe một vài ý kiến của các HTX mà Báo Nông nghiệp Việt Nam đã ghi nhận?
Trả lời: Tiến sĩ HUỲNH VĂN HIỀN, Trưởng khoa, Khoa Quản lý và Kinh tế Thuỷ sản, Trường Thủy sản (ĐH Cần Thơ)
Clip 2: Đoạn phỏng vấn 2 – 3 lãnh đạo HTX, xã viên về trách nhiệm sản xuất con nghêu theo tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường…
Ông NGUYỄN VĂN QUYẾT - Giám đốc HTX thủy sản Thạnh Lợi, tỉnh Bến Tre
Ông TRẦN VĂN HOÀNG - Xã viên HTX thủy sản Thạnh Lợi, tỉnh Bến Tre
MC: Qua một số chia sẻ vừa rồi của các HTX, thưa ông Nguyễn Văn Buội, ở góc độ cơ quan quản lý, Sở NN-PTNT tỉnh Bến Tre sẽ có những định hướng gì nhằm tạo điều kiện cho nông dân, HTX nuôi nghêu an tâm đầu tư phát triển sản xuất?
Trả lời: Ông NGUYỄN VĂN BUỘI – Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bến Tre
MC: Thưa TS Huỳnh Văn Hiền, để nâng cao giá trị nghêu thương phẩm, đòi hỏi phải có sự đầu tư căn cơ hơn cho nghề. Những giải pháp gì cần được đặt ra?
Trả lời: Tiến sĩ HUỲNH VĂN HIỀN, Trưởng khoa, Khoa Quản lý và Kinh tế Thuỷ sản, Trường Thủy sản (ĐH Cần Thơ)
MC: Với những lợi thế về sản xuất trong nước cộng với dư địa lớn về thị trường tiêu thụ, kỳ vọng sẽ mang lại hướng đi bền vững cho ngành nghêu của tỉnh Bến Tre nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung. Như vậy, ông Nguyễn Văn Buội đánh giá vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp như thế nào trong chuỗi giá trị này?
Trả lời: Ông NGUYỄN VĂN BUỘI – Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bến Tre
MC: Cần có những công trình nghiên cứu khoa học, giúp nghề nuôi nghêu đáp ứng tốt với việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhất là trong công tác phòng chống dịch bệnh thưa TS Huỳnh Văn Hiền?
MC: Thời gian qua, việc tập trung xây dựng, phát triển chuỗi giá trị ngành nghêu được tỉnh Bến Tre thực hiện như thế nào thưa ông Nguyễn Văn Buội?
Trả lời: Ông NGUYỄN VĂN BUỘI – Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bến Tre
MC: Việc tái chứng nhận MSC đối với việc quản lý và khai thác nghề nghêu lần thứ 3 cho tỉnh Bến Tre, đã tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn cho con nghêu của tỉnh. Điều này đặt ra vấn đề là trong suốt quá trình sản xuất, bà con phải đáp ứng đầu đủ các yêu cầu mà tiêu chuẩn đề ra như thế nào thưa TS Huỳnh Văn Hiền?
Trả lời: Tiến sĩ HUỲNH VĂN HIỀN, Trưởng khoa, Khoa Quản lý và Kinh tế Thuỷ sản, Trường Thủy sản (ĐH Cần Thơ)
MC: Xin cảm ơn phần chia sẻ của hai vị khách mời. Thưa quý vị và các bạn!
Mặc dù có nhiều lợi thế và tiềm năng, nhưng thực tế, qua những trao đổi vừa rồi của các vị khách mời, có thể thấy nghề nuôi nghêu vẫn còn những khó khăn, thách thức, cần giải quyết như: dịch bệnh; quản lý môi trường, sinh thái; biến đổi khí hậu; đầu ra sản phẩm hay liên kết tiêu thụ sản phẩm…
Việc các vùng nuôi nghêu ở ĐBSCL được chứng nhận theo các tiêu chuẩn quốc tế như: ASC, MSC là điều kiện tốt để quảng bá thương hiệu. Phát huy giá trị, tính cạnh tranh của con nghêu, đây là một lợi thế, cơ hội để quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại nhằm khai thác lợi thế đó để mở rộng thị trường tiêu thụ.
Tuy nhiên cần phải gắn với việc quy hoạch vùng nuôi nghêu và định hướng gắn kết theo chuỗi giá trị, truy xuất nguồn gốc, đáp ứng được điều kiện của các tiêu chuẩn đưa ra.
Một lần nữa trân trọng cảm ơn 2 vị khách mời đã nhận lời tham dự buổi Tọa đàm ngày hôm nay của Báo Nông nghiệp Việt Nam.